Chỉ đạo đưa các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện khoái châu lãnh đạo phát triển kinh tế tu nam 1999 den nam 2012 (Trang 77 - 82)

2. 22 Chỉ đạo phát triển kinh tế công nghiệp

2.2.4Chỉ đạo đưa các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất

Tiếp tục thực hiện các dự án chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất: hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi; hỗ trợ trồng cây vụ đông; hỗ trợ nhân dân gieo cấy lúa lai, lúa thuần vụ xuân; dự án trồng và thâm canh chuối tiêu hồng, dự án hỗ trợ các hộ tham gia mô hình gà thả vƣờn, triển khai chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại, tuyên truyền về nhãn muộn Khoái Châu; triển khai dự án Lipsap (nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi) trên địa bàn huyện. Mời các chuyên gia về chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho cán bộ và các hộ nông dân để nâng cao nhận thức về kỹ thuật thâm canh và các thông tin thị trƣờng nhằm nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm huyện đã hình thành vùng sản xuất nhãn, chuối...tập trung hàng năm cho thu nhập từ 300 – 500 triệu đồng/ha; chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa với nhiều mô hình chăn nuôi.

Khoái Châu là địa phƣơng có tiềm năng về phát triển diện tích trồng cây ăn quả. Từ năm 2006 đến 2012, tổng diện tích cây ăn quả của toàn huyện đã tăng từ 1.106ha lên 1.917ha, mỗi năm cho thu hoạch hàng chục nghìn tấn quả. Tuy vậy, nhiều hộ dân vẫn còn gặp khó khăn trong việc chọn giống, chăm sóc và phòng trừ bệnh cho cây trồng. Nắm bắt đƣợc lợi thế và nhu cầu của ngƣời dân địa phƣơng đầu tƣ thâm canh một số loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao nhƣ: chuối, nhãn, cam Vinh, cam đƣờng canh, bƣởi Diễn, ổi Đài Loan… trong những năm qua, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn luôn tham mƣu với huyện phối hợp với các hội, đoàn thể để mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu bức thiết của ngƣời dân. Hàng năm huyện tổ chức khoảng 50- 70 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho khoảng 6.000- 7.000 lƣợt ngƣời dân; phối hợp với Viện Rau quả, Trung tâm Xúc tiến thƣơng mại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông

78

nghiệp, các đơn vị cung ứng giống cây… tổ chức các buổi tập huấn, hƣớng dẫn ngƣời dân về quy trình sản xuất thâm canh các loại cây ăn quả; mở các cuộc hội thảo “Nhịp cầu nhà nông” để nông dân nắm đƣợc các kiến thức về thị trƣờng, các loại cây trồng mới. Kết quả lớn nhất của việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp chính là nhiều giống cây ăn quả mới với năng suất cao, chất lƣợng tốt đã đƣợc thay thế cho những giống truyền thống trƣớc đây, đồng thời trình độ thâm canh của ngƣời dân ngày một nâng cao. Ngƣời nông dân đã "làm chủ" đƣợc việc ra hoa, đậu quả, kéo dài thời vụ thu hoạch nhãn, thu nhập từ cây nhãn đƣợc nâng lên rõ rệt. Đây chính là nền tảng vững chắc cho việc phát triển nền nông nghiệp hàng hóa trong những năm tiếp theo.

Với sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện, nông dân huyện Khoái Châu đã đƣa các loại máy móc cơ giới vào sản xuất nông nghiệp nhƣ: máy làm đất, máy gieo sạ hàng, máy gặt đập liên hợp, máy xay, xát nông sản… làm tăng hiệu quả sản xuất, tiết kiệm thời gian và công sức cho bà con. Việc thực hiện cơ giới hóa trong khâu làm đất đã góp phần giảm sức lao động cho ngƣời nông dân, là khâu quyết định đến việc bảo đảm thời vụ và tăng hệ số sử dụng ruộng đất lên nhiều lần. Khâu gieo cấy lúa mất nhiều công đoạn và thời gian cũng đƣợc bà con nông dân, thay thế bằng công cụ gieo thẳng bằng sạ hàng đạt hiệu quả cao. Đặc biệt là sự xuất hiện của chiếc máy gặt đập liên hợp đã đƣa việc cơ giới hóa trong sản xuất lúa hoàn thiện từ khâu gieo cấy đến khâu thu hoạch. Có thể nói, hiện nay hình ảnh “con trâu đi trƣớc, cái cày theo sau” trên ruộng đồng đã và đang dần mất đi thay vào đó là hình ảnh máy móc nông nghiệp ngày càng tăng nhanh, rõ nét.

Theo kết quả khảo sát của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Khoái Châu, hiện tại, nhiều khâu sản xuất nông nghiệp đã đƣợc trang bị cơ giới hóa đạt tỷ lệ gần 100% nhƣ các khâu: làm đất, tƣới, tiêu nƣớc, xay sát… Năm 2012 toàn huyện có khoảng 55.000 nông cụ cầm tay, 330 máy làm đất, 70 máy gieo sạ hàng, 60

trạm bơm, 45 điểm bơm với 52 máy bơm dã chiến đạt công suất 40.960 m3/h bảo

đảm tƣới, tiêu nƣớc cho hơn 6.000 ha ruộng, trên 10 máy gặt đập liên hợp và hàng trăm chiếc máy tuốt lúa và máy xay sát. Một số xã điển hình trong đầu tƣ cơ giới hóa

79

vào sản xuất nông nghiệp là: Phùng Hƣng, Việt Hòa, An Vĩ, Hồng Tiến…[84, tr.22 – 23].

Cơ giới hóa là xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp nhƣng trong thực tế, việc đƣa máy móc vào sản xuất nông nghiệp của huyện mới chỉ tập trung chủ yếu ở các khâu làm đất, thu hoạch còn lại khâu cấy, phơi sấy, bảo quản vẫn thực hiện theo phƣơng pháp thủ công, quy mô hộ gia đình. Nguyên nhân là do việc thực hiện cơ giới hóa chƣa đồng bộ giữa các khâu, các loại máy chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu sản xuất của nông dân do ruộng đất manh mún, hạ tầng giao thông đồng ruộng chƣa phù hợp, tính hợp tác chƣa cao… Để đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, thời gian tới, huyện Khoái Châu sẽ tập trung giải quyết việc quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh, quy hoạch giao thông nội đồng, đồng thời thiết lập hệ thống mạng lƣới các cơ sở bảo hành, sửa chữa máy rộng khắp các địa phƣơng nhằm đáp ứng nhu cầu thay thế, sửa chữa máy thuận lợi nhất cho nông dân.

Xây dựng vùng sản xuất công nghệ cao, sản xuất sạch, an toàn theo hƣớng VietGAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) đƣợc xây dựng dựa trên 4 tiêu chí: Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất; an toàn thực phẩm; môi trƣờng làm việc và truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này là tập hợp những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hƣớng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng, bảo vệ môi trƣờng và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nông sản sạch là rất lớn. Tuy nhiên trên thị trƣờng, những mặt hàng nông sản đƣợc chứng nhận sản xuất an toàn, đảm bảo chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm dƣờng nhƣ vắng bóng. Hiện nay, trên địa bàn huyện mới chỉ sản xuất 1ha rau sạch tại xã Thuần Hƣng do một phận không nhỏ nông dân vẫn chƣa hiểu rõ về VietGAP cũng nhƣ lợi ích mà tiêu chuẩn này mang lại; công tác hỗ trợ nông dân trong việc áp dụng tiêu chuẩn này vào sản xuất chƣa mang lại hiệu quả.

Áp dụng VietGAP là hƣớng đi đúng đắn để bảo vệ ngƣời tiêu dùng và hƣớng tới một nền nông nghiệp bền vững, muốn áp dụng rộng rãi tiêu chuẩn này trên địa

80

bàn huyện trƣớc hết phải tạo sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức, tƣ tƣởng, hành động của ngƣời nông dân, giúp bà con hiểu đƣợc rằng: trong sản xuất, kinh doanh, chất lƣợng sản phẩm mới là điều kiện để duy trì và phát triển. Không những thế, sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP còn thúc đẩy sự kết nối giữa sản xuất với thị trƣờng, từ đó mang lại lợi ích, thu nhập cao hơn cho ngƣời sản xuất, từng bƣớc xây dựng thƣơng hiệu cho ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản an toàn, góp phần bảo vệ sức khỏe ngƣời tiêu dùng.

Tiểu kết chƣơng 2

Dựa trên cơ sở nghiên cứu chủ trƣơng phát triển kinh tế chung của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Đảng bộ tỉnh Hƣng Yên thông qua các kỳ đại hội, Luận văn tiếp tục chỉ ra sự vận dụng quan điểm, chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Khoái Châu trong chỉ đạo phát triển kinh tế địa phƣơng. Trong đó, Luận văn tập trung chủ yếu vào công tác chỉ đạo phát triển nông nghiệp, công nghiệp - TTCN, Thƣơng mại - dịch vụ.

Bằng những số liệu kết quả phát triển kinh tế của huyện Khoái Châu từ năm 2006 đến năm 2012 đã bƣớc đầu chứng minh đƣợc những chủ trƣơng đúng đắn của Đảng bộ huyện Khoái Châu nói riêng và chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung.

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, kinh tế huyện Khoái Châu vẫn tồn tại những khuyết điểm:

Mục tiêu tốc độ tăng trƣởng, cơ cấu kinh tế, hạ tầng giao thông chƣa đạt kế hoạch đề ra. Kinh tế trong những năm qua tăng trƣởng khá nhƣng chƣa đồng đều giữa các vùng và các lĩnh vực.

Về nông nghiệp: Chƣa hình thành đƣợc vùng chuyên canh, chất lƣợng hàng hóa một số trang trại thiếu sức cạnh tranh trên thị trƣờng.

Việc chỉ đạo một số khâu cấy lúa còn chậm, hệ thống tƣới tiêu còn nhiều bất cập chƣa đáp ứng yêu cầu sản xuất.

81

Về công nghiệp – TTCN, Thƣơng mại – dịch vụ - xây dựng:

Do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp khó khăn về vốn đầu tƣ, thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa, vì vậy việc thu hút các dự án đầu tƣ vào địa bàn huyện trong thời gian qua là rất khó khăn.

Một số dự án đã đƣợc bàn giao đất nhƣng tiến độ triển khai còn chậm dẫn đến tình trạng đất không sử dụng trong thời gian dài gây bức xúc trong nhân dân. Việc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ cho các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh không thông qua huyện nên việc cập nhật, quản lý các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện gặp khó khăn.

Một số làng nghề còn chƣa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trƣờng. Một số cơ sở bán lẻ xăng dầu vẫn còn hiện tƣợng đầu cơ, găm hàng chờ tăng giá, gian lận trong chất lƣợng, định lƣợng.

Đối với hệ thống chợ tại các xã, việc đầu tƣ nâng cấp cơ sở hạ tầng mạng lƣới chợ còn yếu, nên chƣa đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, chƣa phát huy hết lợi thế của mình trong hệ thống kênh phân phối hàng hoá, các chợ chủ yếu phục vụ nhu cầu thực phẩm sinh hoạt hàng ngày của nhân dân, vấn đề phát thải và ô nhiễm môi trƣờng chƣa đƣợc quan tâm xử lý. Đây là những bức xúc đặt ra cho các xã có chợ cần phải giải quyết để đảm bảo văn minh thƣơng mại.

Đây cũng là những việc Đảng bộ huyện Khoái Châu cần sớm khắc phục để nền kinh tế huyện sớm đạt đƣợc mục tiêu trở thành huyện công nghiệp vào năm 2020.

Chƣơng 3

82 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện khoái châu lãnh đạo phát triển kinh tế tu nam 1999 den nam 2012 (Trang 77 - 82)