Từ lâu, loài người đã nhận thức được rằng, văn hoá là bộ mặt tinh thần của xã hội, là tấm gương phản chiếu tâm hồn, hơi thở của một dân tộc, một
đất nước. Vài chục năm trở lại đây, mọi người đều nhận thức rõ rằng văn hoá không chỉ là kết quả của hoạt động xã hội, mà còn là nền tảng tinh thần của xã hội. Mọi kế hoạch phát triển muốn đạt kết quả tốt phải xuất phát từ mục tiêu và cách nhìn văn hoá. Văn hoá vốn có vị trí trung tâm và giữ vai trò điều tiết xã hội ở mỗi quốc gia dân tộc. Nhờ có nền văn hóa vững chắc, nhờ bản sắc dân tộc được giữ gìn và phát triển mà nhiều quốc gia có được nền kinh tế và văn hoá phát triển nhịp nhàng, cân đối. Sự phát triển của kinh tế lại tạo điều kiện cho cho sự phát triển của văn hoá, tạo ra những khả năng sáng tạo đa dạng và phong phú của văn hóa.
Nhận thức của loài người về vai trò, vị trí của văn hóa đã có nhiều thay
đổi, tiếp cận được đúng bản chất của vấn đề. "Thập kỷ thế giới phát triển văn
hóa"đã nâng nhận thức của nhân loại về văn hóa lên tầm cao mới. Văn hóa là
nền tảng, là động lực, là mục tiêu của sự phát triển như lời của Federico
Mayor, Tổng Giám đốc UNESCO nhân lễ phát động "Thập kỷ thế giới phát
triển văn hóa" tại Pari, ngày 28-10-1988 có nói: "Văn hóa và phát triển là hai mặt gắn liền với nhau. Hễ nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều" và "từ nay trở đi, văn hóa cần coi mình như một nguồn cổ súy trực tiếp cho sự phát triển, và ngược lại phát triển cần thừa nhận văn hóa giữ vị trí trung tâm, một vai trò điều tiết xã hội".
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nghị quyết Đại hội lần thứ VII và lần thứ VIII của Đảng ta đều khẳng định vai trò, vị trí to lớn của văn hóa trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Quan niệm văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội là quan niệm đã tiếp thu được tinh hoa trí tuệ nhân loại, và là sự kế thừa, sự vận dụng sáng
ở giai đoạn hiện nay. Quan điểm đó còn là sự vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của văn hoá. Từ lâu Hồ Chí Minh đã xác định văn hoá là một mặt căn bản của xã hội, là một bộ phận hợp thành của đời sống xã hội. Người đã chỉ rõ: "Công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cần phải chú ý đến, cùng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội” [39, tr.345], "văn hoá, văn nghệ cũng là một mặt trận" không kém gì các mặt trận khác. Đây cũng là quan điểm xuyên suốt của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo lĩnh vực văn hoá. Nó không chỉ đúng đắn, phù hợp với sự phát triển khách quan của xã hội và xu thế của thế giới mà còn có ý nghĩa triết học và xã hội sâu sắc.
Kinh nghiệm một số nước phát triển cho thấy, trong quá trình phát triển những nước này đã biết kết hợp những yếu tố ngoại sinh như vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý với yếu tố nội sinh là các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc nên đã đạt được những thành tựu đáng kể. Điều đó nói lên vai trò quan trọng là nền tảng tinh thần của văn hoá đối với sự phát triển đất nước. Nhìn ra thế giới cho thấy, đứng về mặt sản xuất vật chất thì các hoạt động cách mạng lớn trong lịch sử đều bắt đầu từ đạo lý dân tộc, hay bản sắc văn hoá dân tộc - cái làm nên văn hoá sản xuất chứ không phải bắt đầu từ khoa học và công nghệ. Một vài dẫn chứng cho ta thấy rõ điều đó: Khi bắt đầu duy
tân, Nhật Bản đề ra khẩu hiệu : “Công nghệ phương Tây + đạo lý Nhật Bản”,
còn “kỳ tích Singapo” được thực hiện chủ yếu trên cơ sở 5 chuẩn mực về giá
trị văn hoá - đạo đức: Thứ nhất, quốc gia trên hết, xã hội trước hết. Thứ hai,
gia đình là gốc, xã hội là cơ bản. Thứ ba, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, cùng
thuyền cứu nhau. Thứ tư, cầu đồng tồn dị, cùng nhau bàn bạc để có nhận thức
chung. Thứ năm, chủng tộc hòa hợp, tôn giáo khoan dung. Những kinh
nghiệm đó cho thấy động cơ thúc đẩy sự chuyển biến đi lên là nằm trong văn hoá chứ không phải trong công nghệ. Trung Quốc là nước có nhiều kinh nghiệm trong xử lý vấn đề văn hóa. Cách đây gần bốn thập kỷ, Trung Quốc
rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng trên tất cả mọi phương diện. Trong thời kỳ "đại cách mạng văn hóa", tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa... bị suy sụp nhanh chóng, trong đó văn hóa bị tổn thất nặng nề. Từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Trung Quốc bắt tay vào chiến lược chấn hưng đất nước, thực thi chính sách mở cửa và cơ chế thị trường đã đưa Trung Quốc sang bước ngoặt mới. Trung Quốc coi việc xây dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ chiến lược trọng đại. Theo quan niệm của Trung Quốc, nếu xây dựng kinh tế là trung tâm thì văn minh tinh thần là cơ sở cho xây dựng kinh tế. Nếu không có văn minh tinh thần thì văn minh vật chất trước sau cũng bị phá hoại và chủ nghĩa xã hội sẽ bị biến chất. Chiến lược xây dựng nền văn minh tinh thần đã chắp cánh cho sự phát triển văn hóa, vì thế Trung Quốc có sự phát triển mạnh như hiện nay.
Trước đây, khi nhìn nhận các giá trị xã hội, người ta hay nhấn mạnh một chiều vai trò của kinh tế lý giải kinh tế là nền tảng của xã hội, trên đó xây dựng kiến trúc thượng tầng, mà ít chú ý đến các giá trị văn hoá, vai trò của văn hoá, trong đó văn hoá chịu sự quy định chặt chẽ của nền kinh tế và có tác động trở lại đối với kinh tế. Văn hoá chưa được đặt đúng vị trí như nó vốn có trong sự phát triển. “Đây đó vẫn tồn tại quan niệm coi văn hoá thuộc loại phi sản xuất, là lĩnh vực thứ yếu, thậm chí “là cái đuôi của kinh tế”, chịu sự quy định một cách đơn giản của kinh tế” [44, tr.50].
Thực tiễn ngày càng giúp chúng ta nhận thức đầy đủ hơn vai trò, vị trí của văn hoá trong phát triển. Văn hóa là hoạt động nhằm phát huy những năng lực bẩm sinh và bản chất của con người vươn tới cái hay, cái tốt, cái đẹp; đồng thời văn hóa còn là hoạt động nhằm tạo ra những giá trị, những chuẩn mực xã hội, là môi trường thứ hai, là cái nôi nuôi dưỡng sự hình thành nhân cách con người. Vì thế, văn hoá là đời sống tinh thần, là nền tảng tinh thần của một con người, của một gia đình, của một tập thể, của toàn xã hội. Văn hóa có mặt ở mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội, làm xuất hiện nhiều
thuật ngữ mới như: văn hóa chính trị, văn hóa kinh doanh, văn hóa quân sự, văn hóa pháp luật, v.v... Nó đi vào lĩnh vực hoạt động trí tuệ, vào ngõ ngách của tình yêu, của cả đời sống tâm linh. Với ý nghĩa đó, văn hóa có mặt trong bất cứ hoạt động nào của con người, dù đó là hoạt động sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần hay trong quan hệ giao tiếp ứng xử xã hội, trong thái độ với thiên nhiên. Sự hiểu biết và trí tuệ do con người tích luỹ được, cùng tâm hồn cao thượng, và đạo lý tốt đẹp trong mối quan hệ của con người với đồng loại, với xã hội và tự nhiên được xây dựng, bồi đắp nên trong suốt chiều dài lịch sử, là các yếu tố cấu thành văn hoá, làm nên nền tảng tinh thần của xã hội, nó giữ vai trò cực kỳ quan trọng, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nói đến văn hoá là nói đến những giá trị trường tồn, được liên tục sáng tạo ra trong lịch sử lâu dài của xã hội loài người. Trong xã hội có những giá trị mai một đi, nhưng cũng có những giá trị trường tồn vĩnh hằng trong lịch sử nhân loại, đó là chân, thiện, mỹ. Chức năng quan trọng của văn hoá là hướng con người vươn tới giá trị chân - thiện - mỹ. Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là toàn bộ những giá trị tinh thần do con người đã sáng tạo ra. Những giá trị đó là những giá trị tinh thần góp phần hình thành nên những năng lực sáng tạo của con người.
Văn hoá Việt Nam là toàn bộ những giá trị tinh thần của thời đại do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước. Đó là một nền văn hóa giàu lòng nhân ái, nặng nghĩa đồng bào, ý chí quật cường, tinh thần bao dung và lòng tự tin dân tộc, v.v... Những giá trị đó là tiềm năng, là năng lượng tinh thần góp phần hình thành những phẩm chất, những năng lực sáng tạo của các thế hệ người Việt Nam. Cái nền tảng tinh thần ấy còn biểu hiện đức tính cần mẫn của người Việt Nam trong lao động sáng tạo có ý thức tự cường dân tộc; ở tinh thần cộng đồng được gắn kết giữa cá nhân với gia đình, với làng nước; ở lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa
tình, đạo lý và sự tinh tế trong ứng xử, giản dị mà thanh cao trong lối sống. “Những giá trị văn hoá truyền thống vững bền của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý “thương người như thể thương thân", đức tính cần cù, vượt khó, sáng tạo trong lao động… Đó là nền tảng tinh thần to lớn để nhân dân ta xây dựng một xã hội phát triển, tiến bộ, công bằng, nhân ái” [16, tr.19]. Chính vì có nền tảng tinh thần và sức mạnh văn hoá ấy mà trải qua nhiều thời kỳ bị đô hộ, dân tộc Việt Nam chẳng những không bị đồng hoá mà vẫn giữ vững và phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc và đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng đất nước. Rõ ràng, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội Việt Nam, là mục tiêu, là động lực phát triển của đất nước Việt Nam. Cùng với lịch sử dân tộc, văn hoá Việt Nam ngày càng sinh động với sự lan tỏa, thăng hoa rộng lớn, với chiều sâu thẳm tạo dựng nên một khí phách, một cốt cách, một bản lĩnh Việt Nam trên con đường bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Văn hoá một mặt hướng dẫn và thúc đẩy con người phát huy sáng kiến, sáng tạo trong lao động sản xuất, trong học tập nghiên cứu; mặt khác, nó còn tham gia vào quá trình ngăn chặn, khắc phục những mặt trái, nhữmg hạn chế của xã hội, xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh, nếp sống văn minh, phong phú, hướng con ngưới tới chân, thiện, mỹ, thúc đẩy cái mới, cái tiến bộ phát triển.
Văn hoá cho ta những hiểu biết về xã hội, đặc biệt là những hiểu biết thông tin về thế giới con người, nhất là chiều sâu nội tâm giúp chúng ta tự ý thức, tự giáo dục, tự rút ra những ý nghĩa trong đời sống. Văn hoá mang đến cho con người những phút thư giãn tâm hồn, trí óc, những nét đẹp nhẹ nhàng, sảng khoái sau những giờ lao động mệt nhọc, từ đó tạo điều kiện cho con người phát triển những khả năng sáng tạo, phát triển trí tuệ để xây dựng xã hội mới, con người mới.
Nếu kinh tế là nền tảng vật chất của đời sống xã hội, thì văn hoá là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội. Với tính cách như vậy, văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, hai lĩnh vực kinh tế và văn hoá luôn luôn giữ vai trò quan trọng và quyết định đối với thực trạng sự vận động và phát triển của xã hội. Trên thế giới đang bàn luận nhiều về các lý thuyết phát triển, trong đó ưu thế thuộc về quan niệm coi mục tiêu phát triển phải là nâng cao chất lượng cuộc sống con người với những bảo đảm sao cho hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa mức sống cao với lối sống đẹp; không chỉ cho ít người mà cho đại đa số, cho toàn xã hội; không chỉ cho hôm nay mà cho cả mai sau.
Để đạt được mục tiêu đó phải có sự phát triển cao về kinh tế. Song, chỉ có thế thì chưa đủ và cũng rất không đúng nếu chỉ hiểu phát triển kinh tế chỉ là tăng trưởng đơn thuần. Ngay một số học giả phương Tây cũng nhận thức được rằng những tiến bộ về kinh tế làm tăng mức sống, nhưng đôi khi lại làm rối loạn cuộc sống con người và môi trường; không phải cứ tăng của cải lên là cuộc sống gia đình, hôn nhân, lối sống, lao động sẽ tốt đẹp lên. Rõ ràng trong những trường hợp như thế thì tăng trưởng mà không có phát triển, trái lại sẽ là "phản phát triển”.
Văn hoá là sự sáng tạo của một dân tộc, và chính trong nền văn hoá đó chứa đựng sức sống, tiềm năng, bản lĩnh, sự sáng tạo và bản sắc của chính dân tộc đó. Bằng văn hoá và thông qua văn hoá, dân tộc đó qua các thế hệ, xây dựng cho mình những chuẩn mực sống, lao động, đấu tranh, sáng tạo và các quan hệ cộng đồng. Những chuẩn mực đó được truyền bá, lưu giữ, chắt lọc, bổ sung và phát triển trong tiến trình lịch sử phát triển của dân tộc, tạo thành một hệ thống các giá trị đặc trưng cho một dân tộc, tạo nên nền tảng tinh thần của dân tộc đó. Mặt khác, văn hoá với chức năng vốn có của nó sẽ tham gia vào quá trình ngăn chặn, khắc phục những mặt xấu do cơ chế thị trường tạo ra. Văn hoá sử dụng sức mạnh của các giá trị truyền thống, của đạo
lý dân tộc và góp phần xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh, phong phú hướng con người tới chân, thiện, mỹ. Với ý nghĩa như vậy, văn hoá phải trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, đóng vai trò điều tiết và thúc đẩy sự phát