Quá trình tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện khoái châu lãnh đạo phát triển kinh tế tu nam 1999 den nam 2012 (Trang 38)

Chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp

Nông nghiệp là một lĩnh vực khá năng động và có nhiều khởi sắc của Khoái Châu. Xác định nông nghiệp là lĩnh vực kinh tế quan trọng của huyện, có nhiều lợi thế là huyện ven đô đất đai màu mỡ, nhân dân cần cù, sáng tạo…Ngay sau khi tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ khóa XXI, nhiệm kỳ 2000-2005, ngày 24 tháng 6 năm 2001, Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã đề ra Chƣơng trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo các vùng từ năm 2001 – 2005.

Trên cơ sở định hƣớng phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện trong 5 năm (2001-2005) nhƣ báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI đã xác định. Toàn huyện đƣợc phân thành 3 vùng sản xuất rõ rệt.

Đảng bộ chỉ đạo tập trung khai thác các vùng sản xuất truyền thống đã và đang cho hiệu quả kinh tế cao nhƣ vùng trồng cây dƣợc liệu, cây tinh dầu bạc hà, cây ăn quả chất lƣợng, cây đỗ tƣơng, cây lạc và lúa cao sản chất lƣợng ngon. Đẩy mạnh thâm canh, tăng thêm diện tích cây vụ đông (rau quả, bí xanh, cà chua…) trên đất 2 lúa ở những nơi có năng suất ổn định, điều kiện tƣới tiêu và giao thông thuận lợi, giữ vững và tiếp tục phát triển số lƣợng đàn gia súc, gia cầm. Xúc tiến đƣa các giống thủy sản mới vào nuôi thả ở quy mô kiểm nghiệm.

Từng bƣớc cần thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng “thị trường cần những hàng nông sản, thực phầm gì? Nếu có lợi hơn thì sẵn sàng sản

xuất để đáp ứng”. Đồng thời tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, theo hƣớng phát

triển các cây ngắn ngày có chất lƣợng và giá trị kinh tế cao, đi đôi với việc giảm dần diện tích lúa mùa sớm và lúa xuân muộn, để tăng nhanh diện tích cây vụ đông. Từng bƣớc hình thành các khu vực chuyên sản xuất rau sạch cung cấp cho Hà Nội ở vùng ngoài bãi và khu vực phía Bắc huyện. Khu vực chuyên canh trồng cây dƣợc liệu, tinh dầu và cây ăn quả ở ngoài đê và vùng một màu, một lúa thuộc khu Bắc và khu giữa

39

huyện. Khu vực chuyên sản xuất lúa gạo đặc sản ở khu đƣờng 39 và khu Nam huyện.[68, tr.8].

Khuyến khích các hộ chăn nuôi lợn theo phƣơng pháp công nghiệp, quy mô trang trại, đặc biệt là lợn hƣớng nạc và lợn sữa xuất khẩu, vì hiện đang có thị trƣờng tiêu thụ lớn và có triển vọng. Tiếp tục thực hiện tốt chƣơng trình “sind hóa” đàn bò, nhất là ở những xã ven đê, để nâng cao năng xuất và chất lƣợng sản phẩm cung cấp cho các đô thị và khu công nghiệp lân cận. Tận dụng tối đa diện tích mặt nƣớc có khả năng nuôi trồng thủy sản, phát triển nuôi thâm canh và bán thâm canh. Xây dựng một số ao nuôi có cảnh quan đẹp kết hợp với tham quan du lịch ở Bình Minh, Dạ Trạch…

Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức thực hiện triển khai Chƣơng trình và xây dựng các tiêu chí thực hiện cụ thể ở địa phƣơng mình trong từng năm và báo cáo kết quả về huyện.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các ngành chức năng, cũng nhƣ các cơ quan đoàn thể có liên quan tổ chức tuyên truyền, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật tới các hộ nông dân bằng hình thức trực tiếp và gián tiếp trên hệ thống truyền thanh của huyện và các xã.

Trạm bảo vệ thực vật huyện hƣớng dẫn, kiểm tra và theo dõi sát tình hình sâu bệnh để thông báo kịp thời, chính xác cho nông dân phòng trừ hiệu quả. Đồng thời cung ứng đủ cơ số thuốc bảo đảm chất lƣợng cao.

Phòng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kết hợp với trạm khuyến nông, chuẩn bị đủ số lƣợng các giống cây, con mới theo kế hoạch đƣợc phê duyệt ở mỗi vụ để đƣa vào nhằm ứng dụng nhanh các tiến bộ về giống, kỹ thuật thâm canh, chế biến và tiêu thụ, bảo quản sản phẩm cho nông nghiệp.

Phòng địa chính phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các xã thị trấn trong việc dồn thửa đổi ruộng làm cơ sở cho việc thúc đẩy phát triển trang trại trồng trọt chăn nuôi và thâm canh các cây trồng.

40

Năm 2004, do ảnh hƣởng của dịch cúm gia cầm trên địa bàn cả nƣớc, trên địa bàn huyện có xuất hiện một số ổ dịch nhỏ, do đó huyện đã chỉ đạo phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện tốt Chỉ thị số 50-CT/TU của Ban thƣờng vụ Tỉnh ủy, Chỉ thị 08/CT-UB của UBND tỉnh về tập trung triển khai thực hiện đồng bộ có hiệu quả kế hoạch hành động khẩn cấp phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1.

Về công tác thủy lợi, phòng chống lụt, bão, úng: Đối với công tác chống úng ở Khoái Châu còn quan trọng hơn cả công tác chống hạn. Hàng năm Ban Thƣờng vụ Huyện ủy xây dựng Nghị quyết chuyên đề phân công các đồng chí cấp ủy lãnh đạo công tác phòng chống lụt, bão, úng ở các xã và các trọng điểm theo phƣơng châm “4

tại chỗ” (Chỉ huy tại chỗ, lực lƣợng tại chỗ, phƣơng tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ).

Về kinh tế trang trai: Quyết định số 03 của Tỉnh ủy và Chỉ thị số 29/CT-TV ngày 8/9/2003 của tỉnh ủy Hƣng Yên, Hƣớng dẫn số 64 của Sở nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ra đời đã thổi thêm luồng sinh khí mới cho sự phát triển mô hình kinh tế trang trại của huyện. Huyện ủy, UBND huyện Khoái Châu đã chỉ đạo Phòng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các ngành có liên quan tuyên truyền thông qua các buổi tập huấn về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tổ chức đi tham quan các mô hình trong và ngoài huyện, mở hội nghị tổng kết trang trại đồng thời động viên, khuyến khích các hộ nông dân tự dồn ruộng đổi thửa cho nhau, thầu đất công điền của xã…phát triển mô hình kinh tế trang trại.

Về mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện hoạt động, đã cơ bản đáp ứng đƣợc 2 dịch vụ chính là điện, nƣớc và các dịch vụ làm đất, cung ứng giống, vật tƣ nông nghiệp…tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân trong sản xuất nông nghiệp.

Nhờ công tác chỉ đạo, đôn đốc của các ngành chức năng về phát triển nông nghiệp của Đảng bộ huyện Khoái Châu trong năm năm (từ 2000 – 2005) giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện liên tục tăng theo hƣớng năm sau cao hơn năm trƣớc. Năm 2001 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 352 tỷ 753 triệu, đến năm 2005 giá trị sản

41

xuất nông nghiệp của huyện đạt mức 425 tỷ 902 triệu đồng, các vùng sản xuất nông nghiệp của huyện cho kết quả hết sức khả quan. [18, tr.225].

Qua quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Diện tích lúa cả năm của huyện giảm từ 8.784ha (năm 2001) xuống còn 7800ha (năm 2005). Diện tích cây ăn quả ra đồng tăng từ 629 ha (năm 2001) lên 940 ha (năm 2005), các loại cây trồng khác cũng thay đổi linh hoạt theo yêu cầu của thị trƣờng.

Bảng 1.5 Kết quả phát triển nông nghiệp huyện Khoái Châu từ 2001 đến 2005

Thứ tự Mục Đơn vị tính Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm Ha 17.731 17.616 17.431 17.790 17.582

2 Diện tích lúa xuân Ha 3784 3807 3722 3670 3600

3 Diện tích lúa mùa Ha 5010 4850 4610 4420 4200

4 Diện tích trồng màu vụ

xuân Ha 3345 3361 3234 3240 3200

5 Diện tích cây ăn quả ra

đồng Ha 629 700 750 840 940

6 Diện tích chuyển đổi ruộng

trũng sang VAC Ha 66 152 193 217 260

7 Thu nhập ha/đât canh tác Triệu

đồng 33.05 34.50 35.8 38.04 39.40

8 Hệ số quay vòng Lần 2.43 2.44 2.45 2.49 2.51

42

Về chăn nuôi: Với lợi thế có đê sông Hồng và có nhiều kênh mƣơng đã tạo

thuận lợi cho việc phát triển đàn bò lai sind với số lƣợng từ 3000 con (năm 2001) đã tăng lên 5075 con vào (năm 2005), trong đó có gần 600 con bò sữa (chiếm 30% số bò sữa toàn tỉnh). Đàn lợn đã cơ bản đƣợc “nạc hóa”, với số lƣợng 79.000 con.

Về gia cầm: Cũng phát triển khá mạnh với gần 1 triệu con cung cấp nguồn

thực phẩm phục vụ trong và ngoài huyện. Riêng tháng 2 năm 2004 có dịch cúm gia cầm phải tiêu hủy hơn 2 vạn con chiếm sấp sỉ 2% tổng đàn và đàn gia cầm có giảm còn 886.830 con (năm 2004) từ đó đến nay vẫn giữ ổn định đƣợc dịch bệnh [70, tr.3]

Về thủy sản: Diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tăng từ

580ha (năm 2001) lên 730 ha (năm 2005) do chuyển đổi ruộng trũng sang mô hình VAC. Trong chăn nuôi nhân dân đã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật ngày càng nhiều, nên cho năng suất cao hơn trƣớc. Kết quả năm 2001 là 2000 tấn với giá trị khoảng 13 – 14 tỷ đồng, năm 2005 đạt 2942 tấn, giá trị thu khoảng 25-27 tỷ đồng [70, tr3].

Về kinh tế trang trại: Căn cứ Quyết định số 03/QĐUB ngày 22/01/2002 của

UBND tỉnh về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, huyện đã chỉ đạo các xã làm quy hoạch và dự án chuyển đổi sang các mô hình VAC. Hàng năm tổ chức hội nghị gặp mặt các chủ trang trại để sơ kết rút kinh nghiệm.

Bảng 1.6 Kết quả thực hiện phát triển kinh tế trang trại huyện Khoái Châu

Thứ tự Năm

Mục

Đơn vị

tính 2001 2002 2003 2004 2005

1 Số trang trại Trang

trại 20 58 136 314 560 2 Doanh thu bình quần/trang trại Triệu đồng - 107,27 111,00 151,43 167,23 3 Lãi bình quân/trang trại Triệu đồng 12,03 19,460 29,90 42,28 48,28 [86, tr.3]

43

Chỉ đạo phát triển kinh tế công nghiệp, TTCN: Với đặc điểm là huyện lớn của

tỉnh, đất đai đƣợc hình thành 3 vùng canh tác khác nhau, công nghiệp chƣa có, TTCN còn nhỏ bé, chủ yếu là phát triển các ngành nghề trong dân. Tuy nhiên, phát triển công nghiệp và TTCN là hƣớng chiến lƣợc quan trọng góp phần quyết định trong việc thúc đẩy quá trình tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH, đặc biệt là đối với một huyện thuần nông nhƣ Khoái Châu hiện nay. Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Chƣơng trình phát triển công nghiệp –TTCN, thƣơng mại - dịch vụ giai đoạn 2001-2005.

Các cấp, các ngành chức năng đã công bố rộng rãi chƣơng trình, quy hoạch đƣợc phê duyệt: nghiên cứu triển khai thực hiện quy hoạch đồng bộ và toàn diện, thƣờng xuyên cập nhật để điều chỉnh quy hoạch khi cần thiết.

Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chủ động phối hợp với các cấp chính quyền, vận động các thành viên của tổ chức mình, nâng cao nhận thức của nhân dân, chấp hành tốt đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc; phát huy dân chủ cơ sở, tạo sự đồng thuận trong nhân dân để thu hút các dự án đầu tƣ phát triển thƣơng mại, dịch vụ, du lịch.

Hàng năm phân bổ kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc khoảng 100 triệu đồng hỗ trợ cho công tác xúc tiến thƣơng mại, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc quảng bá, học hỏi kinh nghiệm ở những địa phƣơng có mô hình sản xuất, kinh doanh phát triển…100 triệu đồng cho hỗ trợ đào tạo lao động cho các doanh nghiệp cơ sở sản xuất.

Các ngành của huyện phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng kế hoạch chi tiêu hàng năm để thực hiện tốt chƣơng trình phát triển công nghiệp – TTCN: tổ chức tuyên truyền, vận động, hƣớng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thuộc ngành quản lý hƣởng ứng thực hiện chƣơng trình.

44

Các xã, thị trấn tăng cƣờng sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở đối với công tác phát triển công nghiệp, TTCN. Phải xây dựng chƣơng trình phát triển của từng xã, thị trấn bám sát chƣơng trình phát triển của huyện.

Công tác tuyên truyền đƣợc đẩy mạnh nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về đƣờng lối, chính sách, pháp luật, các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng, để tham gia đóng góp ý kiến thực hiện có hiệu quả.

Đối với các doanh nghiệp: khẩn trƣơng triển khai các dự án đã đƣợc tỉnh phê

duyệt cùng chính quyền các cấp kịp thời tháo gỡ khó khăn để sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Qua thời gian tổ chức thực hiện thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt là TTCN của huyện Khoái Châu từ năm 2000 đến năm 2005 đã có những khởi sắc bƣớc đầu. Năm 2005 đã có 17 dự án đƣợc tỉnh phê duyệt, 2 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Giá trị tổng sản phẩm của TTCN năm 2001 là 93 tỷ 639 triệu đồng, năm 2005 đạt 425 tỷ 902 triệu đồng [76, tr.2]. Các ngành nghề TTCN ở Khoái Châu đã phát triển mạnh theo hƣớng khai thác tài nguyên tại chỗ, chế biến nông sản hàng hóa, trang bị công cụ cơ giới phục vụ nông nghiệp ở những khâu lao động nặng nhọc. Nhiều ngành nghề truyền thống nhƣ: nghề mộc, dệt thảm, mây tre đan, làm bún, bánh, chế biến nông sản, dƣợc liệu…đã từng bƣớc đƣợc khôi phục và có đà phát triển.

Riêng các nghề sản xuất vật liệu xây dựng nhƣ nung vôi, sản xuất gạch ngói bằng đất nung và khai thác cát…là những nghề khá phát triển ở Khoái Châu và chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất TTCN (thƣờng trên dƣới 30%) nhƣng do phát triển tự phát, thiếu quy hoạch và thiếu sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phƣơng nên thƣờng làm ô nhiễm môi trƣờng, vì vậy hầu hết các cơ sở đã phải thu hẹp sản xuất để tổ chức, sắp xếp lại theo chủ trƣơng của tỉnh (Quyết định số 1478/1999 của UBND tỉnh Hƣng Yên).

45

Với chính sách đổi mới của nhà nƣớc nhất là chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, ngành TTCN ở Khoái Châu đã thu hút đƣợc hầu hết các thành phần kinh tế trong huyện tham gia phát triển sản xuất, trong đó thành phần kinh tế tƣ nhân luôn chiếm tỷ trọng tuyệt đối và ngày càng có xu hƣớng tăng nhanh. Cho đến năm 2005, toàn huyện có 1969 cơ sở sản xuất TTCN, trong đó có 1 Doanh nghiệp tƣ nhân, 2 Công ty trách nhiệm hữu hạn, 3 tổ hợp, 3 HTX chuyên nghiệp và 1956 cơ sở sản xuất tƣ nhân, thu hút hơn 1.600 lao động. Năm 2005 giá trị sản xuất TTCN của huyện đạt 42.897 triệu đồng [76, tr.4].

Khuyến khích mở các lớp tập huấn đào tạo nghề, mở rộng ngành nghề truyền thống, phát triển thêm một số ngành nghề mới cho ngƣời lao động cũng đƣợc chú trọng. Năm 2005 đã mở đƣợc 11 lớp dạy nghề cho 620 lao động, công tác đào tạo nghề đã tăng qua từng năm cả về số lớp và số lao động tham gia.

Bảng 1.7 Một số chỉ tiêu ngành công nghiệp – TTCN huyện Khoái Châu

Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2005

Giá trị sản xuất Triệu đồng 61000 86954 218945

Cơ cấu giá trị sản

xuất % 11,72 14,58 21,6

Cơ cấu GDP % 7,18 8,85 14,61

[76, tr.5]

Bên cạnh công tác chỉ đạo phát triển ngành nông nghiệp, công nghiệp – TTCN, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Khoái Châu còn chỉ đạo phát triển ngành thƣơng mại – dịch vụ, tiếp tục đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế tập trung vào những lĩnh vực chủ yếu sau nhƣ giao thông, điện lực, thủy lợi, thông tin liên lạc…

46

Với ngành giao thông: Đề nghị tỉnh đầu tƣ nâng cấp rải nhựa xong toàn bộ các

trục đƣờng giao thông tỉnh quản lý và huyện quản lý.

Căn bản hoàn thành cải tạo, nâng cấp bằng vật liệu cứng đƣờng liên xã, liên thôn và các đƣờng trong khu dân cƣ. Một số cơ sở có điều kiện vƣơn ra cải tạo, nâng cấp đƣờng ngoài đồng ruộng.

Với ngành điện lực: Đầu tƣ cải tạo lƣới điện thị trấn Khoái Châu và lƣới điện

trung áp ở các xã đã tiếp nhận bị xuống cấp. Hoàn thành việc tiếp nhận lƣới điện trung áp nông thôn, bán điện trực tiếp đến hộ gia đình. Giảm tổn thất điện năng. Giải quyết sự cố nhanh. Phấn đấu đến năm 2005 hạ giá thành bán điện đến hộ gia đình xuống dƣới mức giá tràn quy định của Nhà nƣớc.

Với ngành thủy lợi: Xây dựng, tu bổ, nạo vét các công trình thủy lợi, khắc

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện khoái châu lãnh đạo phát triển kinh tế tu nam 1999 den nam 2012 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)