Chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện khoái châu lãnh đạo phát triển kinh tế tu nam 1999 den nam 2012 (Trang 63 - 69)

Căn cứ vào Quy hoạch phát triển nông nghiệp – nông thôn Hƣng Yên đến năm 2010, Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện lần thứ XXII, sau 5 năm thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo các vùng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế xã hội vùng bãi theo hƣớng chủ động với lũ (giai đoạn 2001 – 2005) nền kinh tế nông nghiệp của huyện đã đạt đƣợc những kết quả thiết thực. Để chủ động trong công tác chỉ đạo, tháng 6 năm 2006 Chƣơng trình tiếp tục chuyển đổi cơ cấu KTNN theo các vùng giai đoạn (2006 – 2010) huyện Khoái Châu đƣợc xây dựng. Theo đó, KTNN huyện Khoái Châu phát triển theo phƣơng hƣớng “phát triển toàn diện nông nghiệp theo hƣớng CNH, HĐH. Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để sản xuất đƣợc ngày càng nhiều hàng nông sản phẩm có chất lƣợng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và xuất

64

khẩu. Giảm dần diện tích trồng lúa. Phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế trang trại. Sản xuất phải gắn với thị trƣờng và mở rộng việc chế biến để tăng giá trị hàng hóa. Tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX dịch vụ nông nghiệp”[70, tr.5].

Thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ƣơng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; huyện đã tập trung triển khai xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững, toàn diện theo định hƣớng phát triển hàng hóa, đảm bảo vững chắc an ninh lƣơng thực, năng suất chất lƣợng và có sức cạnh tranh trên thị trƣờng, đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trƣờng sinh thái; Gắn phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp, TTCN, làng nghề; Cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời nông dân. Quan tâm đến việc đào tạo, nâng cao tay nghề và dân trí cho ngƣời dân, tạo sự chuyển biến ở các xã còn khó khăn. Xây dựng giai cấp nông dân lớn mạnh, củng cố vững chắc khối liên minh công, nông, trí thức, nâng cao sức mạnh của cả hệ thống chính trị dƣới sự lãnh đạo của Đảng; Xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, văn minh có hệ thống hạ tầng kinh tế – xã hội tƣơng đối hiện đại đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội và vệ sinh môi trƣờng, đảm bảo theo tiêu chí nông thôn mới.

Tiếp đó để lãnh đạo chỉ đạo, quán triệt, triển khai và cụ thể hóa Nghị quyết số 05-

NQ/TU ngày 25/10/2011 của tỉnh ủy Hƣng Yên về chƣơng trình phát triển nông nghiệp

hàng hóa hiệu quả cao tỉnh Hƣng yên, giai đoạn 2011-2015, định hƣớng đến 2020. Ngày 16/3/2011 UBND huyện đã phê duyệt: Chƣơng trình phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa chất lƣợng cao, từng bƣớc xây dựng thƣơng hiệu có sức cạnh tranh trên thị trƣờng giai đoạn 2011-2015”. Chƣơng trình đề ra phƣơng hƣớng mục tiêu: Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hƣớng đẩy nhanh CNH,

65

HĐH nông nghiệp nông thôn, nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng đi đôi với việc phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa chất lƣợng cao, trƣớc mắt tập trung vào nhóm cây ăn quả nhƣ: nhãn chín sớm, nhãn chín muộn xã Hàm Tử, mô hình chuối nuôi cấy mô vùng bãi huyện Khoái Châu, đƣa diện tích chuối tiêu hồng từ 300ha hiện nay lên 450 – 500ha vào năm 2015 [72, tr.8].

Về ngành chăn nuôi, ngoài chăn nuôi trâu, bò thịt lai sind và lợn ngoại, đảng

bộ còn quan tâm phát triển bò sữa từ 285 con năm 2011 lên 1.000 con vào năm 2015 để nâng sản lƣợng sữa từ hơn một triệu lít sữa/năm (năm 2010) lên 4 triệu lít sữa/năm vào năm 2015”[72, tr.9].

Về ngành thủy sản: Đảng bộ chỉ đạo tận dụng tối đa diện tích mặt nƣớc trong

dân cƣ, ao hồ, đầm để nuôi thủy sản, đƣa diện tích mặt nƣớc hoang hóa, ao tạp để thả cá, đồng thời tiếp tục phát động các xã có vùng trũng cấy lúa thu nhập bấp bênh dồn đổi cho nhau để chuyển đổi đào ao, đƣa diện tích mặt nƣớc lên 1000ha năm 2010, đồng thời chuyển từ hình thức thả cá sang nuôi cá thâm canh lên 1,8 lứa/năm vào năm 2010, đƣa nhiều giống cá khác nhau trong ao cộng với kỹ thuật vệ sinh môi trƣờng, tận dụng tầng nƣớc sâu ao, cao bờ và các giống cá mới năng suất cao để nâng cao năng suất, sản lƣợng, chất lƣợng, giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác. Đƣa giá trị thu nhập lên 100 triệu/ha/năm vào năm 2010.

Khuyến khích thành lập các HTX, hiệp hội để phát triển sản xuất, chế biến nông sản phẩm và tìm đầu ra cho sản phẩm ngành nông nghiệp. Khai thác tốt các thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp rộng lớn nhƣ thành phố Hà Nội, các khu, cụm công nghiệp, trƣờng học....

Chủ động phòng, chống và khắc phục có hiệu quả những thiệt hại do thiên tai lụt, bão, úng gây ra đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân. Thực hiện tốt kế hoạch tu sửa, cải tạo, nâng cấp các hạng mục công trình, máy móc, thiết bị, nạo vét, tu bổ các công trình thuỷ lợi tƣới, tiêu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh trên địa bàn.

66

Các HTX dịch vụ nông nghiệp vƣơn ra làm tốt công tác phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các ngành thú y, khuyến nông, bảo vệ thực vật thực hiện tốt công tác chuyên môn, đồng thời tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan của địa phƣơng tham mƣu, hƣớng dẫn, chỉ đạo phòng trừ, ngăn chặn kịp thời các loại sâu bệnh, dịch bệnh.

Phát động phong trào đăng ký xây dựng nông thôn mới, có giải pháp cụ thể huy động nguồn lực gắn với quy hoạch, xây dựng để đạt các tiêu chí theo quy định.

Bên cạnh đó, Đảng bộ huyện chỉ đạo việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải gắn với phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản: Phát huy tối đa ƣu thế về nguồn nguyên liệu nông sản dồi dào và vùng thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn của một huyện ven đô để phát triển nhanh và đa dạng các ngành nghề chế biến nông sản, đặc biệt là chế biến nông sản xuất khẩu, coi chế biến nông sản là ngành công nghiệp chủ đạo, là hƣớng phát triển quan trọng và lâu dài của huyện. Trƣớc mắt ƣu tiên đầu tƣ, nâng cấp mở rộng các cơ sở chế biến nông sản hiện có, nhất là các cơ sở chế biến hoa quả, rau thực phẩm và dƣợc liệu. Khuyến khích đổi mới thiết bị công nghệ trong chế biến để nâng cao chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng và mở rộng xuất khẩu.

Mở rộng và phát triển các cơ sở chế biến dƣợc liệu, tinh dầu là những mặt hàng có giá trị kinh tế cao và thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn, ổn định. Đặc biệt chú trọng các hình thức chế biến sâu bằng kỹ thuật hiện đại.

Nhờ những chủ trƣơng đúng đắn và giải pháp tích cực sản xuất nông nghiệp của huyện Khoái Châu phát triển mạnh và khá toàn diện theo thế mạnh của 3 vùng, giá trị sản xuất từ 2006 đến 2010 tăng trƣởng bình quân 3,8%, cơ cấu ngành trồng trọt đạt 56%, chăn nuôi thuỷ sản đạt 44%.

Bảng 2.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2010

67 Mục vị tính Giá trị ∑ SPN.ghiệp Tr.đ 425.19 7 447.19 7 468.66 2 489.57 1 510.32 0 529.71 2 Tốc độ tăng trƣởng N.nghiệp % 5,2 5,0 4,8 4,5 4,2 3,8 Tổng diện tích gieo trồng Ha 17.582 17.496 17.410 17.320 17.230 17.15 0

Năng suất lúa cả năm Tấn/ha 12,55 12,5 12,5 12,5 12,5 12,5

Tỷ lệ Tr.trọt/chăn nuôi % 67/33 66/34 65/35 64/36 62/38 60/40

Giá tị thu nhập/ha C.tác Tr.đ 39 40 42 45 48 50

Tỷ lệ cây có giá trị k.tế cao % 40 42 44 46 48 50

Số lƣợng lớn thịt và nái Con 79002 10262 1 10775 2 88578 95530 9788 5 Tổng số trâu bò Con 5075 5500 5700 6000 6200 6500 Tổng số con gia cầm 1000 888,5 637.19 0 670.5 650 1038 920

Ruộng chuyển sangVAC Ha 260 300 350 400 450 500

Số trang trại đạt tiêu chí mới năm 2005

Tr.trạ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

i 205 250 300 350 420 500

Diện tích nuôi thủy sản Ha 730 760 790 800 820 850

Tổng sản lƣợng thủy sản Tấn 2942 3525 3850 4150 4500 4900

[74, tr.8]

Cơ cấu cây trồng, vật nuôi có bƣớc chuyển đổi tích cực đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Vùng lúa khu Nam và khu đƣờng 39, các giống lúa lai có năng suất cao, chất lƣợng sản phẩm tốt đƣợc

68

đƣa vào sản xuất; từng bƣớc mở rộng diện tích cây vụ đông; những diện tích trũng cấy lúa thu nhập thấp đã cơ bản chuyển đổi sang đào ao nuôi trồng thuỷ sản theo mô hình VAC cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Vùng màu và nửa lúa, nửa màu khu Bắc và dọc tuyến kênh Tây và vùng ngoài bãi sông Hồng phát triển mạnh theo hƣớng chuyên canh cây màu, cây ăn quả, cây dƣợc liệu. Trong những năm qua, năng suất lúa của huyện đạt trên 12,5tấn/1ha, liên tục dẫn đầu toàn tỉnh, lúa chất lƣợng gạo ngon đạt 65%; cây màu, cây ăn quả cho năng suất và thu nhập cao. Các sản phẩm nhƣ cam Đông Tảo, nhãn chín muộn, bƣởi, chuối đƣợc nhiều ngƣời tiêu dùng biết đến.

Chăn nuôi phát triển mạnh theo hƣớng tập trung, quy mô trang trại. Chƣơng trình “nạc hoá” đàn lợn, “sind hoá” đàn bò mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện phát triển các trang trại lợn ngoại quy mô lớn. Đàn bò sữa tiếp tục đƣợc duy trì. Công tác phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả. Tỷ trọng ngành chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản trong ngành nông nghiệp tăng nhanh từ 36,02 % năm 2006 lên 44% năm 2010 [72, tr.12].

Mô hình kinh tế trang trại phát triển, đến nay có khoảng 500 trang trại đủ tiêu chí mới (năm 2005 có 205 trang trại). Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các trang trại ngày càng đa dạng, doanh thu và lãi ngày càng cao.

Các HTX dịch vụ nông nghiệp đƣợc củng cố, hoạt động cơ bản đáp ứng đƣợc các dịch vụ làm đất, cung ứng giống, vật tƣ nông nghiệp và bảo vệ thực vật… Các ngành nghề trong nông thôn phát triển đã tạo thêm nhiều việc làm cho nông dân.

Thực hiện tốt kế hoạch và các phƣơng án trọng điểm phòng, chống lụt, bão úng theo phƣơng châm “4 tại chỗ”. Khai thác, vận hành có hiệu quả các công trình thuỷ lợi tƣới, tiêu hiện có, nạo vét kênh mƣơng đạt và vƣợt kế hoạch, đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày một tốt hơn.

69

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện khoái châu lãnh đạo phát triển kinh tế tu nam 1999 den nam 2012 (Trang 63 - 69)