Ở chương 1 chúng ta đã biết phương pháp Dupont là một phương pháp phân tích khoa học, có nhiều ưu điểm và được sử dụng phổ biến ở các nước phát triển.
Ví dụ, chúng ta áp dụng phương pháp phân tích Dupont để phân tích chỉ tiêu Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu của Công ty Xây dựng Lũng Lô giai đoạn 2009-2011 như sau:
Sử dụng số liệu từ các bảng 2.1, bảng 2.19 và bảng 2.21 để tính toán, chúng ta thu được bảng số liệu sau:
Bảng 2.24: Phân tích hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu từ 2009- 2011.
ĐVT: triệu VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Doanh thu thuần 246.667 213.406 209.325
2 Lợi nhuận thuần 15.593 11.106 14.132
3 Chi phí lãi vay 5.685 4.530 5.720
4 Thuế TNDN 3.898 3.523 3.719
63 STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
6 Tổng tài sản bình quân năm 408.882 437.352 468.304
7 Vốn chủ sở hữu 58.455 59.443 62.094
8 Hệ số LN ròng (LN ròng/Doanh thu) 4,7% 3,6% 5,0%
9 Vòng quay Tài sản (Doanh thu/Tổng tài sản) 0,60 0,49 0,45
10
Hệ số sử dụng VCSH (Tổng Tài sản/tổng
VCSH) 6,99 7,36 7,54
Hệ số LN ròng/VCSH (ROE) 20,0% 12,8% 16,8%
Từ bảng số liệu này chúng ta thấy được rằng:
Năm 2009, hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu là 20%, cứ 1 đồng tài sản sẽ tạo ra được 0,6 đồng doanh thu, mà cứ 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra được 4,7% đồng lợi nhuận sau thuế.
Năm 2010, hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu là 12,8%, cứ 1 đồng tài sản sẽ tạo ra được 0,49 đồng doanh thu, mà cứ 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra được 3,6% đồng lợi nhuận sau thuế.
Năm 2011, hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu là 16,8%, cứ 1 đồng tài sản sẽ tạo ra được 0,45 đồng doanh thu, mà cứ 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra được 5% đồng lợi nhuận sau thuế.
(1) Kết quả của phương pháp phân tích này vẫn phản ánh được kết quả mà các phương pháp truyền thống trên đã đưa ra
Trong phân tích tài chính, chúng ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định.
64
Dưới góc độ nhà quản lý doanh nghiệp, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Do vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản.
ROE = Hệ số Lợi nhuận ròng x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x Hệ số sử dụng vốn chủ sở hữu
Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp làm tăng ROE như sau:
Hệ số lợi nhuận ròng
Hệ số lợi nhuận ròng của một công ty cho ta thấy có thể tạo ra bao nhiêu % lợi nhuận từ một đồng doanh thu.
Muốn tăng hệ số lợi nhuận ròng thì doanh nghiệp phải tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm, từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Với doanh nghiệp có nguồn doanh thu ổn định, người lãnh đạo doanh nghiệp phải hạ chi phí sản xuất sản phẩm như vậy mới có thể đem lại lợi nhuận nhiều nhất.
Vòng quay tài sản
Vòng quay tài sản đo lường bao nhiêu doanh thu công ty tạo ra từ mỗi đồng tài sản. Nó cho phép chúng ta đánh giá hiệu quả quản lý sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu. Đa số các công ty có lợi nhuận cao cũng có xu hướng có vòng quay tài sản thấp. Điều này là do một công ty chỉ có thể sản xuất thêm một số lượng sản phẩm nhất định mà không phải gánh chịu thêm chi phí bất lợi sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Ngược lại, các doanh nghiệp lợi nhuận thấp có xu hướng để có vòng quay tài sản cao, như vậy họ dựa vào doanh thu cao để tạo ra lợi nhuận.
65
Muốn tăng hiệu suất sử dụng tài sản, nâng cao số vòng quay của tài sản, người lãnh đạo phải quản trị doanh nghiệp thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản.
Hệ số sử dụng vốn chủ sở hữu
Thành phần cuối cùng của phương pháp DuPont là hệ số sử dụng vốn chủ sở hữu, là một thước đo đòn bẩy tài chính. Nó giúp chúng ta kiểm tra làm thế nào một công ty sử dụng các khoản nợ để hình thành tài sản của mình. Hệ số sử dụng vốn chủ sở hữu cao cho thấy doanh nghiệp tận dụng đòn bẩy tài chính, có nghĩa là công ty đang dựa nhiều hơn vào khoản nợ để hình thành tài sản của mình.
Một công ty có thể tăng ROE bằng cách tăng hệ số sử dụng vốn chủ sở hữu (tăng số nợ mà nó mang theo). Nhưng nếu công ty hiện tại đã sử dụng vốn vay, mà tiếp tục vay vốn thí sẽ gia tăng nguy cơ không có khả năng thanh toán đối với ngân hàng và đối mặt với phá sản.
Để thay đổi tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp, chúng ta phải điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các công ty thúc đẩy ROE bằng cách dùng đòn bẩy cuối cùng sẽ đạt đến một điểm mà tại đó chi phí nợ sẽ làm giảm lợi nhuận và vòng quay tài sản.
(2) Tóm lại, phân tích báo cáo tài chính bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với quản trị doanh nghiệp thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiêu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý của doanh nghiệp.
Thông qua phương pháp Dupont chúng ta không những tính được các thông số của chỉ tiêu cần phân tích mà còn biết được các nhân tố ảnh hưởng đến nó để có giải pháp tác động đúng đắn và kịp thời (đối với chủ doanh nghiệp) và để có quyết định đầu tư hoặc cho vay hay không (đối với ngân hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư).