Điểm lấy mẫu của tín hiệu màu đỏ CR Điểm lấy mẫu của tín hiệu màulam C
2.4.1. Phân loại các phương pháp nén tín hiệu video
• Hình 2.11: Sơ đồ sự phối hợp các phương pháp nén tín hiệu video
Nén không tổn hao
Nó là quá trình mã hoá có tính thuận nghịch. Hệ số nén thì nhỏ hơn 2:1. Bao gồm :
Mã hoá độ dài thay đổi (VLC): Còn gọi là mã hoá huffman hay mã hóa entropy.
Nguyên tắc của nó là: Thông tin có xác suất thấp mã hoá bằng từ mã dài và ngược lại.
Mã hóa với độ dài chạy(RLC): Dựa trên sự lặp lại của cùng giá trị mẫu để tạo ra
các loại mã đặc biệt, biểu diễn sự bắt đầu và kết thúc của giá trị được lặp lại . Sử dụng khoảng xoá dòng và xoá mành: Thông tin xoá dòng, xoá mành sẽ không
được ghi giữ và truyền đi, chúng được thay bằng các dữ liệu đông bộ ngắn hơn theo các ứng dụng.
Biến đổi cosin rời rạc (DCT): Là quá trình chuyển đổi tín hiệu từ miền thời gian
sang miền tần số. Nén có tổn hao
Nó chấp nhận mất ít thông tin để gia tăng hiệu quả nén, rất thích hợp với nguồn thông tin là hình ảnh và âm thanh. Bao gồm :
Lượng tử hoá và mã hoá VLC cho các hệ số DCT: Nó thực hiện theo 3 bước liên
+ Thứ nhất là biến đổi từ miền thời gian sang miền tần số bằng các thuật toán chuyển vị như biến đổi cosin rời rạc DCT.
+ Thứ hai là lượng tử hoá các hệ số DCT
+ Thứ ba là nén số liệu đã biến đổi và làm trơn bằng cách mã hóa entropy. Lấy mẫu các băng tần con: Đây là phương pháp giảm dữ liệu rất có hiệu quả,
nhưng tổn thất độ phân giải ảnh và các thành phần chồng phổ sẽ làm giảm chất lượng nội dung ảnh gốc. Vì vậy nên không lấy mẫu băng tần con cho tín hiệu chói. Các phương pháp lấy mẫu băng tần con tín hiệu màu trong các định dạng 4:2:0 và 4:1:1 hiện được sử dụng trong các ứng dụng ghi, còn định dạng 4:2:0 trong các ứng dụng sản xuất và truyền dẫn MPEG.
DPCM: Đây là phương pháp mã hoá dự báo, truyền phần chênh lệch giữa các
mẫu.