Điểm lấy mẫu của tín hiệu màu đỏ CR Điểm lấy mẫu của tín hiệu màulam C
3.1.1. Truyền hình tương tự
• Hình 3.1. Sơ đồ điều chế tín hiệu video và audio trong truyền hình tương tự
Điều chế tín hiệu hình
Tín hiệu hình có dải tần từ 0 ÷ 6 MHz cho (OIRT) và để phát tín hiệu này người ta tiến hành điều chế (để chuyển phổ lên dải tần siêu cao tần) cho band VHF có tần số từ 48 MHz đến 230 MHz hoặc band UHF có giải tần từ 300 ÷ 3000 MHz và chia thành nhiều kênh sóng.
Đối với tín hiệu hình người ta tiến hành điều chế biên độ (AM) và thành phần phổ của tín hiệu điều chế biên độ gồm 3 thành phần:
Sóng mang FOV
Dải biên tần trên: (FOV + FVIDEO MIN đến FOV + Fvideo MAX) Dải biên tần dưới: (FOV + FVIDEO MAX đến FOV + FVIDEO MIN) Trong đó FOV: tần số mang tín hiệu hình (thị tần)
FVIDEO: tần số tín hiệu hình
Phổ của tín hiệu Video có độ rộng là FOV - FVIDEO MAX đến FOV + FVIDEO MAX tức là bằng: 2xFVIDEO MAX = 6x2 =12 MHz (hình 3.2a).
Để tiết kiệm phổ tần và nâng cao độ chọn lọc tần số lân cận thì người ta chỉ phát đi thành phần phổ gồm có sóng mang fOV, toàn bộ dải biên tần trên và một phần dải biên tần dưới (hình 3.2b).
(Hìn h 3.2a)
(Hình 3.2b)
• Hình 3.2: Phổ của tín hiệu điều chế
Điều chế tín hiệu tiếng
Tín hiệu tiếng được điều chế FM vào sóng mang foa và cũng nằm trong dải tần số siêu cao foa > fov tùy thuộc vào kênh sóng đang truyền. foa và fov được điều chế và phát đi trên một kênh theo phương thức “hợp sóng mang” do đó tần phổ tín hiệu của một kênh truyền hình có độ rộng là 8 MHz.
Với hệ: OIRT khoảng cách giữa foa và fov: 6,5 MHz FCC khoảng cách giữa foa và fov: 4,5 MHz CCIR khoảng cách giữa foa và fov: 5,5 MHz Độ rộng kênh của một kênh truyền hình
OIRT: 8MHz FCC: 6MHZ CCIR: 7MHz
Chú ý rằng tín hiệu VTTH được điều chế theo từng kênh sóng thì: ở dạng cao tần ta có tần số sóng mang tiếng > tần số sóng mang hình.
Sau khi đổi tần (thành tần số trung tần) thì tần số mang hình > tần số mang tiếng.
Thực hiện phách hai tần số trung tần mang hình và trung tần mang tiếng ta có được tần số trung tần tiếng.