Sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hoá giai đoạn 1996-

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển nền văn hoá việt nam trong những năm đổi mới (1986 2001) (Trang 57 - 70)

Lĩnh vực văn hoá mà Đảng ta lãnh đạo trong những năm 1996 - 2001 là lãnh đạo, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tư tưởng cốt lõi này tiếp tục được khẳng định và trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình xây dựng nền văn hoá Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước. Mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà

bản sắc dân tộc là “xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh cho sự phát triển xã hội”. Đây là quan điểm kế thừa và phát triển các quan điểm về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam qua các kỳ Đại hội lần thứ VII và lần thứ VIII của Đảng. Đến Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Đảng đã làm rõ hơn nội dung khái niệm tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được hiểu rõ là sự thống nhất giữa hai thành tố cơ bản là tiên tiến và bản sắc dân tộc. Trong tiên tiến có bản sắc dân tộc, bản sắc dân tộc hòa quyện với tính chất tiên tiến tạo nên giá trị tổng thể của nền văn hoá mới do nhân dân ta xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Bản sắc dân tộc là cội nguồn, là khởi đầu tiến trình của lịch sử phát triển của văn hoá. Còn tiên tiến của văn hoá đóng vai trò như một nhu cầu, một đòi hỏi, một phẩm chất mới trong sự phát triển của nền văn hoá dân tộc lên trình độ cao hơn trong thời kỳ hiện đại.

Xây dựng nền văn hoá tiên tiến:

Trong quan niệm của Đảng ta, tính chất tiên tiến của nền văn hoá liên quan mật thiết đến vấn đề bản sắc của nền văn hoá, chúng quy định lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển. Trước đây Đảng ta quan niệm “nền văn hóa mới là nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và hình thức dân tộc". Đến Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) khái niệm “hình thức dân tộc” được đổi thành “tính chất dân tộc”. Đến Đại hội lần thứ VII (1991) của Đảng, khái niệm “nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa" được đổi thành “nền văn hóa tiên tiến”.

Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII đã khái quát những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa tiên tiến là: “Yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là

lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa tự nhiên và xã hội. Tiên tiến không chỉ về nội dung, mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung” [18, tr.55-56].

Nền văn hoá tiên tiến mà Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và xây dựng là nền văn hoá tiêu biểu cho trí tuệ của dân tộc, đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại; là sự biểu hiện lên một trình độ cao của nền văn minh và tiến bộ về đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Văn kiện Hội nghị Trung ương 4 khoá VII cũng đã chỉ rõ: “Tiên tiến bao gồm cả ý nghĩa tiên tiến về chế độ xã hội, tức là có ý nói tới chủ nghĩa xã hội, đồng thời tiên tiến cũng bao gồm cả hiện đại. Một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đương nhiên bao gồm cả tính nhân văn” [14, tr.38].

Nền văn hoá tiên tiến mà Đảng ta lãnh đạo phải được xây dựng trên nền tảng hệ tư tưởng tiên tiến. Hệ tư tưởng tiên tiến mà Đảng ta đã xác định là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là nội dung tư tưởng cốt lõi. Đường lối văn hoá của Đảng luôn xuyên suốt và nhất quán về lập trường tư tưởng, đó là lập trường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. “Chúng ta đang phấn đấu để nâng lên tầm cao mới về giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn chương nghệ thuật và trình độ dân trí..., song nếu không xây dựng và phát triển trên một nền tảng hệ tư tưởng tiên phong, một dân tộc có bề dày lịch sử hàng ngàn năm với những giá trị và đặc trưng đã được đúc kết, thì khó mà đảm bảo tính tiên tiến cả một nền văn hoá phù hợp với yêu cầu của dân tộc và thời đại hiện nay” [33, tr.113].

Nền văn hoá tiên tiến trước hết phải được xây dựng phù hợp với những quy luật của văn hoá không chỉ vì hiện tại mà cho cả tương lai, vì thế nền văn hoá đó phải dựa trên và gắn liền với tính chất tiên tiến của hệ tư tưởng. Đó là

nền văn hoá mang bản chất của chủ nghĩa xã hội mà cốt lõi tư tưởng của nó không gì thay thế được là chủ nghĩa Mác - Lênin.

Chủ nghĩa Mác - Lênin là lý tưởng cao quý, đồng thời là hạt nhân tư tưởng của nền văn hoá mới, bởi vì, chủ nghĩa Mác - Lênin là đỉnh cao trí tuệ và giá trị nhân văn của nhân loại. Đây là quan điểm nhất quán, xuyên suốt của tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xác định chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng cho việc xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây cũng chính là cơ sở để Đảng ta vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay. Đó là nền văn hoá tiên tiến có cơ sở tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. “Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là văn hoá, là linh hồn của của văn hoá hiện đại Việt Nam” [51, tr.20].

Cốt lõi hệ tư tưởng tiên tiến của nền văn hoá mà Đảng ta tập trung lãnh đạo, chỉ đạo được xác định trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là tư tưởng nhất quán, xuyên suốt trong đường lối cách mạng và đường lối văn hoá của Đảng ta. Tư tưởng đó có giá trị trường tồn và ngày càng được Đảng ta quan tâm, củng cố và xây dựng.

Độc lập dân tộc là giá trị, là nguyện vọng của dân tộc ta suốt mấy ngàn năm lịch sử mà các thế hệ người Việt Nam đã không quản hy sinh xương máu để giành lại. Nó là giá trị cao quý, bắt nguồn từ truyền thống dân tộc. Chính giá trị này làm cho dân tộc ta tôn trọng độc lập chủ quyền của dân tộc khác. Hiện nay, độc lập chủ quyền được hiểu rộng hơn với nhiều nội hàm, không phải chỉ là chủ quyền dân tộc mà còn là chủ quyền về chính trị, văn hoá trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá.

Chủ nghĩa xã hội là ước mơ, là mục tiêu của Đảng, của nhân dân ta, chủ nghĩa xã hội hướng về số đông, hướng về con người, về đa số nhân dân

lao động, cốt lõi là giải phóng con người khỏi sự bóc lột, bất công, khỏi nghèo nàn lạc hậu cả về vật chất và tinh thần, hướng con người tới phát triển toàn diện.

Đường lối văn hoá của Đảng luôn luôn nhất quán về lập trường tư tưởng. Đó là lập trường cách mạng đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc. “Muốn phục vụ loài người, phục vụ dân tộc, góp một phần vào lịch sử văn hoá, các chiến sĩ văn hoá phải đứng trên lập trường cách mạng, lập trường của hiện thực xã hội chủ nghĩa, chống phản động, chống mọi thứ văn hoá thoái hoá, ngu dân” [2, tr.160].

Nền văn hoá tiên tiến mà Đảng ta lãnh đạo và chỉ đạo phải là nền văn hoá yêu nước. Yêu nước là giá trị phổ quát, là phẩm chất chung của nhiều dân tộc. Trong thời đại ngày nay, giá trị này càng được đề cao. Yêu nước là giá trị truyền thống thiêng liêng và bền vững của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, là nấc thang giá trị cao nhất của dân tộc và của văn hoá Việt Nam. Yêu nước được hình thành từ rất sớm trong lịch sử dân tộc ta, từ lòng yêu nước được nâng lên thành chủ nghĩa yêu nước truyền thống. Giá trị này được Đảng ta kế thừa, phát triển và nâng lên thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

“Yêu nước là yêu làng quê, yêu phố phường, yêu vùng đất, vùng biển, vùng trời Tổ quốc; là yêu thương gắn bó máu thịt với đồng bào, đồng chí; là quyết tâm bảo vệ toàn vẹn độc lập chủ quyền đất nước, quyền tự do, dân chủ và công cuộc lao động hòa bình của nhân dân; là nỗ lực lao động phấn đấu vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, mọi người dân đều được ấm no, hạnh phúc…” [49, tr.36]. Yêu nước là hy sinh vì độc lập của Tổ quốc, tự do của dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội. Yêu nước trong sự gắn bó cố kết cộng đồng với tinh thần đoàn kết, lấy dân làm gốc. Yêu nước được hình thành và phát triển trên cơ sở lịch sử và văn hoá chung của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam. Yêu nước được thể hiện cả trong đấu tranh giành độc lập dân tộc cả

trong công cuộc xây dựng đất nước. Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ trong nền văn hoá truyền thống. Nền văn hoá mà toàn Đảng, toàn dân ta xây dựng hiện nay phải kế thừa và phát triển, nâng lên tầm cao mới chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc.

Nền văn hoá tiên tiến dưới sự lãnh đạo của Đảng ta phải là nền văn hoá hiện đại, tiến bộ và nhân văn, chứa đựng trong đó tính chất hiện đại. Tiến bộ là một phẩm chất đặc trưng của nền văn hoá tiên tiến và phải được hiểu là sự gắn bó của nền văn hoá đó với hệ tư tưởng khoa học và cách mạng. Đối với văn hoá Việt Nam hiện đại, hệ tư tưởng đó chính là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Quan điểm đó là một đòi hỏi cao của Đảng ta đối với văn hoá và những người sáng tạo, hoạt động văn hoá. Vì vậy, quan điểm đó phải được quán triệt trong toàn bộ hoạt động văn hoá, trong việc định hướng đúng đắn và nâng cao chất lượng, hiệu quả cũng như khả năng sử dụng, phát huy văn hoá phục vụ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Nền văn hoá tiên tiến không dung nạp nhân tố lạc hậu, lỗi thời, Tính tiên tiến là biểu hiện trình độ cao của văn minh xã hội, sự tiến bộ không ngừng về đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Tính tiên tiến của văn hoá được thể hiện ở sự gắn bó chặt chẽ của văn hóa với trình độ phát triển của nền kinh tế dựa trên nền tảng của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo chuẩn mực văn hoá. Tính tiên tiến còn thể hiện ở năng lực vươn lên không ngừng của văn hoá đáp ứng nhu cầu về đời sống vật chất và đời sống tinh thần ngày càng cao của nhân dân. Tính chất tiên tiến của văn hoá không chỉ ở hệ tư tưởng tiên tiến - hạt nhân tư tưởng của nó, mà còn ở sự gắn bó chặt chẽ, tác động lẫn nhau giữa văn hóa và tư tưởng đó với một xã hội đang đi tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá để đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chính mục tiêu này cũng đã thể hiện một xã hội có nền văn hoá hiện đại, một xã hội có trình độ cao về văn minh cả về đời sống vật chất lẫn đời

sống tinh thần. Văn hoá hiện đại phải kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, phải gắn liền với tiến bộ xã hội và vì con người.

Tính nhân văn của văn hoá tiên tiến phải thể hiện được khát vọng của cả dân tộc về một cuộc sống tốt đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây chính là chức năng của nền văn hoá với nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; là nền văn hoá xây dựng trên nguyên tắc và tinh thần dân chủ, nhân đạo và tiến bộ, hướng tới sự hoàn thiện của con người, và vì con người.

Phẩm chất nhân văn, trước hết là sự tôn trọng con người, tất cả vì con người. Bản chất và sứ mệnh cao quý của văn hoá bao giờ cũng vì con người và giúp con người hướng tới chân - thiện - mỹ. Văn hoá là tất cả những gì không là thiên nhiên, nghĩa là tất cả những gì do con người, ở trong con người và liên quan đến con người. Đó là sự thể hiện tính nhân văn sâu sắc nhất của văn hoá. Một nền văn hoá được xác định là tiên tiến khi nó thực hiện được nhiệm vụ đó, nhìn vào đó thấy được khát vọng cao đẹp của cộng đồng, của dân tộc. Khát vọng của dân tộc như Đảng ta đã chỉ ra là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Khát vọng đó có giá trị sâu sắc về văn hoá, đồng thời mang tính thời đại cao.

Nền văn hóa tiên tiến mà Đảng ta tập trung lãnh đạo không chỉ trong nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện hiện đại để chuyển tải nội dung. Ngay từ Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa VII của Đảng đã ghi: “Xây dựng có trọng điểm cơ sở vật chất và kỹ thuật cho hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thông tin đại chúng, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước đuổi kịp trình độ kỹ thuật tiên tiến của thế giới” [14, tr.57]. Khác với giai đoạn trước văn hóa Việt Nam ngày nay phát triển trong giai đoạn bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học và

công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ thông tin, đạt nhiều thành tựu to lớn. Vì thế lãnh đạo, xây dựng và phát triển nền văn hóa trong giai đoạn hiện nay không thể không tiếp thu những thành quả đó. Các thiết chế văn hóa như bảo tàng, đài phát thanh, truyền hình, thư viện, nhà hát cùng các sản phẩm và dịch vụ văn hóa cũng phải đạt tới tiêu chuẩn hiện đại và phải được hiện đại hóa.

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc:

Bản sắc văn hoá dân tộc là sự tổng hòa các khuynh hướng cơ bản trong sáng tạo về văn hoá của một dân tộc được hình thành trong mối liên hệ thường xuyên và điều kiện kinh tế, môi trường tự nhiên, các thể chế, các hệ tư tưởng… trong quá trình vận động không ngừng của dân tộc đó; là biểu hiện giá trị (vật chất và tinh thần) đặc thù; là sắc thái riêng biệt trong đời sống sinh hoạt xã hội của mỗi cộng đồng dân tộc, từ cách ăn mặc, đi lại, sinh hoạt... cho đến chiều sâu tâm hồn, cách tư duy, lối ứng xử; là sắc thái riêng của dân tộc. “Nói đến bản sắc văn hoá là nói đến cái phần ổn định trong văn hoá” [41, tr.136]. Về nội hàm bản sắc văn hoá là tổng hòa các giá trị, các yếu tố vừa đa dạng, vừa lâu bền của một dân tộc.

Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam mà Đảng ta lãnh đạo và xây dựng bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp, được hun đúc qua chiều dài lịch sử dân tộc, được tạo nên trong quá trình lao động sáng tạo của dân tộc, từ đó hình thành những nét đặc sắc, các truyền thống chuẩn mực, lối sống, tính cách, tâm lý, nếp nghĩ mang tính đặc thù của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, của con người Việt Nam. Nó hình thành và phát triển thông qua quá trình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển nền văn hoá việt nam trong những năm đổi mới (1986 2001) (Trang 57 - 70)