Phân tích thuốc sử dụng tại BV theo nguồn gốc, xuất sứ thuốc

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện y học cổ truyền tỉnh hưng yên năm 2013 (Trang 54 - 57)

Chúng tôi tiến hành so sánh tỉ lệ giữa thuốc nam với thuốc bắc (đối với vị thuốc là dược liệu), và tỉ lệ giữa thuốc nội với thuốc ngoại (đối với chế phẩm cổ truyền và thuốc tân dược). Kết quả khảo sát được trình bày ở Hình 3.6 và Bảng 3.10

45

Hình 3.6. Nguồn gốc các vị thuốc trong DMT YHCT của BV

38,3 19,4 42,3 Thuốc Nam Thuốc Bắc Thuốc Nam Bắc

Nhận xét : Thuốc Nam chiếm tỉ lệ 38,3%; thuốc bắc chiếm 19,4%;

thuốc nam bắc chiếm 42,3% trong danh mục thuốc Y học cổ truyền.

Bảng 3.10 . Tỉ lệ thuốc nội và thuốc ngoại trong DMT tân dược và DMT chế phẩm YHCT của Bệnh viện

Nguồn gốc thuốc tân dƣợc và chế phẩm YHCT trong DMTBV Số lƣợng (thuốc ) Tỷ lệ % Thuốc nội 223 65,98 Thuốc ngoại 115 34,02 Tổng số 338 100,0

Nhận xét: Số liệu trong bảng cho thấy số lượng thuốc nội trong danh

mục thuốc của Bệnh viện chiếm tỉ lệ 65.98%. Đây là tỉ lệ tương đối phù

hợp so với chỉ tiêu phấn đấu của Bộ Y tế là khoảng 70,0%.

Thuốc mang tên INN và thuốc biệt dƣợc trong danh mục thuốc trúng thầu

Bảng 3.11 : Thuốc mang tên generic và thuốc mang tên thương mại trong danh mục thuốc trúng thầu

Nội dung Số lƣợng Tỉ lệ (%)

Thuốc mang tên INN 81 26,13

Thuốc mang tên thương mại 229 73,87

46

Số lượng thuốc mang tên thương mại chiếm 73,87% gấp hơn 2,8 lần so với số lượng thuốc mang tên generic. Mặc dù theo chủ trương của Bộ Y tế, các thuốc trong gói thầu đều đưa ra dưới dạng tên generic nhưng các nhà thầu vẫn tham gia với các thuốc mang tên thương mại để tăng doanh thu của công ty thông qua hoạt động đưa thuốc vào danh mục và tác động trong quá trình kê đơn sử dụng thuốc. Các thuốc mang tên thương mại thường có giá thành cao hơn nhiều so với thuốc generic cùng loại. Tuy nhiên, hiện nay hầu như chưa có các chứng minh tương đương sinh học giữa các thuốc generic và thuốc biệt dược nên khoa Dược không thể đổi thuốc trong chỉ định của bác sĩ. Do đó, để khắc phục tình trạng này có hai nhiệm vụ cần phải làm. Thứ nhất, BV cần có các biện pháp thích hợp để giảm số lượng thuốc mang tên thương mại, tăng số lượng thuốc generic trong danh mục. Việc này vừa mang lại lợi ích kinh tế cho BV cũng như bệnh nhân đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất thuốc. Thứ hai, các đơn vị

sản xuất thuốc generic nên tiến hành các hoạt động nghiên cứu tương đương sinh học để đưa giá trị sản phẩm của mình lên.

Phân tích chi phí tiền thuốc

Danh mục thuốc của Bệnh viện gồm có 2 loại đó là DMT tân dược và DMT đông dược. Với tổng kinh phí sử dụng năm 2013 là 4.405.621.000

đồng

So sánh giá trị tiền thuốc đông dƣợc và thuốc tân dƣợc

Bảng 3.12. Giá trị tiền sử dụng của thuốc đông dược và thuốc tân dược

Nhóm thuốc Số lƣợng (thuốc)

Tỷ lệ % Giá trị tiền (triệu đồng)

Tỷ lệ %

Thuốc đông dược 325 49,3 2.956,0 67,1

Thuốc tân dược 310 50,7 1.449,6 32,9

47

Nhận xét: Từ bảng số liệu cho thấy số lượng thuốc tân dược và đông

dược trong danh mục thuốc của Bệnh viện là tương đương nhau. Trong khi đó giá trị tiền thuốc đông dược sử dụng 67,1% gấp hơn 2 lần giá trị tiền thuốc tân dược . Điều này cho thấy các vị thuốc đông dược được sử dụng với số lượng lớn trong viện phù hợp chức năng, nhiệm vụ của viện là khám chữa bệnh bằng thuốc YHCT kết hợp với Y học hiện đại.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện y học cổ truyền tỉnh hưng yên năm 2013 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)