Tổng quan tình hình nghiên chung về công tác giống bò Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công tác chọn lọc giống đến sinh trưởng của đàn bò hmông tại huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 33 - 41)

Ở nước ta, trong công tác giống bò, nhiều chương trình giống đã và đang được triển khai, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất và chất lượng đàn bò thịt Việt Nam, đặc biệt phải kể đến các chương trình:

(1) Chương trình cải tạo đàn bò địa phương thông qua phương pháp thụ tinh nhân tạo hoặc phối giống trực tiếp với bò đực giống Zêbu tạo bò lai có tỷ lệ máu ngoại trên 50%;

(2) Lai tạo, phát triển giống bò thịt chất lượng cao có tỷ lệ từ 75% máu ngoại trở lên bằng sử dụng tinh của các giống bò thịt cao sản phối với bò cái nền lai Zêbu;

(3) Chọn lọc và nhân thuần các giống bò Zêbu và các giống bò thịt cao sản nhập nội phù hợp với điều kiện sinh sản từng vùng. Hơn nữa có sức sản xuất thịt cao, sức kháng bệnh tốt, đặc biệt là đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Lai giống là phương pháp cải tiến năng suất và chất lượng thịt được áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi bò thịt. Các giống bò chuyên dụng thịt đã được

nhập vào nước ta nhằm lai tạo cải tạo giống bò địa phương. Con lai có năng suất và chất lượng thịt cao hơn hẳn giống bò địa phương.

Hiện nay, một trong những biện pháp nhằm nâng cao khả năng sản xuất thịt trong ngành chăn nuôi bò thịt đang được áp dụng ở nước ta là lai kinh tế giữa bò chuyên dụng thịt với bò nội trong nước. Quá trình cải tiến đàn bò Vàng của Việt Nam đã được thực hiện từ đầu thế kỷ trước, nhưng mới chính thức trở thành chương trình quốc gia khoảng 30 năm nay và được gọi là Chương trình Sind hoá đàn bò Vàng. Hiện nay đàn bò vàng Việt Nam đang được Sind hóa hoặc Zebu hóa, có nghĩa là dùng bò đực Red Sindhi hoặc các giống bò đực thuộc nhóm bò Zebu lai giống với bò trong nước. Các giống bò Zê-bu đã được nhập trong chương trình cải tạo đàn bò Vàng gồm bò Red Sindhi và bò Sahiwal nhập từ Pakistan trong thòi gian 1985 - 1987, bò Brahman đỏ và trắng nhập từ Cu-ba năm 1987 và từ Úc trong những năm 2001 - 2005. Mục đích là nâng cao tầm vóc của con lai F1, cải tiến năng suất, chất lượng thịt. Trên cơ sở đó để làm tiền đề cho những bước cải tiến tiếp theo hoặc theo hướng sữa hoặc theo hướng thịt.

Bên cạnh việc lai tạo và lai cải tiến đàn bò địa phương, chúng ta cũng đã nhập và nhân một số giống bò thịt như: Brahman, Droughtmaster.

Ở Việt Nam, có nhiều nghiên cứu cải tiến năng suất, chất lượng thịt tập trung vào hai lĩnh vực lai giữa giống bò thịt chuyên dụng với bò địa phương và phương thức nuôi bò lai nhằm mục đích nâng cao năng suất và chất lượng thịt.

Trong nghiên cứu lai tạo giống nhằm cải tiến năng suất và chất lượng thịt, Nguyễn Văn Thưởng và cs, (1985) [68], đã nghiên cứu dùng bò đực Red Sindhi lai cải tạo bò vàng Việt Nam đã nâng khối lượng của bò cái sinh sản từ 200 kg lên 270 - 280 kg, bò đực từ 250-280 kg lên 380 - 420 kg, tỷ lệ thịt xẻ tăng 5 %. Bò Lai Sind cũng được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam trong các nghiên cứu

về lai kinh tế với các giống bò hướng thịt ôn đới. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thưởng và cs, (1995) [65], về lai kinh tế giữa bò Lai Sind với F1 Zebu, F1 Brown Swiss, F1 Charolais, F1 Santa Gertrudis cho thấy bò lai F1 phát huy tác dụng tốt ưu thế sản xuất thịt giống bố. Kết quả thí nghiệm cho thấy khối lượng lúc 24 tháng tuổi tương ứng của các giống này là 223,5; 241,5; 236,2 và 241,7 kg, cao hơn đàn Lai Sind nuôi cùng điều kiện từ 48,7 - 61,5 kg.

Vũ Văn Nội và cs, (1995) [48], nghiên cứu lai giữa bò cái Lai Sind với bò đực chuyên dụng thịt đã nâng cao khối lượng bê lai, khối lượng bò lai F1 Charolais, F1 Hereford, F1 Limousine lúc 24 tháng tuổi vượt so với khối lượng F1 Red Sindhi từ 15 - 30%. Vũ Chí Cương và cs, (2007) [16] tiến hành lai tạo giữa bò chuyên dụng thịt với bò Lai Sind, con lai F1 Brahman và F1 Charolais đạt tăng khối lượng tương ứng 346 - 405 gr/con/ngày, nuôi vỗ béo lúc 18 tháng tuổi cho tăng khối lượng 732 - 845 gr/con/ngày.

Lê Viết Ly (2000) [32], tiến hành dự án chăn nuôi bò thịt có lãi do ACIAR tài trợ, sử dụng tinh bò đực Droughtmaster, Belmont Red, Red Brangus, Red Brahman với cái nền Lai Sind tại Vĩnh Phúc. Nguyễn Quốc Đạt và Nguyễn Văn Diện (1995) [20], tiến hành một số nghiên cứu lai kinh tế bò thịt tại thành phố Hồ Chí Minh và Bảo Lộc, Lâm Đồng. Kết quả về lai tạo bò thịt ở miền Trung và Tây Nguyên (1986 - 1990) cho thấy, các phương thức lai khác nhau thì ưu thế lai khác nhau. Nếu cặp lai F1 Red Sindhi là 100 % thì trong sản xuất F1 Charolais 126,4%, F1 Limousine 122,79%, F1 Hereford 116,63% và F1 Simmental 120,5%. Rõ ràng lai giống đã đưa lại hiệu quả chăn nuôi cao hơn trong cùng một điều kiện nuôi dưỡng. Gần đây nhất có nghiên cứu của Phạm Thế Huệ và cs, (2009) [28] cho thấy, khối lượng lúc 24 tháng tuổi của Bò lai F1 (Charolais x Lai Sind) và F1 (Brahman x Lai Sind) nuôi trong nông hộ tại Đăk Lăk đạt tương ứng 302,15 và 274,19 kg, cao hơn 32,1 và 20,5% so với bò Lai Sind (227,87 kg).

Trong nghiên cứu về tốc độ sinh trưởng của bê lai, Đinh Văn Cải và cs, (2001) [8], đã xác định được bê lai được tạo ra từ tinh bò đực Charolais, Abondance và Tarentaise với bò cái Lai Sind đạt tăng khối lượng tương ứng giai đoạn 9-12 tháng tuổi là 351,79 gr/con/ngày; 283,85 gr/con/ngày và 270,28 gr/con/ngày. Hoàng Văn Trường (2001) [77], tiến hành đánh giá khả năng sinh trưởng, cho thịt của bò lai F1 (Brahman x Lai Sind) và bò lai F2 (3/4 Brahman x ¼ Lai Sind) cho kết quả tăng khối lượng tương ứng 286,6 và 406,6 gr/ngày trong điều kiện chăn nuôi nông hộ tại Bình Định. Nghiên cứu của Vũ Chí Cương và cs, (2007) [16] cho thấy bê lai giữa bò chuyên dụng thịt với bò Lai Sind, con lai F1 Brahman và F1 Charolais đạt tăng khối lượng tương ứng 346-405 g/con/ngày. Theo nghiên cứu của Phạm Thế Huệ (2010) [26], hai nhóm Bò lai F1 (Charolais x Lai Sind) và F1 (Brahman x Lai Sind) nuôi trong nông hộ tại Đăk Lăk sau cai sữa đạt được tăng khối lượng cao nhất ở giai đoạn 12-18 tháng tuổi (361,99-436,52 gr/con/ngày), cao hơn so với bò Lai Sind (333,57 gr/con/ngày).

Nghiên cứu về phương thức chăn nuôi nhằm nâng cao khả năng cho thịt và cải tiến chất lượng thịt bò được tiến hành liên tục từ năm 1975 đến nay, là cơ sở vững chắc cho việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và hạn chế nhập khẩu thịt bò. Ngoài nghiên cứu về lai tạo giống còn có nhiều nghiên cứu khác nhau về cải tiến quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc, nguồn thức ăn để vỗ béo bò. Quy trình nuôi dưỡng bê lai F1 Charolais từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi để nâng cao khối lượng giết mổ được nghiên cứu bởi Nguyễn Văn Niêm (1996) [41] cho thấy, cần thiết phải vỗ béo bò lai lúc 21-24 tháng tuổi bằng các thức ăn giàu protein và giàu năng lượng sẵn có tại địa phương.

Để tìm hiểu mối quan hệ giữa chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn và năng suất, chất lượng thịt bò trong chăn nuôi, Vũ Văn Nội và cs, (2001) [46], đã nghiên cứu về sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có để vỗ béo bò nâng cao khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế. Kết quả nghiên cứu vào năm 1995 của Nguyễn Văn Thưởng và cs, [65] với việc bổ sung chế độ vỗ béo thu được kết quả các cặp lai giữa bò Lai Sind với F1 Zebu, F1 Brown Swiss, F1 Santa Gertrudis đạt tăng khối lượng 400-622 gr/con/ngày, trong đó bò lai F1 Charolais đạt tăng khối lượng khá cao 544- 630 gr/con/ngày.

Các nghiên cứu của Đinh Văn Cải và cs, (2001) [8], trong điều kiện không cho ăn thêm thức ăn tinh, không tập ăn sớm đối với bê con lai của 3 giống Charolais, Abondance và Tarentaise lúc 12 tháng tuổi đạt khối lượng lần lượt là 164,64; 139,03 và 142,5 kg, cao hơn hẳn so với bê Lai Sind cùng tháng tuổi (126,5 kg). Trong nghiên cứu của Vũ Văn Nội và cs, (1995) [50], về nuôi dưỡng một số bê lai F1 bằng cỏ cắt và bánh dinh dưỡng (MUB) cho tăng khối lượng đối với F1 Charolais 556 gr/ngày, F1 Simmental 520 gr/ngày và F1 Red Sindhi 368 gr/ngày. Nguyễn Văn Hòa và cs, (2005) [23], nghiên cứu vỗ béo bò Lai Sind bằng phụ phẩm nông nghiệp cho tăng khối lượng 600- 760 g/con/ngày, tỷ lệ thịt xẻ tăng từ 43,6 lên 47,7%, tỷ lệ thịt tinh tăng từ 34,9 lên 37,6 %. Vũ Chí Cương và cs, (2001) [17], đã tiến hành vỗ béo bò Lai Sind bằng khẩu phần rỉ mật cao 45 % chất khô của khẩu phần với rơm khô, không cần cỏ xanh cho tăng khối lượng 650-700 gr/con/ngày, trong khi nuôi đại trà chỉ đạt tăng khối lượng 300-400 gr/con/ngày.

Theo Vũ Chí Cương và cs, (2007) [16], đã nghiên cứu ảnh hưởng của các nguồn chất xơ khác nhau trong khẩu phần vỗ béo đến tăng khối lượng, hiệu quả sử dụng thức ăn của bò Lai Sind tại Đăk Lăk cho tăng khối lượng 0,583-0,839 kg/con/ngày. Trong một nghiên cứu khác, Vũ Chí Cương và cs, (2008) [13], nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế các mức protein thoát

ra trong các khẩu phần đến khả năng tăng khối lượng và hiệu quả kinh tế của bò lai F1 Brahman nuôi vỗ béo tại Đăk Lăk cho tăng khối lượng 0,732-0,845 kg/con/ngày. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Đạt và cs, (2008) [21], về vỗ béo bò Lai Sind, Brahman, Droughtmaster cho thấy tăng khối lượng tương ứng là 0,952l 1,183 và 1,552 kg/con/ngày. Kết quả nghiên cứu vỗ béo 21 - 24 tháng tuổi đối với bò lai F1 (Charolais x Lai Sind) và F1 (Brahman x Lai Sind) của Phạm Thế Huệ và cs, (2009) [28] cho thấy, bò đạt khối lượng tương ứng 356,80 và 338,40 kg, cao hơn bò Lai Sind (294,20 kg), tăng khối lượng đạt 917,78 và 791,10g/con/ngày cao hơn bò Lai Sind (657,78 gr/con/ngày), tỷ lệ thịt xẻ 55,20% và 52,52%, cao hơn bò Lai Sind (48,93%). Điều này cho thấy bò lai F1 nuôi vỗ béo đã nâng cao được năng suất và chất lượng thịt một cách rõ rệt.

Những năm gần đây việc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào việc bảo tồn và phát triển nguồn gen vật nuôi địa phương và những động vật quý hiếm đã và đang được nhà nước quan tâm.

1.2.2.2. Những nghiên cứu về bò H'Mông

Hà Giang và một số tỉnh có đông người Mông sinh sống như Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La…là địa bàn phân bố của giống bò H'Mông. Giống bò này được nuôi được tập trung tại các huyện vùng cao của các tỉnh. Bò H'Mông có khả năng cày kéo tốt, mức cho thịt cao, tầm vóc lớn, phẩm chất thịt thơm ngon. Hơn nữa giống bò này có khả năng thích nghi cao với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, và điều kiện chăn thả tự nhiên. Tuy vậy, việc khai thác giống bò của đồng bào Mông mang tính tự phát, thiếu điều tiết. Hiện nay, các nghiên cứu về bò H'Mông còn rất hạn chế, nội dung nghiên cứu chỉ tập trung chủ yếu vào đặc điểm sinh học của bò.

Nhận thấy được đặc điểm quý của giống bò H'Mông, những năm 90 của thế kỷ trước một số tác giả đã nghiên cứu giống bò này.

Trước hết phải kể đến công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Niêm và cs, (1999) [42], với đề tài: "Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất và phát triển chăn nuôi của giống bò vùng cao Hà Giang tại các tỉnh vùng núi phía Bắc." Các tác giả đã thông báo một số kết quả nghiên cứu như sau: bò đực trưởng thành có khối lượng cơ thể đạt 400-450 kg, bò cái trưởng thành có khối lượng cơ thể đạt 250-280 kg, tỉ lệ thịt xẻ khá cao: 52,12 %, tỉ lệ thịt tinh đạt 40,33 % (so với bò Vàng Việt Nam tỉ lệ này là 42 % và 33 %).

Các tác giả: Trịnh Quang Phong và Phan Văn Kiểm (2006) [51] đã tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học tinh dịch và kỹ thuật đông lạnh tinh bò đực giống bò vùng cao Hà Giang". Qua kết quả nghiên cứu đã có một số kết luận như sau: lượng xuất tinh (V): đạt 4,50 0, 20 ml vào vụ hè thu và 6,10 0,45ml vào vụ đông xuân, sức hoạt động tinh trùng (A) trước đông lạnh đạt 70 %, sau đông lạnh đạt 30 % ở vụ hè thu và đạt 80 % trước đông lạnh và 35 % sau đông lạnh ở vụ đông xuân, nồng độ tinh trùng đạt ở mức 850 9,20 triệu/ml ở vụ hè thu và 980,50 10,00 triệu/ml ở vụ đông xuân (Báo cáo của dự án Biodiva, 2006).

Theo Hoàng Xuân Trường (2010) [78], đã nghiên cứu một số giải pháp phát triển chăn nuôi bò H'Mông tại vùng cao huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng thấy rằng cả 3 giải pháp thử nghiệm là đảm bảo nguồn thức ăn vụ đông; tổ chức sản xuất và marketing cho sản phẩm đều mang lại kết quả khả thi, có tính thực tiễn cao, thu hút được sự tham gia của các tác nhân trong ngành hàng, đặc biệt là đã thu hút được sự đầu tư tư nhân vào xây dựng lò mổ nhằm phát triển ngành hàng bền vững. Về giải pháp thức ăn: Sự thử nghiệm thành công giống cỏ VA06 tại vùng núi cao trên 800m, khô hạn, đã chứng minh thêm khả năng sinh trưởng và phổ thích nghi rộng của giống cỏ này. Tuy nhiên, hiện nay diện tích trồng cỏ này tại vùng núi Lục Khu còn rất hạn chế, do thiếu nguồn cỏ giống, hơn nữa giá giống vẫn khá cao. Mô hình ủ

chua dự trữ thức ăn cho vụ đông phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại vùng cao Hà Quang và người dân có khả năng áp dụng được. Tác giả cũng cho biết tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng có con đực nặng tới 625 kg.

Theo Trần Xuân Vũ (2012) [84], nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản của bò Mông tại huyện Đồng văn tỉnh Hà giang cho kết quả là bò cái Mông có khả năng sinh sản tốt, tuổi phối giống lần đầu trung bình là 32,86 tháng, tuổi đẻ lứa đầu trung bình là 33,44 tháng, thời gian phối giống có chửa sau đẻ là 242,07 ngày, khoảng cách lứa đẻ trung bình là 17,23 tháng, tỷ lệ thụ thai lần đầu phối đạt 45,28 %, hệ số phối trung bình là 1,56, tỷ lệ thụ thai toàn đàn trung bình đạt 64,2 % và tỷ lệ đẻ toàn đàn đạt 50,88%. Bò đực H’Mông có thể tích tinh dịch trung bình là 4,37ml/xuất tinh, hoạt lực tinh trùng trung bình đạt 67,98 %, nồng độ tinh trùng trung bình là 0,84 tỷ/ml, tổng số tinh trùng tiến thẳng/lần khai thác là 2,5 tỷ/lần, tỷ lệ kỳ hình chiếm 16,26 %, pH trung bình là 6,74.

Theo Nguyễn Đàm Thuyên (2012) [69], nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt của bò H'Mông nuôi tại Mèo Vạc, Hà Giang. Tác giả cho biết bò H'Mông có khối lượng khá lớn thể hiện ngoại hình của bò thịt khá rõ nét. 18 24

50,3kg/con 50,2 kg/con, nếu được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt ở giai đoạn này thì khối lượng bò đực có thể

ấ . Nắm

đượ H'Mông

, đề xuấ

. Khả năng cho thịt bò Mông khá tốt, tỷ lệ thịt xẻ chiếm >41 %; tỷ lệ thịt tinh chiếm >32 % (trong đó tỷ lệ thịt loại 1 chiếm tới 45 %. Chất lượng thịt bò H'Mông rất giàu dinh dưỡng và không thua kém so với các loại thịt bò khác.

Theo Đào Lan Nhi (2012) [40] nghiên cứu bò H'Mông ở Đồng Văn cũng cho biết giống bò này có khối lương sơ sinh 17-18 kg (con đực) và 14-16 kg (con cái). Lúc 2 năm tuổi con đực đạt khối lượng 233-275 kg và con cái đạt 216-225 kg. Đến khi bò trưởng thành (5 năm tuổi) con đực đạt 382-388 kg và con cái đạt 250-270 kg. Bò cho tỷ lệ thịt xẻ 50-52 %, tỷ lệ thịt tinh đạt 38-40 % cao hơn nhiều so với các giống bò vàng bản địa khác. Thịt bò thơm ngon mềm, được người tiêu dùng ưa chuộng. Bò đẻ muộn và thưa,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công tác chọn lọc giống đến sinh trưởng của đàn bò hmông tại huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)