Một là: Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ tài chính kế toán
và phân tích tài chính cho các doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy trình độ năng lực của đội ngũ thực hiện công tác tài chính kế toán trong các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng chưa thật cao. Là cơ quan chủ
90
quản đầu ngành nghiệp vụ, Cục Tài chính – Bộ Quốc phòng nên thường xuyên tổ chức các lớp, các hội nghị chuyên ngành cho các doanh nghiệp. Việc này trước hết là sẽ tạo điều kiện để Cục Tài chính có thể quản lý các doanh nghiệp một cách tốt hơn. Tiếp đến là sẽ nâng cao hiệu quả cho công tác phân tích tài chính của các doanh nghiệp.
Hai là: Cục Tài chính – Bộ Quốc phòng nên quy định bắt buộc về việc lập
Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ trong các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng. Điều này sẽ tạo thêm áp lực cho công ty trong việc hoàn chỉnh hệ thống thông tin phục vụ cho phân tích tài chính vì lúc đó Báo cáo này được lập ra không chỉ phục vụ cho phân tích mà còn mang tính chất báo cáo với Nhà nước.
91
KẾT LUẬN.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường muốn đứng vững đều phải quan tâm đến công tác tài chính, đảm bảo cho mình có được một nền tài chính vững mạnh, đủ sức chống chọi với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải thường xuyên tiến hành công tác phân tích tài chính đối với doanh nghiệp mình.
Qua thời gian thực tập, nghiên cứu thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô - Bộ Quốc phòng, tác giả đã hoàn thành đề tài: “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô - Bộ Quốc phòng”.
Những nội dung cơ bản được đề cập đến trong đề tài là:
Lý luận chung về công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Đánh giá được thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô và tìm ra được nguyên nhân của những hạn chế trong công tác này nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện.
Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Lũng Lô.
Mong muốn của tác giả là đề tài của mình sẽ là cơ sở giúp cho Công ty Xây dựng Lũng Lô có điều kiện hoàn thiện công tác phân tích tài chính để phục vụ một cách tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên, vì khả năng bản thân và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên những kết quả nghiên cứu đạt được chỉ mới là bước khởi đầu. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp bổ sung của các thầy cô giáo, các chuyên gia và các độc giả để đề tài được hoàn thiện hơn.
92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Tài chính (2000), Chế độ báo cáo tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội.
[2] Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp.
[3] Bộ Tài chính (2001), Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố bốn (04) chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt 1.
[4] Bộ Tài chính (2002), Thông tư số 89/2002/TT/BTC ngày 09/10/2002 về việc hướng dẫn kế toán thực hiện bốn (04) chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. [5] Bộ Tài chính (2002), Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 về việc ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt 2.
[6] Cục Tài chính, Bộ Quốc Phòng (2010), Chế độ báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp Quân đội ngày 31/10/2010.
[7] Cục Tài chính, Bộ Quốc Phòng (2010), Quy định hệ thống báo cáo tài chính và hướng dẫn lập các báo cáo tài chính trong doanh nghiệp kinh tế quốc phòng ngày 10/11/2010.
[8] Các tạp chí Tài chính, Kế toán, Kiểm toán và Nghiên cứu kinh tế (2009-2011). [9] Công ty Xây dựng Lũng Lô (2009-2011), Báo cáo tài chính các năm 2009, 2010, 2011 .
[10] Công ty Xây dựng Lũng Lô (2009-2011), Báo cáo phân tích tài chính các năm 2009, 2010, 2011.
[11] Công ty Xây dựng Lũng Lô (2009-2012), Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2009, 2010, 2011 và kế hoạch sản xuất năm 2012.
[12] Đoàn Xuân Tiên (2009), Giáo trình kế toán quản trị doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.
[13] Lưu Thị Hương (1998, 2002), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
93
[14] Nguyễn Năng Phúc (2011), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[15] Nguyễn Văn Công (2002), Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội.
[16] Nguyễn Văn Chọn (1999), Quản lý nhà nước về kinh tế và quản trị kinh doanh trong xây dựng, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
[17] Trần Ngọc Thơ (2003), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nxb Thống kê, Hà Nội.
[18] Viện Nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2008), Quản lý Tài chính doanh nghiệp; Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
[19] Vũ Duy Hào (1998), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội. [20] Vũ Duy Hào, Đàm Văn Huệ, Phạm Long (2000), Quản trị Tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội.