Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công tác chọn lọc giống đến sinh trưởng của đàn bò hmông tại huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 26 - 28)

Các điều kiện tự nhiên như: Độ ẩm, nhiệt độ, cường độ chiếu sáng, lượng mưa... Đều có những ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể con vật. Ngay cả các điều kiện về dịch bệnh, thổ nhưỡng, chất đất của cây thức ăn sử dụng thiếu hay đủ đều có ảnh hưởng nhất định đến trao đổi chất của con vật, từ đó tác động tới sự sinh trưởng và phát triển của chúng.

Khi điều kiện môi trường khắc nghiệt thì nuôi các giống địa phương có lợi hơn nhập nội vì các giống này đòi hỏi điều kiện ngoại cảnh thuận lợi mới thể hiện được tiềm năng di truyền ưu việt. Theo nghiên cứu của Burns và cs, (2001) [89], khả năng sản xuất thịt của gia súc là do tương tác giữa các kiểu gene với môi trường. Khả năng cho sản phẩm của các giống bò lai Bos indicus cao hơn so với bò Bos taurus trong các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Úc. Có thể do Bos indicus thích nghi đối với môi trường nhiệt đới cao hơn. Nhìn chung, các giống bò chuyên dụng sản xuất thịt có quá trình sinh trưởng rất cao trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt, đồng cỏ thâm canh và các điều kiện môi trường thuận lợi.

Trong môi trường chăn nuôi mà mức độ thâm canh thấp, gia súc dễ bị stress do đồng cỏ có chất lượng thấp. Bò Bos indicus thuần có thể là giống được lựa chọn, không những chỉ vì khả năng phù hợp với các yêu cầu thị trường mà còn vì khả năng thích nghi cao hơn các giống Bò Bos taurus.

Ở Anh, hệ thống nuôi bò thịt dựa vào đại mạch đã trở thành hình thức đầu tư sâu, sử dụng thức ăn tinh để rút ngắn thời gian nuôi và đạt được khối lượng lớn. Kỹ thuật vỗ béo thâm canh (feedlot system) có rất nhiều ưu điểm so với kiểu nuôi truyền thống. Trong một môi trường thuận lợi thâm canh cao, các giống bò thịt có năng suất cao sẽ phát huy tác dụng kiểu gen năng suất cao của bò.

Một vấn đề hết sức quan trọng khi xây dựng chương trình phát triển chăn nuôi bò là hiểu biết các điều kiện môi trường mà bò được nuôi. Khả năng sản xuất của bò ở các vùng khác nhau mang tính đặc trưng của nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, độ màu mỡ của đất đai, thảm thực vật, tình trạng bệnh tật và ký sinh trùng. Điều kiện môi trường khác nhau đã tác động đến sự sinh trưởng, phát triển của gia súc. Trong chăn nuôi bò tạo nên sự tương thích giữa kiểu gen (giống gia súc) với môi trường, tạo nên sự cân bằng giữa tăng trưởng, khối lượng sơ sinh lớn, tỷ lệ sinh sản cao ở bò mẹ, sản xuất sản phẩm có chất lượng cao với giá thành thấp nhất. Vấn đề này liên quan đến điều kiện chăn nuôi tại địa phương, khả năng chăm sóc cũng như các điều kiện sẵn có về nguồn thức ăn, trình độ chăn nuôi của hộ dân tại địa phương. Nó ảnh hưởng đến thời gian vỗ béo, khả năng nuôi dưỡng tốt của hộ dân, rút ngắn khoảng thời gian nuôi nhưng tăng khối lượng của bò vẫn đạt tiêu chuẩn, góp phần nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi bò.

Theo nghiên cứu của Burns và cs, (2001) [89], khả năng sản xuất thịt của gia súc là do tương tác giữa các kiều gen, môi trường. Khả năng cho sản phẩm của các giống bò lai Bos indicus cao hơn so với bò Bos taurus trong các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Úc có thể do Bos indicus thích nghi đối với môi trường nhiệt đới cao hơn. Trong điều kiện môi trường stress ở mức thấp (đồng cỏ chất lượng cao, đồng cỏ được thâm canh vỗ béo), các tác giả trên cho thấy: Các phẩm giống khác nhau có quá trình sinh sản, sinh trưởng và thích nghi khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công tác chọn lọc giống đến sinh trưởng của đàn bò hmông tại huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 26 - 28)