Một số giải pháp

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển nền văn hoá việt nam trong những năm đổi mới (1986 2001) (Trang 100 - 105)

Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một quá trình cách mạng đầy khó khăn, phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian, nhiều giải pháp kiên trì, đồng bộ và có liên quan khăng khít với nhau. Dưới đây là một só giải pháp:

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức:

Trong những năm qua, Đảng ta và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp để nâng cao nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân về vai trò, vị trí chiến lược quan trọng của sự nghiệp xây dựng văn hoá. Bắt đầu từ Đại hội lần thứ VI của Đảng năm 1986, với sự đổi mới về tư duy, mà trước hết là tư duy lý luận, nhận thức của Đảng ta về vai trò, vị trí của văn hoá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đã có bước phát triển mới. Đến Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII đã đánh dấu bước tiến lớn trong nhận thức của toàn Đảng ta về văn hoá. Trên cơ sở Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá VII và căn cứ tình hình thực tiễn, đối chiếu với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Hội nghị đã đánh giá đúng thực trạng văn hoá nước ta, nhất là trong những năm đổi mới đất nước; đồng thời Hội nghị cũng chỉ ra những cái được và cái chưa được trong lĩnh vực văn hoá cùng với việc lý giải những nguyên nhân của thực trạng đó để đề ra những giải pháp khắc phục. Văn kiện Hội nghị đã xác định rõ những vận hội mới cũng như những thách thức gay gắt đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hoá trong bối cảnh nước ta và trên thế giới hiện nay và sắp tới. Hội nghị nêu lên những quan điểm có ý nghĩa chiến lược, vạch ra những phương hướng,

mục tiêu trước mắt và lâu dài của sự nghiệp xây dựng văn hoá. Văn kiện Hội nghị còn chỉ rõ những nhiệm vụ bao quát cũng như những việc cần giải quyết ngay nhằm làm cho văn hoá thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Hội nghị Trung ương 5 khoá VIII có ý nghĩa to lớn trong việc tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân ta về vai trò, vị trí của văn hoá trong đời sống xã hội và trong phát triển đất nước. Và có ảnh hưởng lâu bền trong toàn bộ đời sống văn hoá, đời sống tinh thần của dân tộc ta, của đất nước ta trong hiện tại cũng như trong tương lai.

Trong quá trình toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, bên cạnh những thành tựu của đất nước về các mặt kinh tế, giữ vững và củng cố sự ổn định chính trị - xã hội trước những biến động phức tạp xảy ra trên thế giới là cơ bản, chúng ta thấy nổi lên những vấn đề nhức nhối, đó là sự dao động về tư tưởng, hoài nghi về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, sự phai nhạt về lý tưởng của một bộ phận cán bộ đảng viên và nhân dân, sự suy thoái về đạo đức, lối sống, nhiều tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng…

Để đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ những tiêu cực, đồng thời khẳng định, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những giá trị tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hoá mới, vấn đề tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân càng có tầm quan trọng. Việc quan trọng đầu tiên là phải làm cho các quan điểm của Đảng về văn hoá thấm sâu trong trong các tầng lớp nhân dân, từ đó xây dựng được một phong trào sâu rộng trong nhân dân với những khẩu hiệu thiết thực: “Tất cả vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” và “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Thông qua các phong trào đó giáo dục cho toàn dân chủ nghĩa yêu nước, ý thức tự lực, tự cường, tinh thần nỗ lực phấn đấu xây dựng chủ nghĩa xã hội, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Những phong trào này cần được tiến hành rộng khắp từ cơ sở, trong các đoàn

thể nhân dân, tạo thành một phong trào phát triển đồng bộ. Hội nghị đã chỉ rõ: “Bằng nhiều hình thức phong phú, tuyên truyền giáo dục, làm chuyển biến nhận thức trong toàn xã hội, trước hết trong các cấp ủy Đảng, đảng viên, cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ, các đoàn thể quần chúng về tầm quan trọng, sự cần thiết cấp bách của sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hoá, về trách nhiệm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ văn hoá trong thời kỳ mới” [18, tr.70].

Ban hành luật pháp và các chính sách văn hoá:

Để những nhận thức về tầm quan trọng của văn hoá, những chủ trương, đường lối lớn về văn hoá của Đảng đi vào cuộc sống, Đảng phải lãnh đạo Nhà nước xây dựng và ban hành những luật pháp và các chính sách văn hoá. Hiện nay đã xây dựng được một số luật, pháp lệnh, các nghị định, các văn bản pháp quy điều chỉnh các hoạt động trên lĩnh vực văn hoá, bổ sung những luật đã ban hành cho phù hợp với tình hình mới… Những văn bản đó đã phát huy tác dụng tốt trong việc điều chỉnh các hoạt động văn hoá. Tuy nhiên, một số văn bản hoặc chưa cụ thể hoá, chi tiết hoá hoặc không còn thích hợp với thực tế, do vậy mà cần có sự bổ sung, sửa chữa cho phù hợp với điều kiện thực tế phù hợp với tình hình mới. Cần bổ sung, hoàn thiện hoặc xây dựng mới các quy chế, quy định rõ ràng “về các hoạt động văn hoá trong đời sống xã hội như: lễ hội, việc tang, việc cưới, việc cúng bái ở các đền chùa, việc đốt vàng mã, việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, v.v.”.

Ở các khu dân cư, thôn ấp, cụm dân cư, khu tập thể, các cơ quan trường học, xí nghiệp, doanh trại, cần khuyến khích việc xây dựng những quy ước về nếp sống văn hoá, giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng, bảo vệ môi trường thiên nhiên, cảnh quan sạch đẹp…

Chính sách văn hóa là phương thức thể hiện sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Chính sách văn hóa bao quát toàn bộ các hoạt động của văn hóa và có liên quan trực tiếp đến các ngành hoạt động khác trong xã

hội. Các chính sách văn hóa cụ thể là: chính sách kinh tế trong văn hóa; chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa; chính sách bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc; chính sách khuyến khích sáng tạo; chính sách hợp tác quốc tế về văn hóa, v.v..

Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hoá:

Nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hoá là những điều quan trọng cho sự phát triển văn hoá. Nói đến nguồn lực cho văn hoá, trước hết là nói đến nguồn lực con người, nguồn lực cán bộ. Văn hoá có mặt ở mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Đây là một công việc không phải ai cũng biết, do vậy mà đội ngũ làm công tác văn hoá phải được đào tạo bồi dưỡng chu đáo, kể cả cán bộ quản lý cũng như cán bộ làm chuyên môn, nghiệp vụ. Cần phải nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ quản lý văn hoá, cán bộ làm công tác chuyên môn nghiệp vụ. Sử dụng bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ hiện có, tiếp tục đào tạo lớp cán bộ mới đủ phẩm chất và năng lực đảm đương công việc do yêu cầu đặt ra.

Củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy, cán bộ của các cơ quan lãnh đạo, quản lý, tham mưu, các đoàn thể, các tổ chức nghề nghiệp của hoạt động văn hóa từ Trung ương đến cơ sở, bảo đảm hoạt động có hiệu quả. Bởi vì, nguồn lực cho văn hóa là sức mạnh tổ chức. Tổ chức tốt bộ máy và con người có chức năng rõ ràng, gọn nhẹ và chuyên sâu thì sức mạnh của tổ chức sẽ nâng lên và con người trong các tổ chức văn hóa sẽ phát huy được năng lực của mình.

Nguồn lực văn hoá còn là sự đầu tư tài chính xây dựng và phát triển cơ sở vật chất cho văn hoá, đầu tư cho các hoạt động sự nghiệp, cho dự án, các chương trình mục tiêu văn hoá, đầu tư cho các công trình trọng điểm về văn hoá. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII nêu rõ: “Tăng mức đầu tư cho văn hóa từ nguồn chi thường xuyên và nguồn chi phát triển trong ngân

sách Nhà nước. Tỷ trọng chi ngân sách cho văn hóa phải tăng tương ứng nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Khuyến khích các địa phương tăng đầu tư cho văn hóa. Tích cực huy động các nguồn lực ngoài ngân sách văn hóa cho phát triển văn hóa” [18, tr.78] .

Điều chỉnh, xác định rõ cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các tổ chức lãnh đạo và quản lý lĩnh vực văn hóa. Xây dựng quy chế về mối quan hệ làm việc giữa các tổ chức này, bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng. Bởi vì, thiếu sự phân định rõ ràng, thiếu sự phối hợp nhiều chiều này thì sức mạnh của chính ngành văn hóa sẽ bị hạn chế, khó làm tròn vai trò của mình.

Tăng cường nguồn lực cho văn hóa còn phải phấn đấu để đại bộ phận cơ sở phải có thiết chế văn hóa làm nơi trực tiếp bồi dưỡng, phát huy năng lực sáng tạo văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

Tạo nguồn lực mới cho sự phát triển văn hóa bằng việc thực thi hữu hiệu hệ thống chính sách xã hội hóa các hoạt động văn hóa, nhằm huy động tối đa nhân lực, tài lực, vật lực của dân để xây dựng nền văn hóa thực sự của dân, do dân, vì dân. Nhà nước đóng vai trò định hướng chính sách phát triển, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động văn hóa đi đúng định hướng mà Đảng đã đề ra.

Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hoá:

Sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hoá là một đảm bảo cho quá trình phát triển của nền văn hoá Việt Nam. Yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, đòi hỏi Đảng phải tăng cường và nâng tầm lãnh đạo trên lĩnh vực văn hoá. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hoá, trước hết cần tiếp tục phát huy sức mạnh về nhận thức tư tưởng, khoa học, về việc triển khai những tư tưởng chỉ

đạo đúng đắn, mặt khác phải nêu cao tính gương mẫu của cán bộ, đảng viên, phải xây dựng văn hoá từ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước. “Phải đặt mạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Văn hoá, đạo đức và lối sống lành mạnh phải được thể hiện trước hết trong mọi tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể, trong cán bộ viên chức Nhà nước, trong từng đảng viên, hội viên, ở các bậc cha mẹ, thầy cô giáo” [18, tr.81].

Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII cũng đã nêu rõ một số nội dung trong việc nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa đó là: Nhận thức đúng đắn về vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa; thường xuyên chăm lo việc nâng cao nhận thức, hiểu biết về lý tưởng cách mạng; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng vừa bảo đảm cho văn hóa phát triển đúng hướng, vừa bảo đảm quyền tự do cá nhân trong sáng tạo văn hóa; phát huy vai trò của đoàn thể quần chúng trong việc thực hiện các nhiệm vụ văn hóa; nắm chắc tình hình hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sắc bén, giúp các cơ quan nhà nước thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng.

Chất lượng và hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn hóa đã, đang và sẽ là nhân tố quyết định thành công sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển nền văn hoá việt nam trong những năm đổi mới (1986 2001) (Trang 100 - 105)