2. 22 Chỉ đạo phát triển kinh tế công nghiệp
3.2 Một số kinh nghiệm chủ yếu
Sau hơn 10 năm tái lập huyện Khoái Châu (năm 1999), nền kinh tế - xã hội địa phƣơng đã đạt đƣợc rất nhiều những thành tựu to lớn, góp phần không nhỏ vào nâng cao chất lƣợng cuộc sống nhân dân đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế tỉnh Hƣng Yên. Mặc dù có rất nhiều những kết quả lớn song địa phƣơng cũng gặp rất nhiều khó khăn và sức ép từ mọi mặt đòi hỏi Đảng bộ phải không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và bản lĩnh cách mạng nhằm vƣợt qua những khó khăn tiếp tục phát triển. Trong quá trình lãnh đạo, xuất phát từ thực tiễn địa phƣơng và yêu cầu của công cuộc đổi mới, Đảng bộ đã rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng, tạo đà phát triển cho giai đoạn sau:
Một là, trong lãnh đạo phát triển kinh tế cần luôn luôn giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng
Phải nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng, đây là nhân tố quyết định thành công của đổi mới. Bài học này không giáo điều và không nhàm cũ đối với một Đảng cầm quyền. Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng phải đƣợc thể hiện một cách toàn diện trên các mặt công tác xây dựng Đảng.
Trƣớc hết vai trò lãnh đạo của Đảng đƣợc thể hiện bằng các chủ trƣơng, các nghị quyết. Nhƣng để cho các nghị quyết đảm bảo đúng đắn và có tính khả thi cao thì mọi tổ chức Đảng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình ra nghị quyết, quyết định đặc biệt coi trọng quy luật khách quan.
Đã có những lúc, có những nơi, tổ chức Đảng ra nghị quyết còn mang nặng tính chủ quan, hoặc nghị quyết “lấn sân” sự điều hành của chính quyền, nên khi triển khai gặp khó khăn, nghị quyết chậm đi vào cuộc sống.
Để các nghị quyết, quyết định của Đảng đƣợc thực thi đồng bộ từ trong đảng đến toàn dân thì các cấp ủy đảng, các tổ chức, quần chúng phải làm tốt công tác tƣ tƣởng, phải làm cho mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ mục đích ý nghĩa của các nghị quyết, quyết định cũng nhƣ những khó khăn có thể phát sinh trong việc thực thi nghị
91
quyết, tạo sự đồng thuận cao trong Đảng bộ và nhân dân cả nƣớc, trong và sau khi thực hiện các quyết định, nghị quyết của Đảng, hết sức tránh sự áp đặt, gò ép khi tƣ tƣởng của cán bộ, đảng viên chƣa đồng thuận.
Điều quan trọng để giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng còn thể hiện sự gƣơng mẫu của cấp ủy, đảng viên. Gƣơng mẫu là phẩm chất cao quý của ngƣời đảng viên. Nền kinh tế thị trƣờng có nhiều cám dỗ. Cấp ủy, đảng viên càng cần nêu cao tinh thần gƣơng mẫu trƣớc nhân dân. Vừa qua, có những chủ trƣơng, Nghị quyết của Trung ƣơng, của tỉnh, của huyện rất đúng đắn, đáp ứng đƣợc sự mong đợi của nhân dân, nhƣng khi triển khai, chậm đi vào cuộc sống. Nhìn nhận thấu đáo chính là ở chỗ cấp ủy, đảng viên thiếu gƣơng mẫu.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội là một thuộc tính của Đảng, thì tự bản thân mỗi đảng viên và tổ chức Đảng phải có tinh thần cầu thị và dám chịu trách nhiệm trƣớc Đảng, trƣớc nhân dân.
Ở đâu, nơi nào lơi lỏng sự lãnh đạo của Đảng, thì ở đó, khi đó các nhiệm vụ
đƣợc thực hiện rất khó khăn, thậm chí trật tự xã hội mất ổn định. Vì vậy, việc chăm lo công tác xây dựng Đảng, chăm lo trau dồi tƣ tƣởng, đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm thƣờng xuyên, liên tục và đó chính là nhiệm vụ then chốt trong công cuộc đổi mới.
Hai là, trong công tác lãnh đạo, cần quán triệt sâu sắc đường lối đổi mới của Đảng
Đảng công sản Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực đã mở ra một giai đoạn mới, một kỷ nguyên mới cho sự phát triển của đất nƣớc Việt Nam. Sau gần 30 năm đổi mới, đất nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tựu vô cùng to lớn trên các mặt nhƣ: kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo đà vững chắc cho nƣớc ta tiến lên trong thời kỳ mới. Đƣờng lối đổi mới đúng đắn của Đảng đã trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động của các địa phƣơng trong cả nƣớc trên con đƣờng xây dựng và phát triển.
92
Đảng bộ huyện Khoái Châu, tỉnh Hƣng Yên lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội từ năm 1999, tính đến nay mới hơn 10 năm, đây là một thời gian hết sức ngắn so với quá trình phát triển của địa phƣơng và toàn tỉnh Hƣng Yên. Với đội ngũ cán bộ lãnh đạo đã đƣợc chuẩn hóa, giàu lòng nhiệt tình cống hiến, bản lĩnh cách mạng cao, tƣ duy nhạy bén sáng suốt, đồng thời nhận đƣợc sự ủng hộ đồng tình của nhân dân nên công tác lãnh đạo và chỉ đạo phát triển kinh tế thời gian qua đã đạt đƣợc những thành tựu hết sức to lớn. Chỉ trong một thời gian ngắn, huyện Khoái Châu từ một huyện có nền kinh tế thuần nông gần nhƣ chỉ có nông nghiệp làm chủ, công nghiệp hầu nhƣ chƣa phát triển đã khởi sắc bƣớc đầu hình thành các khu công nghiệp tập trung, hàng trục dự án khu công nghiệp đầu tƣ vào địa bàn huyện, TTCN phát triển mạnh mẽ theo thế mạnh của huyện. Thƣơng mại – dịch vụ bƣớc đầu có sự tăng trƣởng khá. Có đƣợc kết quả to lớn này, một phần xuất phát từ đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới song cũng phải khẳng định phần không nhỏ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ địa phƣơng trong việc vận dụng, phát triển sáng tạo những đƣờng lối đó vào thực tiễn kinh tế của địa phƣơng. Nền kinh tế huyện thời gian vừa qua không ngừng biến đổi theo hƣớng CNH, HĐH, góp phần đẩy nhanh công cuộc xây dựng tỉnh công nghiệp mới và đất nƣớc thời kỳ đổi mới, từ đó nâng cao chất lƣợng cuộc sống nhân dân về mọi mặt và tạo ra thế mạnh để khai thác những tiềm năng phục vụ cho quá trình phát triển ở giai đoạn sau.
Dƣới sự lãnh đạo của các cơ quan chức năng, các chỉ thị , nghị quyết của Đảng đƣợc nhanh chóng cụ thể hóa thành các chƣơng trình, kế hoạch và triển khai thực hiện đồng bộ; đồng thời với đó là sự cố gắng vƣợt bậc nhằm xây dựng chủ trƣơng, cơ chế gần dân, sát dân, hợp lòng dân, từ đó đƣa những chính sách của Đảng và nhà nƣớc vào cuộc sống.
Đảng bộ địa phƣơng luôn ý thức sâu sắc đƣợc rằng việc phát triển kinh tế - xã hội phải luôn gắn liền với giữ vững ổn định chính trị, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân và xây dựng Đảng, chính quyền các đoàn thể vững mạnh, đảm bảo vững chắc quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Đây là con đƣờng cơ
93
bản nhất và hiệu quả nhất đảm bảo cho việc tăng trƣởng bền vững và thể hiện rõ nhất bản tính ƣu việt của chế độ XHCN mà nƣớc ta đang xây dựng.
Trong giai đoạn hiện nay, thế giới đang không ngừng chuyển biến từng ngày theo hƣớng hiện đại nên nƣớc ta cần phải bắt kịp theo sự phát triển của toàn cầu. Mặc dù không ngừng vận động theo hƣớng tăng cƣờng hợp tác quốc tế, phát triển kinh tế thị trƣờng nhƣng vẫn phải luôn đảm bảo yếu tố theo hƣớng XHCN và có sự lãnh đạo của Đảng. Huyện Khoái Châu, tỉnh Hƣng Yên cũng nhƣ các địa phƣơng khác trong cả nƣớc đang trong thời kỳ vận động chuyển mình thành khu vực có nền kinh tế hiện đại phải luôn quán triệt đƣờng lối đổi mới của Đảng, lấy đƣờng lối của Đảng làm nền tảng, cơ sở cho mọi hoạt động, lấy mục tiêu chung để phát triển là xây dựng đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc, dân chủ, văn minh, góp phần chống lại nguy cơ chệch hƣớng XHCN và âm mƣu diễn biến hòa bình của các thế lực phản động.
Ba là, tập trung vào đầu tư xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội
Kết cấu hạ tầng có ý nghĩa hết sức quan trọng và luôn là đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một địa phƣơng. Thực tế cho thấy ở địa phƣơng nào có cơ sở hạ tầng tốt, vị trí địa lý thuận lợi thì ở nơi đó có nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân đƣợc nâng cao và thu hút sự đầu tƣ của nhiều tổ chức kinh tế, xã hội trong và ngoài nƣớc. Huyện Khoái Châu, tỉnh Hƣng Yên nằm ở vị trí hết sức thuận lợi, là điểm trung chuyển của nhiều trung tâm kinh tế lớn miền Bắc, đồng thời có nền tảng truyền thống phát triển sản xuất từ lâu đời nên có rất nhiều ƣu điểm để đẩy nhanh công cuộc CNH, HĐH. Trong những năm vừa qua, dƣới sự chỉ đạo của Đảng, sự quản lý và chú trọng đầu tƣ của chính quyền địa phƣơng, huyện Khoái Châu đã xây dựng đƣợc hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng khá hiện đại để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, thu hút các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp trong nƣớc và quốc
94
tế đến đầu tƣ, đồng thời đảm bảo điều kiện tốt nhất cho quá trình lao động sản xuất của nhân dân.
Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, huyện Khoái Châu cần phải không ngừng nâng cấp các hệ thống kết cấu hạ tầng để theo kịp nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Đảng bộ địa phƣơng cần tăng cƣờng giám sát chỉ đạo để chính quyền huyện làm tốt công tác quy hoạch tổng thể trên địa bàn huyện. Tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển có trọng tâm, trọng điểm, hoàn thành những công trình then chốt theo hƣớng hiện đại và đồng bộ, nhất là những nơi có khu công nghiệp hoặc vùng đô thị.
Để phát triển kinh tế địa phƣơng theo hƣớng toàn diện và hiện đại, yêu cầu không thể thiếu là không ngừng nâng cấp hoàn thiện, xây dựng mới mạng lƣới giao thông thiết yếu, bao gồm các tuyến đƣờng quốc lộ, đƣờng liên huyện, liên xã. Đầu tƣ đồng bộ các công trình thủy lợi theo quy hoạch, tăng cƣờng kỹ thuật và nâng cấp hệ thống thủy nông phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa xây dựng các bến xe, chợ cho phù hợp với đặc điểm của vùng và thuận lợi trong quá trình quản lý.
Cần củng cố, mở rộng các thị trƣờng, nhất là thị trƣờng vốn để tạo nền tảng thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển. Ngành bƣu chính viễn thông phải tiếp tục đƣợc đầu tƣ mở rộng rung lƣợng, nâng cao chất lƣợng phục vụ và phát huy vai trò quan trọng không thể thiếu trong thời kì đổi mới. Xúc tiến xây dựng các công trình văn hóa và các khu vui chơi giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và nâng cao chất lƣợng đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần xây dựng lối sống văn minh, lành mạnh ở khu dân cƣ. Đẩy mạnh tiến bộ xây dựng các khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch tại các địa phƣơng đƣợc quy hoạch trên địa bàn huyện để tránh lãng phí nguồn đầu tƣ và gây bất bình trong dƣ luận nhân dân.
95
Song song với việc đầu tƣ xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng, Đảng bộ và chính quyền, nhân dân địa phƣơng còn cần tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên để kịp thời phát hiện những sai phạm nhằm kịp thời chấn chỉnh, sửa chữa, giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra. Với sự nỗ lực của chính quyền địa phƣơng, sự chung tay góp sức của toàn thể nhân dân, trong tƣơng lai không xa huyện Khoái Châu sẽ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt và trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của toàn tỉnh Hƣng Yên.
Bốn là, cần huy động tốt mọi nguồn lực phát triển kinh tế, coi trọng nguồn vốn của các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định vai trò không thể thiếu của các nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế và coi đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng của nền kinh tế xã hội Việt Nam thời kỳ mở cửa hội nhập. Để khơi dậy các tiềm năng đất nƣớc và phát triển mọi mặt, chúng ta không chỉ nhằm phát huy các nguồn lực trong nƣớc mà còn phải hƣớng tới phát huy các nguồn lực quốc tế, đồng thời phải huy động sức mạnh tập thể của toàn dân dƣới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nƣớc. Từ khi bƣớc vào công cuộc đổi mới, đặc biệt từ sau giai đoạn tái lập huyện, chính quyền địa phƣơng luôn khuyến khích sự năng động, sáng tạo của các thành phần kinh tế trong cơ chế thị trƣờng, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của sản xuất kinh doanh, góp phần vào phát triển chung của nền kinh tế.
Với những cơ chế, chính sách thông thoáng, sự ƣu đãi lớn với quá trình CNH, HĐH, nhạy bén với thời cuộc, Đảng bộ huyện Khoái Châu đã bƣớc đầu xây dựng đƣợc một địa phƣơng công nghiệp với quy mô khá lớn, cơ cấu ngành đa dạng, hiện đại, tạo tiền đề để huyện trở thành vành đai kinh tế vùng ven thành phố Hà Nội, đồng thời thực hiện tốt chức năng là vị trí trung chuyển của nhiều tuyến đƣờng giao thông quan trọng và những trung tâm kinh tế lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Những thành tựu ấy ngày càng đƣợc đẩy mạnh sẽ góp phần tăng cƣờng thu hút đầu tƣ của các doanh nghiệp trong nƣớc và quốc tế, ngày càng tạo ra nhiều những sản phẩm hàng hóa có giá trị chất lƣợng cao phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Những
96
kết quả lớn trên mọi lĩnh vực mà kinh tế xã hội huyện Khoái Châu đạt đƣợc chính là những nguồn sức mạnh nội lực, nền tảng cơ sở cho sự phát triển bền vững ở giai đoạn sau. Bên cạnh những mặt tích cực mà Đảng bộ huyện Khoái Châu đạt đƣợc trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội bằng các chủ trƣơng chính sách còn tồn tại những hạn chế mạng tính chủ quan đòi hỏi phải đƣợc khắc phục trong thời gian tới nhƣ: sự chậm chễ trong việc giải quyết các thủ tục mang tính pháp lý nhằm đẩy nhanh các kế hoạch đầu tƣ phát triển kinh tế, sự lúng túng trong việc tổ chức quản lý các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn, chƣa giải quyết triệt để những vấn đề nảy sinh ảnh hƣởng tới môi trƣờng và vấn đề việc làm cho nhân dân. Bài học về việc nâng cao năng lực lãnh đạo của các cơ quan có chức năng và tránh bệnh chủ quan, nóng vội nhằm nâng cao hiệu quả của cơ quan nhà nƣớc trên địa bàn huyện không chỉ là yêu cầu riêng của địa phƣơng mà trở thành yêu cầu chung của mọi cấp, ban ngành ở khắp nơi trong giai đoạn hiện nay.
Để vững bƣớc trong từng chặng đƣờng của thế kỷ XXI, tạo đà cho sự phát triển mọi mặt, huyện Khoái Châu nói riêng và toàn tỉnh Hƣng Yên nói chung cần phải nỗ lực không ngừng trong việc tạo ra nguồn lực cho sự phát triển. Đặc biệt phải quan tâm đến chất lƣợng giáo dục toàn diện, tạo chuyển biến mạnh về quy mô, chất lƣợng đào tạo, dạy nghề theo hƣớng hiện đại và đào tạo nghề phổ thông, thực hiện có hiệu quả việc đào tạo nghề cho nông thôn. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn và đặc điểm kinh tế-xã hội của địa phƣơng, việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ lao động, nhất là lao động trẻ, lao động có trình độ kỹ thuật cao là một đòi hỏi mang tính cấp thiết để phát triển huyện Khoái Châu thành một huyện công nghiệp hiện đại. Đây cũng chính là nguồn lực quan trọng nhất để phát huy lợi thế của vùng trên chặng đƣờng cùng cả nƣớc quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Bởi vậy việc mở rộng, nâng cao chất