Phương pháp oxi hóa congo đỏ bằng oxigen không khí

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ hóa học Nghiên cứu điều chế Crom Oxid Cr2O3 sử dụng trong xúc tác (Trang 56 - 57)

Chúng tôi tiến hành khảo sát hoạt tính xúc tác bằng phản ứng oxi hóa congo đỏ bằng oxigen không khí vì phản ứng dễ thực hiện, có thể thu được kết quả nhanh chóng khi xác định nồng độ congo đỏ bằng phương pháp trắc quang.

Trên lý thuyết, quá trình oxi hóa hoàn toàn chất hữu cơ nói chung và congo

đỏ nói riêng sẽ tạo thành sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O. Trong thực tế, quá

trình oxi hóa congo đỏ bằng oxigen không khí xảy ra rất phức tạp và có thể dừng ở giới hạn cắt ngắn mạch hoặc tạo các sản phẩm phụ trung gian do đặc tính cấu trúc của congo đỏ cũng như bản chất của xúc tác sử dụng.

Các điều kiện cố định:

• Phản ứng được thực hiện ở nhiệt độ phòng và áp suất khí quyển.

• Chuẩn bị 500 mL dung dịch congo đỏ có nồng độ ban đầu C0≈ 25.00 mg/L.

• Hút 4.00mL dung dịch + 2.00mL đệm rồi đem đo quang để xác định chính

xác nồng độ đầu.

• Chuẩn bị 500 mL dung dịch khảo sát có nồng độ đầu xác định và lượng xúc

tác trong đó có 0.2g Cr2O3 cho vào phễu chiết 1000 mL.

Tiến hành oxi hóa congo đỏ bằng cách sục không khí liên tục bằng máy sục khí gắn phía dưới phễu chiết trong suốt thời gian phản ứng.

Cứ mỗi 30 phút dùng pipet hút khoảng 6mL dung dịch ra cho vào một ống nghiệm rồi đem ly tâm.

Gvhd: Ts. Huỳnh Thị Kiều Xuân Chv: Trương Thị Tuyết Nhung

Sau khi ly tâm gạn lấy phần nước trong cho vào một ống nghiệm khác, dùng pipet rút 4 mL dung dịch này cho vào một ống nghiệm có chứa sẵn 2 mL dung dịch đệm pH = 8.6 rồi đem đo quang.

Phản ứng được tiến hành cho đến khi nồng độ dung dịch thay đổi không đáng kể.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ hóa học Nghiên cứu điều chế Crom Oxid Cr2O3 sử dụng trong xúc tác (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)