Về hoạt động quản lý sử dụng thuốc

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện y học cổ truyền tỉnh hưng yên năm 2013 (Trang 84 - 89)

* Hoạt động kê đơn: Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 600 đơn thuốc ngoại trú, có một số bàn luận về việc thực hiện quy chế kê đơn tại khoa khám bệnh.

- Ghi thông tin bệnh nhân: Thông tin bệnh nhân là cơ sở để ghi thuốc chỉ định cho bệnh nhân và là nguồn số liệu quan trọng khi muốn nghiên

75

cứu dịch tễ dược học. Tuy nhiên, tình trạng ghi không đầy đủ thông tin bệnh nhân vẫn còn xuất hiện trong một số đơn thuốc BV. Tình trạng này hiện nay xảy ra khá phổ biến trong một số bệnh viện (như: tại BV Phổi TW tỷ lệ này là 72,0%, tại Bệnh viện E là 88,67%). Tại Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ đơn không ghi đầy đủ thông tin bệnh nhân là rất thấp (chiếm 4,67%)[19] [24]. Điều này là do BV đã áp dụng phần mềm kê đơn thuốc ngoại trú, nên việc khai báo thông tin bệnh nhân được thực hiện tốt hơn các bệnh viện khác.

- Việc ghi tên thuốc: với các thuốc đông y, việc ghi rõ tên thuốc theo tên đã được quy định, số lượng ghi bằng gam và ghi các vị thuốc chủ trị trước, rồi đến các vị thuốc có tác dụng hỗ trợ được BV thực hiện khá nghiêm túc. Việc thực hiện tốt kê đơn cổ truyền sẽ giúp cho người cân thuốc dễ thực hiện và người kiểm tra đơn cũng dễ phát hiện ra những sai sót của đơn nếu có. Đối với kê đơn thuốc tân dược, việc ghi tên gốc với thuốc một thành phần sẽ tạo thuận lợi cho bệnh nhân khi mua thuốc. Họ có nhiều cơ hội lựa chọn khác nhau với cùng một loại thuốc, phù hợp với khả năng tài chính của họ. Hạn chế việc bác sỹ kê các biệt dược đắt tiền không cần thiết và tránh được việc kê các biệt dược khác nhau của cùng một loại thuốc. Việc ghi tên thuốc theo tên gốc tại BV chiếm 36,46%. Đây là một tỉ lệ không cao do quá trình xây dựng danh mục thuốc và nhập thuốc vào phần mềm thì nhập theo tên biệt dược là chủ yếu do vậy khi bác sĩ kê đơn tên thuốc đã được mặc định trên phầm mềm kê đơn. Các đơn thuốc đã ghi đầy đủ chẩn đoán bệnh, tên thuốc, số lượng thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng của mỗi thuốc. Song tỷ lệ đơn không ghi hướng dẫn cách dùng và hướng dẫn sử dụng khá cao 35,3%.

Đề tài đã tiến hành so sánh một số chỉ số sử dụng thuốc trong đơn thuốc tân dược kê tại bệnh viện so với khuyến cáo của WHO, và nhận thấy: Các đơn thuốc tân dược có các chỉ số sử dụng thuốc (chỉ số kê đơn kháng

76

sinh, kê thuốc tiêm) đạt được theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới. Một số chỉ số khác (Số lượng thuốc trung bình trong một đơn) cũng ít hơn so với một số bệnh viện khác, thuốc kê theo tên gốc cao hơn một số bệnh viện khác (Bệnh viện đa khoa Thanh Trì: số thuốc trung bình trong một đơn 3,3 thuốc, thuốc được kê theo tên gốc 17,9%) [28]. Vì vậy, chưa đáp ứng được theo khuyến cáo của WHO. Do đó, để nâng cao hơn nữa hoạt động sử dụng thuốc an toàn hợp lý, Bệnh viện cần phấn đấu đạt được những chỉ số do WHO đặt ra.

Bảng 4.1. Bảng so sánh chỉ số kê đơn [24]

STT Các chỉ số Tỉ lệ Khuyến cáo

của WHO

1 Số lượng thuốc trung bình/đơn 2.6 thuốc 2.5 thuốc 2 Tỉ lệ % thuốc kê đơn theo tên gốc 36,46% 100%

3 Tỉ lệ % đơn có kháng sinh 20,83% 20 – 30%

4 Tỉ lệ % đơn thuốc thuốc tiêm 0.00% 20%

5 Tỉ lệ % các thuốc có trong DM TTY 100% 100% Qua khảo sát các bệnh án, chúng tôi thấy: BV YHCT Hưng Yên đã thực hiện tốt các qui định khi sử dụng thuốc thường, thuốc kháng sinh, dịch truyền, thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần. Tuy nhiên, với thuốc cổ truyền, trong quá trình khảo sát sử dụng thuốc trong bệnh án chúng tôi thấy: Viện tăng cường sử dụng các vị thuốc nam, cây, lá trong bài thuốc để điều trị (ví dụ: Hoè hoa, trắc bách diệp, cỏ nhọ nồi… trong điều trị trĩ). Dùng Siro Ma Hạnh cho điều trị Ho khan hoặc ho có đờm, ho lâu ngày, hen suyễn là phù hợp nhưng không nên gia giảm nhiều quá hoặc đã dùng thuốc thang thì không dùng thuốc hoàn tễ.

Việc phối hợp thuốc Đông y với Tây y là một nội dung rất quan trọng, có ý nghĩa then chốt trong phương châm kết hợp Y học cổ truyền với

77

y học hiện đại. Phối hợp cần đạt được yêu cầu an toàn, hiệu quả, kinh tế, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Từ nhiều năm nay, nhiều nghiên cứu ở trong và ngoài nước đã tập trung vào tìm chiến thuật an toàn, hiệu quả trong phối hợp thuốc Đông và Tây y. Cách đây nhiều thập kỷ, một số nhà nghiên cứu Nhật bản đã cố gắng phân loại thuốc tây theo âm dương, hàn nhiệt, làm cơ sở cho việc phối hợp thuốc đông. (Thí dụ Atropin được xếp trong nhóm dương dược do tác dụng làm mạch nhanh, làm khô, giảm tiết dịch; các thuốc thuộc nhóm hạ nhiệt, kháng sinh phần lớn được xếp vào nhóm âm dược …) [36]. Ý tưởng này rất độc đáo nhưng khi vận dụng thực tiễn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết thỏa đáng. Y học chắc sẽ phải trải qua nhiều năm nữa mới có được một chiến thuật hợp lý, toàn diện trong việc kết hợp thuốc Đông y và thuốc Tây y. Vì vậy, với những bệnh không cấp tính, nên chú trọng sử dụng các phương pháp cổ truyền trước. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tâm lý cả bác sỹ lẫn người bệnh đều mong nhanh khỏi bệnh, nên tại BV YHCT Hưng Yên, đa số bệnh nhân khi vào viện, bác sĩ thường sử dụng thuốc tân dược song song với thuốc đông dược (khoảng 75%). Do vậy, để phối hợp thuốc Đông y và Tây y đạt được yêu cầu an toàn, hiệu quả, kinh tế, thầy thuốc lâm sàng cần thường xuyên cập nhật các kiến thức kinh điển và hiện đại của cả hai loại thuốc này.

* Hoạt động Hội đồng thuốc và điều trị

Việc dùng thuốc bất hợp lý trong BV là nguyên nhân làm tăng đáng kể chi phí cho người bệnh và giảm chất lượng điều trị. Tình trạng này có thể khắc phục hoặc giảm thiểu nếu áp dụng một số nguyên tắc trong quản lý và sử dụng thuốc. Tuy nhiên, việc thực hiện những nguyên tắc này không dễ dàng, vì do cơ cấu về nhân sự tham gia trong công tác quản lý và sử dụng thuốc. Trong các bệnh viện, HĐT & ĐT là một diễn đàn để cho tất cả các bên có liên quan cùng hợp tác, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe. Như vậy, HĐT & ĐT có thể được xem như là một công cụ để

78

nâng cao hơn nữa tính hiệu quả, hợp lý trong sử dụng thuốc. Tại BV YHCT Hưng Yên, HĐT & ĐT được thành lập với cơ cấu, thành phần theo thông tư 08 của Bộ Y tế và có quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong Hội đồng. Trong HĐT & ĐT, phó giám đốc bệnh viện làm chủ tịch hội đồng, trưởng khoa Dược làm phó chủ tich Hội đồng, trưởng các khoa lâm sàng tham gia ủy viên Hội đồng. Do đó, HĐT & ĐT đã thực hiện được đa số chức năng nhiệm vụ được quy định trong Thông tư 08 (Xây dựng các quy định cơ bản về cung ứng, quản lý, sử dụng thuốc, xây dựng, sửa đổi và cập nhật danh mục thuốc tại BV, tổ chức bình bệnh án, giao ban chuyên môn, kiểm tra chất lượng thuốc tại khoa dược… ). Tuy nhiên, trong công tác của HĐT & ĐT việc quản lý thuốc hoạt động mạnh hơn so với việc giám sát sử dụng thuốc. Vì vậy, vẫn còn một số tồn tại như: Việc giám sát kê đơn và sử dụng thuốc chưa thường xuyên, chưa xây dựng được phác đồ điều trị áp dụng trong viện, chưa thực sự điều chỉnh được sử dụng thuốc, chưa thường xuyên theo dõi và báo cáo ADR…. Nên vẫn xuất hiện hiện tượng lạm dụng thuốc điều trị trong một số trường hợp. Để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của HĐT & ĐT, các thành viên trong Hội đồng cần phát huy hơn nữa vai trò của mình và BV nên chăng có những hình thức khen thưởng, động viên dành cho các thành viên tham gia tích cực vào các hoạt động của HĐT & ĐT.

* Hoạt động thông tin thuốc và dƣợc lâm sàng

Nhu cầu về TTT của các nhân viên y tế ngày càng đa dạng, không chỉ là thông tin về một thuốc đơn lẻ mà còn là sự phối hợp, tương tác và những cảnh báo dược liên quan đến thuốc đó. Với BV YHCT Hưng Yên, tổ TTT có 1 dược sỹ kiêm nhiệm, có nhiệm vụ cung cấp các thông tin về thuốc, theo dõi, báo cáo các phản ứng có hại và các vấn đề liên quan đến tai biến dùng thuốc, thiết lập mối quan hệ giữa dược sỹ, bác sĩ kê đơn với y tá điều dưỡng trong sử dụng thuốc cho người bệnh. Tuy nhiên, qua khảo sát chúng tôi thấy: Thông tin

79

thuốc tại BV còn chưa chủ động, chất lượng thông tin chưa cao. Công tác giám sát, theo dõi và báo cáo ADR chưa được chú trọng, trong năm 2013 không có báo cáo nào về ADR của thuốc. Do đó, để có thông tin phù hợp với yêu cầu BV, thì cán bộ của đơn vị TTT cần phải được tham gia các khóa đào tạo sâu hơn về chuyên môn cũng như các kỹ năng khác như kỹ năng thông tin và ngoại ngữ, BV nên có kế hoạch đầu tư phần mềm tra cứu TTT, phần mềm về tương tác thuốc.

Nhưng từ những phân tích trên cho thấy: BV YHCT Hưng Yên đang thiếu hẳn mảng hoạt động của người dược sỹ lâm sàng bao gồm: Việc tư vấn, giúp đỡ bác sỹ trong việc quyết định chiến lược kê đơn thuốc điều trị; Kiểm soát đơn thuốc; Giám sát tương tác thuốc, đảm bảo về liều lượng thuốc, nhịp dùng thuốc và tốc độ dùng thuốc; Giám sát ADR và báo cáo về trung tâm theo dõi ADR; Tham gia cùng HĐT & ĐT BV trong việc soạn thảo các phác đồ điều trị bằng thuốc; Tư vấn cho bệnh nhân về những lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc … Vì vậy, để nâng cao chất lượng điều trị, đòi hỏi phải có “đủ” lực lượng dược sỹ lâm sàng, đặc biệt là dược sỹ lâm sàng về YHCT, mạnh về mọi mặt có thể đáp ứng được hết những nhiệm vụ trên.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện y học cổ truyền tỉnh hưng yên năm 2013 (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)