Giới thiệu về Công ty

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác phân tích tài chính công ty xây dựng lũng lô (Trang 36)

Công ty Xây dựng Lũng Lô là một doanh nghiệp kinh tế quốc phòng được thành lập theo Quyết định 466/QĐ-QP ngày 17/04/1996 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trên cơ sở sáp nhập 3 doanh nghiệp: Công ty Xây dựng Lũng Lô (cũ), Công ty xây dựng 25/3 và Xí nghiệp Khảo sát thiết kế & tư vấn xây dựng. Trụ sở của Công ty đóng tại: 162 Trường Chinh – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội.

Hiện tại, Công ty Xây dựng Lũng Lô là doanh nghiệp trực thuộc Bộ Tư lệnh Công binh, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với các chuyên ngành chủ yếu là: thi công công trình ngầm ; thi công các công trình giao thông, thuỷ lợi, dân dụng ; xây dựng sân bay, âu tàu, bến cảng ; khảo sát dò tìm bom mìn, vật nổ ; khảo sát thiết kế và tư vấn xây dựng.

Với đặc thù của một doanh nghiệp xây dựng lớn, hiện nay công ty đang củng cố và hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh (theo Quyết định 304/QĐ-CB ngày 22/02/2012 của Tư lệnh Công binh).

- Ban Giám đốc gồm: Giám đốc và 4 Phó Giám đốc phụ trách về: Chính trị, Tài chính, Kế hoạch và Kỹ thuật.

- 06 Phòng: Phòng Chính trị, Phòng Tài chính, Phòng Kế hoạch, Phòng Kỹ thuật, Phòng Tổ chức Lao động Tiền lương và Văn phòng.

- 02 Văn phòng đại diện: VPĐD Miền Trung (tại Đà Nẵng) và VPĐD Miền Nam (tại TP. Hồ Chí Minh).

- 07 Xí nghiệp: Xí nghiệp Khảo sát thiết kế và Tư vấn xây dựng, Xí nghiệp Xử lý môi trường và ứng dụng vật liệu nổ, Xí nghiệp Cầu đường 25/3, Xí nghiệp

29

Công trình ngầm, Xí nghiệp Sân Đường Cảng, Xí nghiệp Xây lắp Phía Bắc, Xí nghiệp Xây lắp Phía Nam.

Tổng quân số của toàn công ty tại thời điểm 31/12/2011 là 1.570 người. Trong đó, quân số biên chế là 225 người và 1.345 hợp đồng lao động.

Trên đây là một số nét chủ yếu về Công ty Xây dựng Lũng Lô - Bộ Quốc phòng. Chúng ta sẽ tìm hiểu về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong phần tiếp theo.

2.1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty XD Lũng Lô giai đoạn 2009- 2011

Kể từ khi thành lập cho đến nay, Công ty Xây dựng Lũng Lô đã trải qua rất nhiều khó khăn thách thức trong quá trình hoạt động của mình. Tuy nhiên, công ty thường xuyên được sự quan tâm của Thường vụ Đảng uỷ, thủ trưởng Bộ Tư lệnh Công binh và các cơ quan cấp trên cộng với sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng hướng của Ban Giám đốc Công ty cũng như sự nhiệt tình và đồng lòng nhất trí của toàn thể nhân viên, đến nay Công ty đã đạt được những kết quả hết sức đáng khích lệ. Một ví dụ cụ thể là trong tháng 2 vừa qua, Công ty đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Nhà nước trao tặng. Đó là một nguồn động viên cổ vũ to lớn đối với tinh thần lao động trong toàn công ty.

Theo đánh giá của Bộ Quốc phòng năm 2010 và năm 2011, Công ty Xây dựng Lũng Lô là một trong ba doanh nghiệp lớn làm ăn có hiệu quả nhất toàn quân. Để có thể làm được điều đó cũng không phải là một việc đơn giản do bởi tính chất hoạt động của công ty. Cụ thể là trong 3 năm qua, công ty đã tập trung thi công nhiều công trình trọng điểm của Nhà nước và Bộ Quốc phòng, nhiều công trình có tính chất phức tạp về kỹ thuật, khối lượng lớn, tiến độ gấp, thời tiết diễn biến phức tạp, thiết kế kỹ thuật của một số dự án còn chậm, thay đổi phát sinh nhiều (Dự án Đê chắn sóng Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất, Dự án Nhà máy thuỷ điện A Vương) ; các dự án mà công ty thi công trải dài từ vùng núi cao đến biên giới và hải đảo. Bên cạnh đó, công tác tìm kiếm việc làm trong cơ chế thị trường gặp nhiều khó

30

khăn, tính chất cạnh tranh cao, các công trình xây dựng cơ bản vốn ngân sách nhà nước chậm được thanh toán, nợ đọng kéo dài dẫn đến vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh và mua sắm trang thiết bị phục vụ thi công các công trình lớn cũng gặp không ít khó khăn.

Tuy vậy, công ty đã luôn giữ được uy tín trên thị trường, tích cực chủ động tìm kiếm việc làm và cơ bản đảm bảo nguồn vốn cho các xí nghiệp thành viên và công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đội ngũ cán bộ, chuyên môn kỹ thuật trong công ty ít nhiều tích luỹ được kinh nghiệm nhất định trong tổ chức quản lý, thi công các công trình lớn, đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và từng bước phát triển của công ty.

Để có thể nhìn rõ hơn về những thành quả mà Công ty Xây dựng Lũng Lô đã đạt được trong giai đoạn 2009-2011, chúng ta hãy xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu của Công ty Xây dựng Lũng Lô 2009-2011.

ĐVT: triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KD

1 Sản lượng 285.000 250.640 283.441

2 Doanh thu thuần 246.667 213.406 209.325

3 Chi phí sản xuất 231.074 202.300 198.912

4 Lợi nhuận trước thuế 15.593 11.106 10.413

II TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

A Tổng tài sản 408.882 437.352 468.304 1 TSLĐ và Đầu tư ngắn hạn 324.532 341.100 389.041

a Tiền 63.271 30.021 23.571

b Các khoản phải thu 210.834 220.374 235.216

c Hàng tồn kho 44.362 85.032 119.499

31

TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

d TSLĐ khác 5.173 5.672 11.055

2 TSCĐ và Đầu tư dài hạn 84.350 96.252 79.263

a TSCĐ 72.704 82.668 62.428

Nguyên giá 143.652 163.932 161.510 Hao mòn luỹ kế 70.948 81.264 97.082

b Đầu tư dài hạn 11.646 13.582 14.835

B Tổng nguồn vốn 408.882 437.352 468.304 1 Nợ phải trả 350.427 377.908 406.210 a Nợ ngắn hạn 281.039 314.982 370.501 Vay ngắn hạn 38.047 42.141 48.681 Nợ ngắn hạn khác 242.992 272.841 321.820 b Nợ dài hạn 14.192 21.860 11.760 c Nợ khác 55.195 41.065 23.949 2 Nguồn vốn Chủ sở hữu 58.455 59.443 62.094

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009, 2010 và 2011 của công ty [18].

Như vậy, chúng ta thấy rằng công ty luôn đạt được kết quả tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nguồn vốn và tài sản của công ty không ngừng tăng trưởng. Lợi nhuận hàng năm đều đạt mức trên 10 tỷ đồng. Điều đáng nói ở đây là nguồn vốn chủ sở hữu có tốc độ tăng rất nhanh: về mặt tuyệt đối tăng lên 4 tỷ từ năm 2009 đến 2011 và đạt 62,094 tỷ đồng tại 31/12/2011, đây là một kết quả rất tốt. Song song với sự tăng trưởng của nguồn vốn chủ sở hữu chúng ta cũng cần thấy rằng Công ty Xây dựng Lũng Lô cũng đã rất chú trọng đến việc đầu tư vào tài sản để có thể đáp ứng được yêu cầu của các dự án lớn. Từ 143 tỷ đồng nguyên giá tài sản cố định năm 2009 (với giá trị còn lại là 72 tỷ đồng) đã đầu tư trên 18 tỷ đồng để cuối năm 2011 đạt 161 tỷ đồng nguyên giá (với giá trị còn lại là 64 tỷ đồng). Điều đó cũng cho thấy công ty đã rất quan tâm đến việc trích khấu hao của tài sản cố định để tái đầu tư.

32

Ngoài ra, hàng năm công ty đều đóng góp vào ngân sách nhà nước qua nguồn thuế từ 5 đến 7 tỷ đồng, đóng góp xây dựng Bộ Quốc phòng và Binh chủng Công binh hàng tỷ đồng. Đây là một thành công mà không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được.

Như vậy, những thành công mà Công ty Xây dựng Lũng Lô đã đạt được trong hoạt động của mình là không nhỏ và đáng khích lệ. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy là trong thời gian tới thì công ty sẽ gặp không ít khó khăn trở ngại do thị trường quen thuộc bị thu hẹp (rà phá bom mìn), các công trình chỉ định thầu ngày càng ít... Bên cạnh đó, các quy định của Nhà nước về hoạt động xây dựng cũng như công tác tài chính ngày càng chặt chẽ hơn mà cụ thể là Luật Kế toán có hiệu lực từ ngày 01/01/2004.

Chính vì vậy, yêu cầu quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý tài chính nói riêng được đề ra ngày càng cao. Đứng trước yêu cầu đó, công tác phân tích tài chính càng ngày càng phải được nhìn nhận và đánh giá một cách đúng đắn về vai trò của nó để góp phần quản lý tài chính của Công ty Xây dựng Lũng Lô một cách có hiệu quả nhất.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ GIAI ĐOẠN 2009-2011. XÂY DỰNG LŨNG LÔ GIAI ĐOẠN 2009-2011.

Là một doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, Công ty Xây dựng Lũng Lô đã nhận thấy vai trò hết sức quan trọng của công tác phân tích tài chính. Công ty đã thực hiện công tác này kể từ ngày thành lập. Mức độ đầu tư cho công tác này tại công ty ngày càng tăng và việc sử dụng các thông tin do phân tích tài chính mang lại ngày một hiệu quả hơn. Để có thể thấy rõ điều đó chúng ta hãy đi vào tìm hiểu thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty trong 3 năm qua (từ năm 2009 đến năm 2011).

33

Công ty Xây dựng Lũng Lô được tổ chức quản lý theo mô hình hạch toán phụ thuộc. Báo cáo tài chính của toàn công ty được tổng hợp từ 08 bộ phận: Báo cáo của Văn phòng công ty và Báo cáo của 07 xí nghiệp thành viên.

Tuy nhiên, hiện tại ở Công ty mới chỉ thực hiện công tác phân tích tài chính của toàn công ty. Tại các xí nghiệp thành viên chưa thực hiện được công tác này.

Bộ phận đảm nhiệm công tác phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô gồm 03 người, biên chế thuộc Phòng Tài chính Kế toán của công ty. Đây là 03 kế toán viên và kiêm nhiệm thêm công tác phân tích tài chính điều đó có nghĩa là ngoài công việc hàng ngày của một kế toán viên thì khi có yêu cầu (cụ thể là cuối mỗi năm tài khoá, sau khi có báo cáo tài chính được duyệt) thì sẽ tiến hành công tác phân tích tài chính. Các nhân viên này đều tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính kế toán, được thường xuyên bồi dưỡng và cập nhật các kiến thức chuyên môn.

2.2.2. Nguồn thông tin phục vụ công tác phân tích tài chính.

Như đã trình bày ở chương 1, kết quả của công tác phân tích tài chính sẽ là không đáng tin cậy nếu như nó dựa trên các thông tin không xác thực để phân tích. Tại Công ty Xây dựng Lũng Lô, tính chất xác thực của các Báo cáo tài chính – nguồn thông tin quan trọng nhất phục vụ cho công tác phân tích tài chính - được đặt lên hàng đầu. Hàng năm, sau khi kết thúc năm tài chính, đều có kiểm toán Nhà nước hoặc kiểm toán độc lập được mời đến để kiểm toán các báo cáo tài chính của công ty. Chính vì vậy mà các thông tin sử dụng để phân tích tài chính đều mang tính chính xác cao và hoàn toàn đáng tin cậy.

Các báo cáo tài chính được sử dụng trong phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và Thuyết minh báo cáo tài chính.

Thực tế trong các năm qua, từ 2009 đến 2011, Bộ Tài chính và Cục Tài chính Bộ Quốc phòng vẫn chưa quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải lập Báo cáo Lưu

34

chuyển tiền tệ. Chính vì thế nên hiện tại Công ty Xây dựng Lũng Lô cũng chưa lập Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ và do đó thông tin phục vụ công tác phân tích tài chính tại công ty chưa bao gồm các thông tin có được từ báo cáo này.

Trong công tác phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô, ngoài các thông tin có được từ các báo cáo tài chính thì nguồn thông tin bên ngoài doanh nghiệp cũng được sử dụng. Các nhà phân tích đã sử dụng các thông tin về tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, xu thế phát triển của ngành nghề xây dựng, sự biến động về giá cả của các mặt hàng nguyên liệu đầu vào như xăng dầu, xi măng, sắt thép... để đánh giá và đưa ra những kết luận xác đáng.

2.2.3. Phương pháp phân tích tài chính.

Như chúng ta đã biết, lựa chọn phương pháp phân tích tài chính là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công hoặc thất bại của công tác phân tích tài chính trong một doanh nghiệp. Một điều hiển nhiên là không phải phương pháp phân tích này mang lại thành công khi áp dụng tại doanh nghiệp này thì cũng sẽ mang lại kết quả tốt khi áp dụng nó vào doanh nghiệp khác bởi vì một loại hình doanh nghiệp có một đặc thù riêng và mỗi doanh nghiệp trong cùng một ngành lại có những đặc điểm riêng có của mình.

Các phương pháp phân tích tài chính truyền thống gồm có các phương pháp sau đây:

Phương pháp tỷ lệ:

Phương pháp tỷ lệ: là phương pháp phân tích có hiệu quả cao và dễ sử dụng. Do đó, tác giả đã sử dụng phương pháp này trong tính toán hầu hết các chỉ tiêu phân tích tài chính.

Phương pháp so sánh:

Phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu giữa kỳ thực hiện so với kỳ trước để từ đó làm rõ xu hướng biến động của các chỉ tiêu này. Dựa trên cơ sở xu thế phát triển đó để có thể rút ra các kết luận nhằm giúp cho việc ra các quyết định

35

để khuyến khích phát triển hoặc để điều chỉnh xu hướng phát triển đó theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.

2.2.4. Nội dung phân tích tài chính.

Nội dung phân tích tài chính được thực hiện hai phần chủ yếu sau: - Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty.

- Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trưng như: khả năng thanh toán, năng lực hoạt động, cơ cấu tài chính và khả năng sinh lời.

Các nội dung này được thực hiện cụ thể như sau:

2.2.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty.

2.2.4.1.1. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn.

Từ năm 2010 trở về trước, tại Công ty Xây dựng Lũng Lô nội dung phân tích này mới chỉ áp dụng ở mức sơ sài, chưa đi sâu vào phân tích chi tiết. Năm 2011, nội dung này đã được thực hiện cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng Lũng Lô.

ĐVT: triệu VNĐ

Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 Sử dụng vốn Nguồn vốn Tài sản

Tiền và CK dễ bán 30.021 23.571 6.450

Các khoản phải thu 220.374 235.216 14.842

Dự trữ &TSLĐ khác 90.704 130.254 39.550

Tài sản cố định 96.252 79.263 16.989

Nguồn vốn

36 Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 Sử dụng vốn Nguồn vốn Các khoản PT, PNộp 272.841 321.820 48.979 Nợ dài hạn 21.861 11.760 10.101 Nợ khác 41.065 23.949 17.116 Nguồn vốn CSH 59.443 62.094 2.651 Tổng cộng: 437.351 468.304 81.609 81.609

Nguồn: Phòng Tài chính Công ty XD Lũng Lô.

Dựa vào bảng số liệu tính toán nêu trên, chúng ta có thể rút ra nhận xét về diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty XD Lũng Lô như sau:

Công ty Xây dựng Lũng Lô khai thác nguồn vốn bằng cách chủ yếu là vay ngắn hạn, tăng các khoản phải trả, phải nộp và tích cực trích khấu hao tài sản cố định. Trong tổng số nguồn vốn được cung ứng là 81.609 triệu đồng, vay ngắn hạn ngắn hạn là 6.540 triệu (chiếm 8,01%), các khoản phải trả, phải nộp là 48.979 triệu (chiếm tới 59,56%), còn khấu hao TSCĐ và giảm đầu tư dài hạn là 16.989 triệu (chiếm 20,82%). Như vậy, 67,57% tổng số vốn của công ty được hình thành bằng cách vay ngắn hạn và bằng cách chiếm dụng (trong đó chủ yếu là chiếm dụng).

Với tổng nguồn vốn là 81.609 triệu đồng, Công ty Xây dựng Lũng Lô đã sử

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác phân tích tài chính công ty xây dựng lũng lô (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)