Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công tác chọn lọc giống đến sinh trưởng của đàn bò hmông tại huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 49)

1. Đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò H'Mông tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. 2. Bình tuyển, phân loại, chọn lọc ghép đôi giao phối.

3. Theo dõi sức sinh trưởng của đàn bê sinh ra

4. Đánh giá ảnh hưởng của công tác chọn lọc giống đến đời sau.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điều tra đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò H'Mông

Áp dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (PRA) có sự tham gia của người dân:

- Thu thập số liệu thứ cấp về tình hình chăn nuôi bò từ UBND các xã trong huyện, thu thập số liệu thống kê hàng năm về đàn bò ở phòng NN&PTNT, Trạm Khuyến nông, UBND huyện, thông tin từ các báo cáo.

- Xây dựng phiếu điều tra với các thông tin về sinh trưởng, sinh sản, phương thức nuôi dưỡng, sử dụng thức ăn, sử dụng đàn bò, tình hình bệnh tật trên đàn bò và lấy thông tin điều tra qua phỏng vấn.

Số lượng 150 phiếu điều tra đã được lấy với số lượng 16 thông tin/phiếu.

2.3.2. Tổ chức bình tuyển, đánh giá chất lượng đàn bò H'Mông địa phương

Áp dụng tiêu chuẩn bình tuyển giám định chất lượng đàn bò Vàng Việt Nam đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành. Gồm các khâu công việc:

- Xây dựng và thống nhất mẫu phiếu lấy thông tin bình tuyển đàn bò. - Tổ chức nhân lực và tập huấn phương pháp bình tuyển.

- Chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ để bình tuyển giám định - Nội dung bình tuyển giám định:

+ Ngoại hình, thể chất đàn bò H'Mông + Sức sinh trưởng của đàn bò

+ Sức sinh sản của đàn bò - Các chỉ tiêu giám định: + Khối lượng đàn bò đực, cái.

+ Kích thước các chiều đo cơ thể gồm (VN, DTC, CV)

- Xử lý thống kê các số liệu bình tuyển để giám định và chọn lọc bò đực đủ điều kiện đưa vào thí nghiệm.

2.3.3. Tuyển chọn đàn bò thí nghiệm

Trên cơ sở số liệu bình tuyển đàn bò H'Mông trong huyện, tiến hành chon lọc phân loại đàn bò làm 3 nhóm: Tầm vóc to, tầm vóc trung bình và tầm vóc nhỏ.

2.3.3.1. Chọn bò cái thí nghiệm

Chọn những bò cái sinh sản có khối lượng trưởng thành từ cao nhất trở xuống trong mỗi nhóm, kết hợp tuổi đẻ lứa đầu và khoảng cách hai lứa đẻ từ trung bình trở lên.

+ Chọn được 30 bò cái có khối lượng cơ thể trung bình 353,8 kg đưa vào lô thí nghiệm.

+ Chọn được 30 bò cái đại trà có khối lượng trung bình 284,0 kg đưa vào lô đối chứng.

2.3.3.2. Tuyển chọn bò đực giống

Trên cơ sở số liệu điều tra đánh giá chất lượng đàn bò địa phương , tuyển chọn những bò đực điển hình, đủ tiêu chuẩn bò đực giống (4-5 tuổi, đẹp về ngoại hình, đã có bê sinh ra) và khối lượng cơ thể lớn nhất trong đàn.

+ Đã chọn được 3 đực giống có khối lượng cơ thể lớn, trung bình 421,0 kg đưa vào thí nghiệm

+ Đã chọn 3 bò đực đại trà có khối lượng trung bình của đàn 342,6 kg để đưa vào lô đối chứng.

2.3.4. Bố trí thí nghiệm

Bảng 2.1. Sơ đồ thí nghiệm

Diễn giải ĐVT Lô thí nghiệm Lô đối chứng 1. Số lƣợng - Bò đực con 3 3 - Bò cái con 30 30 2. Khối lƣợng bình quân - Bò đực Kg/con 421,00 ± 5,40 342,60 ± 4,00 - Bò cái Kg/con 353,80 ± 11,50 284,00 ± 7,30 3.Tuổi - Bò đực năm 4-5 4-5 - Bò cái năm 2-3 2-3

4. Lứa đẻ của bò cái Lứa 1-2 1-2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.5. Quản lý bò thí nghiệm

- Bò đực giống và bò cái được đánh số, có sổ theo dõi từng nhóm, từng lô. - Khi bò cái động dục được phối giống và giữ tại nhà đến khi hết động dục. - Bò thí nghiệm được nuôi dưỡng theo điều kiện của dân chủ yếu là nuôi nhốt, thức ăn được cung cấp tại chuồng.

- Bò, bê của cả hai lô thí nghiệm và đối chứng được tiêm phòng định kỳ, tẩy giun theo quy trình của thú y.

2.3.6. Theo dõi khả năng sinh trưởng phát triển của đàn bê sinh ra

- Cân khối lượng bê ở các mốc tuổi sơ sinh, 3 và 6 tháng tuổi bằng cân bàn và cân điện tử.

- Đo kích thước một số chiều đo cơ thể bằng thước dây và thước gậy. - Cân đo gia súc vào buổi sáng trước khi bê ăn hay đi chăn thả.

* Sinh trưởng tích lũy: Là khối lượng, kích thước, thể tích của bò tích lũy được trong một thời gian.

* Sinh trưởng tuyệt đối: Biểu hiện sự tăng khối lượng, kích thước cơ thể trong một đơn vị thời gian và được tính theo công thức:

W2 -W1

R = t2 - t1

Trong đó:

R: sinh trưởng tuyệt đối (gr/con/ngày) W1, W2: Khối lượng ban đầu và kết thúc t1 , t 2: Thời gian ban đầu và thời gian kết thúc

* Sinh trưởng tương đối: Tính bằng phần trăm biểu thị sự tăng khối lượng cơ thể so với khối lượng ban đầu, theo công thức:

W2 - W1

R(%) = x 100 (W2 + W1)/2

Trong đó:

R : Là sinh trưởng tương đối (%) W1 : là khối lượng cân kỳ đầu W2 : là khối lượng cân cuối kỳ

- Xác định khối lượng bê bằng cách cân trực tiếp. Phương pháp xác định kích thước các chiều đo:

- Dài thân chéo: Khoảng cách từ chỗ lồi phía trước của xương bả vai đến phía sau của xương u ngồi (dùng thước dây, thước gậy).

- Vòng ngực: Chu vi quanh ngực tiếp giáp với phía sau xương bả vai, sát nách chân trước (dùng thước dây).

- Cao vây: Khoảng cách từ mặt đất đến u vai (dùng thước gậy).

- Vòng ống: Đo chu vi 1/3 phía trên của xương bàn chân trước bên trái chỗ nhỏ nhất (cm), (dùng thước dây).

2.3.7. Đánh giá sự tương quan giữa khối lượng bò bố và bò mẹ với khối lượng bê sinh ra lượng bê sinh ra

Sử dụng phương trình hồi quy để biểu thị tương quan giữa khối lượng bò bố, bò mẹ với khối lượng sơ sinh của bê và giữa khối lượng sơ sinh với khối lượng của bê các giai đoạn sinh trưởng.

2.4. Xử lí số liệu

(GLM) và phương trình hồi quy được xác định bằng chương trình thống kê sinh học Minitab version 14.0. Sai khác giá trị trung bình được so sánh theo phương pháp Tukey.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng và chất lƣợng đàn bò H’Mông

3.1.1. Quy mô và số lượng bò điều tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhằm đánh giá thực trạng và thu thập thông tin để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành điều tra, đánh giá đàn bò H'Mông tại huyện Đồng Văn, kết quả được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Địa điểm, quy mô và số lƣợng bò điều tra

STT Xã điều tra

Số hộ điều tra

(hộ)

Số bò điều tra (con)

Tổng số Bò cái Bò đực 1 Xã Hố Quáng Phìn 19 46 32 14 2 Xã Phố cáo 19 45 32 13 3 Xã Sảng Tủng 18 45 32 13 4 Xã Thài Phìn Tủng 18 39 28 11 5 Thị Trấn Đồng Văn 19 43 31 12 6 Thị Trấn Phó Bảng 19 44 31 13 7 Xã Vần Chải 19 43 31 12 8 Xã Sà Phìn 19 47 33 14 Cộng 150 352 250 102

Qua bảng trên cho thấy: Tổng số bò là 352 con (Bò cái 250 con, bò đực 102 con); số hộ nông dân điều tra là 150 hộ; địa bàn điều tra là 8 xã và thị trấn thuộc huyện Đồng Văn.

3.1.2. Cơ cấu đàn bò điều tra

Với số liệu thu thập được qua kết quả điều tra chúng tôi tiến hành phân tích đánh giá các chỉ số liên quan đến tính biệt và lứa tuổi của đàn bò, số liệu được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Cơ cấu đàn bò điều tra

STT Chỉ tiêu ĐVT

Tổng số bò điều

tra

Cơ cấu đàn bò điều tra

cái (tháng tuổi) đực (tháng tuổi) Số lƣợng (con) 0-12 13-24 25-36 Số lƣợng (con) 0-12 13-24 25-36 1 Số lượng Con 352 250 38 66 146 102 34 53 15 2 Tỷ lệ chung % 71,02 10,80 18,75 41,48 28,98 9,66 15,06 4,26 3 Tỷ lệ theo tính biệt % 100 15,20 26,40 58,40 100 33,33 51,96 14,71

Tổng số điều tra 162 hộ nhưng có 12 hộ không đảm bảo đủ điều kiện nên chúng tôi xử lý trên 150 hộ. Với mẫu điều tra ngẫu nhiên vùng nghiên cứu đã khảo sát tổng số 352 bò. Trong số bò khảo sát có số bò đực là 102 con, chiếm 28,98 % và bò cái là 250 con, chiếm 71,02 %, như vậy rõ ràng số bò cái lớn hơn rất nhiều so với bò đực, điều này chứng tỏ người nông dân vẫn muốn nuôi bò sinh sản để kết hợp cày kéo và sinh bê bán tăng thu nhập.

Trong đàn bò cái thì tỷ lệ bò cái 25-36 tháng tuổi chiếm tỷ lệ khá cao 58,4 %, là điều kiện thuận lợi để tăng đàn đều đặn hàng năm nếu làm tốt công tác quản lý sinh sản. Với 146 bò cái sinh sản mà qua số bê 72 con ở độ tuổi 0-12 tháng (38 cái và 34 đực) cho thấy tỷ lệ đẻ trong đàn là khá cao. Ngược lại ở đàn bò đực chỉ có 15 bò 25-36 tháng, thì thấy rằng người dân không thích nuôi bò đực giống vì vậy nhìn chung về câu cấu đàn là thiếu đực giống, điều này ảnh hưởng trực tiếp cho công tác sinh sản phát triển đàn.

3.1.3. Quy mô đàn trong nông hộ

Kết quả điều tra 150 hộ chăn nuôi bò cho thấy chăn nuôi bò phổ biến là qui mô nhỏ. Số hộ nuôi qui mô 3-4 con chiếm tỉ lệ cao nhất (71 hộ chiếm 47,33 %), sau đó là hộ nuôi qui mô 1-2 con chiếm tỉ lệ cao nhất (66 hộ chiếm 44,00 %), hộ nuôi với qui mô ≥5 con là ít nhất (13 con chiếm 8,67 %). Trong quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy: những hộ nuôi 1 con thường là những hộ nghèo bắt đầu nuôi bò, từ các nguồn vốn ưu đãi hoặc những hộ gia đình trẻ ít nhân khẩu.

Bảng 3.3. Quy mô chăn nuôi bò H'Mông trong nông hộ

Diễn giải Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Tổng số hộ khảo sát (hộ) 150 100

Quy mô chăn nuôi

(con/hộ)

1-2 66 44,00

3-4 71 47,33

Đa số các hộ nuôi bò đều không có đủ điều kiện về đất đai và vốn để mở rộng qui mô chăn nuôi bò mang tính hàng hóa mà chủ yếu tồn tại hình thức chăn nuôi qui mô nhỏ, vừa sử dụng nguồn thức ăn sẵn có, tận dụng công lao động, tạo nguồn phân bón hữu cơ và tăng thu nhập cho gia đình.

44 66 47.33 71 8.67 13 0 10 20 30 40 50 60 70 80 1-2 3-4 ≥ 5 Tỷ lệ (%) Số lượng

Hình 3.1. Biểu đồ quy mô chăn nuôi bò H’Mông trong nông hộ 3.1.4. Tình hình sử dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nông dân sử dụng nguồn thức ăn sẵn có chính là cỏ (và cả cây lá) tự nhiên, tuy vậy cũng có 138 hộ (chiếm 92 %) đã có cỏ trồng sử dụng (chủ yếu là cỏ voi). Số hộ tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như: thân lá ngô... để nuôi bò chưa phải tất cả, trong khi hàng năm vẫn thiếu thức ăn, nhất là vào mùa đông khô hanh.

Tuy bình quân diện tích canh tác/hộ thấp nhưng canh tác cây trồng ở nông hộ là khá đa dạng. Phụ phẩm của các cây trồng này đã tạo nên nguồn thức ăn đáng kể cho gia súc nhai lại. Lượng phụ phẩm nông nghiệp cũng khá dồi dào như thân lá ngô, các cây trồng khác… chủ yếu được đốt hoặc vứt bỏ rất lãng phí. Một số gia đình có sử dụng để bổ sung cho bò nhưng cũng chỉ là phụ phẩm thô mà chưa áp dụng kỹ thuật chế biến.

Kết quả điều tra về tỷ lệ sử dụng cây thức ăn thô xanh và các nguồn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi được trình bày ở Bảng 3.4 và Hình 3.2.

Bảng 3.4. Tỷ lệ sử dụng thức ăn thô xanh và phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi

Loại thức ăn thô xanh và phụ phẩm nông nghiệp Số hộ sử dụng (hộ) Tỷ lệ hộ sử dụng (%) Tỷ lệ chế biến (%) Cỏ voi 138 92,00 -

Thân lá cây ngô tươi 74 49,33 -

Lõi ngô và bẹ ngô sau thu hạt 38 25,33 -

Thân lá cây ngô khô 12 8,00 -

Các cây trồng khác 17 11,33 -

Cỏ họ đậu 9 6,00 -

Các loại thức ăn thô xanh và phụ phẩm sẵn có và việc sử dụng để làm thức ăn cho gia súc nhai lại ở nông hộ có sự khác biệt lớn. Cỏ voi có tỷ lệ sử dụng cao nhất 92% (138/150 hộ điều tra) nhưng vẫn không phải là tất cả, vẫn có tới 8% hộ gia đình không sử dụng. Thân lá cây ngô tươi có tỷ lệ sử dụng khá cao (chiếm 49,33%) nhưng khối lượng không nhiều chủ yếu là phần lá và ngọn cây ngô được người dân bóc, tỉa trong khi làm cỏ và phần ngọn chặt trước khi thu bắp. Thân lá cây ngô sau thu hoạch chỉ có ít hộ sử dụng, tuy nhiên có một số hộ lại sử dụng lõi và bẹ ngô sau thu hạt cho bò (25,33%). Ngoài ra cây họ đậu có tỉ lệ sử dụng chưa nhiều (6%). Có thể nói tất cả phụ phẩm nông nghiệp chủ yếu được sử dụng ở dạng thô, không được chế biến nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng.

138 92,00 74 49,33 38 25,33 12 8,00 17 11,33 9 6,00 0 20 40 60 80 100 120 140 Cỏ voi Thân lá cây ngô tươi Lõi ngô và bẹ ngô sau thu hạt Thân lá cây ngô khô Các cây trồng khác Cỏ họ đậu

Tỷ lệ sử dụng thức ăn thô xanh và phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi

Số hộ sử dụng (hộ) Tỷ lệ hộ sử dụng (%)

Hình 3.2. Biểu đồ tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi bò H'Mông

Như vậy, một khối lượng lớn nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp dùng làm thức ăn cho gia súc nhai lại đang bị lãng phí, trong đó có những loại nguyên liệu có giá trị dinh dưỡng cao (cây họ đậu sau thu hoạch). Tuy rằng, các loại phụ phẩm cây trồng có tính mùa vụ và kích thước cồng kềnh, nhưng nếu nông hộ thực hiện các biện pháp chế biến, dự trữ thì chắc rằng sẽ góp phần giải quyết tình trạng thiếu thức ăn thô cho gia súc.

Ngoài nguồn thức ăn thô xanh tự nhiên, trồng, phụ phẩm từ trồng trọt thì một số hộ cũng đã sử dụng cám gạo, ngô, sắn khô như là thức ăn tinh để bổ sung vào ban đêm nhất là trong mùa đông khi nguồn thức ăn thô xanh khan hiếm (87 hộ, chiếm 63%).

3.1.5. Điều kiện chuồng trại

Điều kiện chuồng trại tại các nông hộ được trình bày tại Bảng 3.5 và Hình 3.3.

Bảng 3.5. Chuồng trại cho chăn nuôi bò

Nội dung khảo sát Kết quả khảo sát

Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

Tổng số hộ khảo sát 150 100

Không có chuồng trại 0 0

Có chuồng trại 150 100

Loại chuồng kiên cố 74 49,33

Loại chuồng bán kiên cố 49 32,67

Loại chuồng thô sơ 28 18,67

Qua khảo sát thực tế cho thấy có 100% số hộ nuôi bò đều có chuồng, tuy nhiên mức độ kiên cố có khác nhau, trong đó khoảng nửa số hộ (49,33 %) là có chuồng kiên cố, khoảng 1/3 số hộ có chuồng bán kiên cố (32,67 %), chỉ còn khoảng dưới 1/5 số hộ có chuồng thô sơ.

150 100 150 100 74 49,33 49 32,67 28 18,67 10 30 50 70 90 110 130 150 Tổng số hộ khảo sát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có chuồng trại Kiên cố Bán kiên cố Thô sơ

Chuồng trại và các biện pháp thú y cho chăn nuôi bò

Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

Hình 3.3. Biểu đồ chuồng trại sử dụng trong chăn nuôi bò H'Mông

Số hộ có chuồng thô sơ chủ yếu là những hộ còn trẻ, mới nuôi được một thời gian ngắn, chưa tích lũy đủ điều kiện để làm chuồng kiên cố.

3.1.6. Một số chỉ tiêu về chất lượng đàn bò địa phương

3.1.6.1. Khối lượng của bò qua các tháng tuổi

Khảo sát, đánh giá chất lượng đàn bò địa phương về tầm vóc, khả năng sinh trưởng, sinh sản với tổng số gia súc là 352 bò (250 bò cái và 102 bò đực) trong tổng số 150 hộ nuôi bò. Dựa vào hai chỉ tiêu chính để đánh giá chất lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công tác chọn lọc giống đến sinh trưởng của đàn bò hmông tại huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 49)