Ảnh hưởng của dung môi hữu cơ ethanol

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ hóa học Nghiên cứu điều chế Crom Oxid Cr2O3 sử dụng trong xúc tác (Trang 75 - 77)

3.2.4.1. So sánh độ chuyển hóa congo đỏ của các mẫu có và không có dung môi ethanol

Chúng tôi tiến hành chuỗi phản ứng so sánh độ chuyển hóa congo đỏ H (%) của các mẫu C-500-0.25 (không có ethanol) và mẫu C-500-0.25-1(tỉ lệ thể tích ethanol : thể tích dung dịch khảo sát là 1:10).

Kết quả thực nghiệm được trình bày trong bảng 3.8 và hình 3.14.

Bảng 3.8. Độ chuyển hóa congo đỏ của các mẫu có và không có ethanol

t, phút 30 60 90 120 150 180

C-500-0.25 5.78 11.54 15.93 18.67 20.86 21.41

Gvhd: Ts. Huỳnh Thị Kiều Xuân Chv: Trương Thị Tuyết Nhung 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 0 50 100 150 200 t(phút) H(%) C-500-0.25 C-500-0.25-1

Hình 3.14. Độ chuyển hóa congo đỏ của các mẫu có và không có ethanol

Nhận xét

Mẫu C-500-0.25-1 khi có mặt ethanol có hiệu suất chuyển hóa đạt 29.61% cao hơn so với mẫu C-500-0.25 chỉ đạt 21.41%.

3.2.4.2. Khảo sát độ hấp phụ congo đỏ

Kết quả khảo sát độ hấp phụ cực đại sau 180 phút trên các mẫu xúc tác được trình bày trong bảng 3.9.

Bảng 3.9. Độ hấp phụ congo đỏ trên các mẫu có và không có ethanol

Mẫu C0, mg/l C, mg/l %hấp phụ

C-500-0.25 23.61 22.54 4.54

C-500-0.25-1 23.96 21.11 11.92

Nhận xét

Mẫu C-500-0.25-1 có độ hấp phụ cao hơn hẳn mẫu C-500-0.25 (khoảng 2.6 lần). Điều này cũng phù hợp với các giá trị BET (mục 3.1.3.1) và của SEM

Gvhd: Ts. Huỳnh Thị Kiều Xuân Chv: Trương Thị Tuyết Nhung

(mục 3.1.2.1). Việc giảm số tinh thể lớn khi sử dụng ethanol trong quá trình điều chế làm tăng diện tích bề mặt và tăng khả năng hấp phụ congo đỏ.

3.2.4.3. Đánh giá tương đối khả năng xúc tác không kể hấp phụ sau 180 phút

Kết quả được trình bày trong bảng 3.10.

Bảng 3.10. Khả năng xúc tác của các mẫu có và không có ethanol

Mẫu % chuyển hóa % hấp phụ % xúc tác

C-500-0.25 21.4 4.5 16.9

C-500-0.25-1 29.6 11.9 17.7

Nhận xét

Kết quả khảo sát cho thấy mẫu C-500-0.25-1 (có ethanol) có hoạt tính xúc tác cao hơn mẫu C-500-0.25 (không có ethanol) nhưng không đáng kể.

Chúng tôi chọn điều kiện điều chế Cr2O3 khi có sự hiện diện của ethanol để

khảo sát tiếp phương pháp điều chế Cr2O3 trên chất mang diatomite để có các hạt

Cr2O3 tương đối đều đặn hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ hóa học Nghiên cứu điều chế Crom Oxid Cr2O3 sử dụng trong xúc tác (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)