Chỉ đạo phát triển kinh tế thương mại và dịch vụ

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện khoái châu lãnh đạo phát triển kinh tế tu nam 1999 den nam 2012 (Trang 73 - 77)

2. 22 Chỉ đạo phát triển kinh tế công nghiệp

2.2.3 Chỉ đạo phát triển kinh tế thương mại và dịch vụ

Đảng bộ huyện Khoái Châu tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng, nâng cấp, mở rộng mạng lƣới chợ phù hợp với tình hình thực tiễn ở từng khu vực và theo quy hoạch đã đƣợc tỉnh phê duyệt, ngoài các xã có chợ khu vực, phấn đấu đến 2015 mỗi xã, thị trấn có một chợ nông thôn diện tích từ 1000-3000m2. Mạng lƣới chợ đƣợc quan tâm đầu tƣ, mở rộng nhƣ chợ đầu mối Đông Cảo, chợ Phủ, siêu thị loại 2 của Công ty cổ phần thƣơng mại Khoái Châu, bên cạnh đó mạng lƣới chợ khu

74

vực và các chợ nông thôn đƣợc duy trì và mở rộng, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi của nhân dân.

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển các loại hình kinh doanh dịch vụ mới nhƣ khách sạn, nhà nghỉ, trung tâm thƣơng mại…Phát triển nâng cao chất lƣợng dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách ngày càng hiện đại, an toàn. Tạo điều kiện thuận lợi cho ngành bƣu chính viễn thông triển khai đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ tiện ích trên địa bàn, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu sản xuất tiêu dùng của nhân dân, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

Phối hợp cùng Sở Công thƣơng quy hoạch mạng lƣới bán lẻ xăng dầu trên địa bàn huyện, thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nƣớc đối với hệ thống bán lẻ xăng dầu, không để xảy ra tình trạng gian lận trong chất lƣợng, định lƣợng, đầu cơ tích trữ, găm hàng chờ tăng giá.

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, ngân hàng, phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đảm bảo tăng nguồn vốn và cho vay có hiệu quả, có biện pháp kịp thời để giải quyết tình trạng nợ xấu. Nâng cao vai trò quản lý nhà nƣớc về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng,

Bàn giao lƣới điện nông thôn cho ngành điện quản lý, bán điện trực tiếp cho các hộ dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Phát triển dịch vụ du lịch: Khai thác tiềm năng, lợi thế và các nguồn lực để phát triển du lịch – lễ hội theo quy hoạch. Phấn đấu đến nắm 2015 đôn đốc xây dựng xong và đƣa vào khai thác 2 dự án đầu tƣ du lịch sinh thái gắn với Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung.

Đồng thời kêu gọi thêm một số dự án mới vào khu vực để phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo động lực để thúc đẩy nền kinh tế

75

khác cùng phát triển. Nâng cao trình độ dân trí, tăng cƣờng giao lƣu hiểu biết văn hóa giữa các vùng miền, đồng thời phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiến tới phát triển một ngành du lịch chất lƣợng cao, tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Qua quá trình tổ chức thực hiện, kinh tế dịch vụ là lĩnh vực có tốc độ tăng trƣởng khá, bình quân đạt 11,8%. Toàn huyện đã có trên 400 doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh, dịch vụ phát triển đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống sinh hoạt của nhân dân; năm 2010 tổng mức luân chuyển hàng hóa trong huyện đạt 623,813 tỷ đồng [77, tr.3].

Hoạt động tài chính, tiền tệ: Bƣớc vào năm 2012, công tác thu ngân sách đứng trƣớc nhiều khó khăn, thử thách. Từ ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế khiến số lƣợng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng mạnh; nhiều doanh nghiệp và hộ sản xuất, kinh doanh hoạt động cầm chừng, lợi nhuận đạt thấp; mặt khác thực hiện Nghị quyết 13 của Chính phủ gia hạn nộp thuế, miễn, giảm thuế, nguồn thu đấu giá đất không đạt mục tiêu ... đã làm giảm nguồn thu, tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nƣớc năm 2012 trên địa bàn huyện đạt thấp so với tỉnh giao. Chi ngân sách đảm bảo dự toán, đáp ứng nhiệm vụ phát triển KT-XH, thực hiện tốt việc khoán chi và ổn định ngân sách cho các đơn vị, tiết kiệm chi thƣờng xuyên để đầu tƣ phát triển. Kết quả đạt đƣợc ƣớc cả năm nhƣ sau:

Tổng thu trên địa bàn đến ngày 20/11/2012 đạt 105 tỷ 700 triệu đồng, đạt 94,6% kế hoạch pháp lệnh. Chi ngân sách ƣớc 218 tỷ 416 triệu đồng, đạt 95,2% dự toán.

Ngân hàng NN&PTNT ƣớc: Tổng nguồn vốn kinh doanh đạt 630 tỷ đồng; doanh số cho vay đạt 983 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 904 tỷ đồng, tổng dƣ nợ đạt 625 tỷ đồng; nợ xấu 0,97% trên tổng dƣ nợ, đảm bảo an toàn tài sản. Đến nay, toàn huyện có 122 đơn vị thực hiện trả lƣơng qua tài khoản. Toàn huyện có 03 cây ATM và 04 máy POS tại các điểm giao dịch hoạt động có hiệu quả.

76

Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội ƣớc doanh số cho vay đạt 249 tỷ 135 triệu đồng. Trong đó: cho hộ nghèo vay 81 tỷ 139 triệu đồng, vay giải quyết việc làm 7 tỷ 627 triệu đồng, đi lao động nƣớc ngoài 467 triệu đồng, học sinh sinh viên vay 102 tỷ 166 triệu đồng, vay để xây dựng và cải tạo công trình nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng 54 tỷ 608 triệu đồng, cho hộ nghèo vay xây dựng nhà ở là 2 tỷ 728 triệu đồng…[77, tr.5-6].

Hoạt động của các quỹ tín dụng tiếp tục đƣợc duy trì, tạo lập uy tín với nhân dân, góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế tại địa bàn.

Lĩnh vực Bƣu chính viễn thông phát triển mạnh, mạng lƣới viễn thông đƣợc mở rộng, số ngƣời sử dụng điện thoại, internet tăng nhanh. Ngành điện lực cơ bản hoàn thành kế hoạch kinh doanh và một số dự án trọng điểm

Dịch vụ kinh doanh xăng dầu: Mạng lƣới kinh doanh xăng dầu đã phát triển khá, với hệ thống 40 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu từng bƣớc đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất, sinh hoat và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên chƣa có quy hoạch mạng lƣới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn huyện nên việc phát triển, xây dựng các đại lý bán lẻ còn tự phát, mật độ chƣa hợp lý. Quản lý nhà nƣớc đối với hệ thống bán lẻ xăng dầu chƣa thƣờng xuyên, vẫn còn hiện tƣợng đầu cơ, găm hàng chờ tăng giá…

Về Xây dựng kết cấu hạ tầng: Đã đầu tƣ xây dựng các công trình: nhà tập luyện đa năng, sân vận động, cải tạo nâng cấp nhà văn hoá huyện; 8 trụ sở HĐND- UBND các xã, thị trấn; Khoa chống nhiễm khuẩn, nhà điều trị nội nhi Bệnh viện đa khoa huyện; các trƣờng THPT và kiên cố hoá 104 phòng học các cấp; trùng tu đền Đa Hòa, hoàn thiện dự án nhà thờ bà Hoàng Thị Loan, cây đa Sài Thị. Hoàn thành quy hoạch xây dựng điểm dân cƣ nông thôn của 12 xã và điều chỉnh quy hoạch Thị trấn Khoái Châu.

Hệ thống giao thông, thuỷ lợi của huyện đƣợc quan tâm chỉ đạo đầu tƣ. Đã nâng cấp, làm mới các tuyến đƣờng huyết mạch nhƣ: đƣờng 204, 209, đƣờng công nghiệp; xây mới trạm bơm Nam Cửu An, cải tạo trạm bơm Việt Hoà; cải tạo, nâng

77

cấp các tuyến giao thông, cầu cống, hệ thống tƣới, tiêu do huyện quản lý. Thƣờng xuyên bảo dƣỡng các tuyến đƣờng, cứng hoá đƣờng thôn, xóm và một số đƣờng ra đồng, làm tiểu thuỷ lợi tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, lƣu thông hàng hoá, đi lại của nhân dân thuận tiện.

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện khoái châu lãnh đạo phát triển kinh tế tu nam 1999 den nam 2012 (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)