Các yếu tố ảnh hƣởng đến xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải (Trang 49)

C. Khoảng trống nghiên cứu và xác định vấn đề cần giải quyết của đề tài

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh

1.4.1. Các yếu tố môi trường

MTKD đƣợc hiểu là tổng thể các yếu tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, các yếu tố này vận động tƣơng tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động SXKD của DN.

Các yếu tố của MTKD tác động đến hoạt động KD của DN theo các chiều hƣớng và mức độ khác nhau nên khi hoạch định chiến lƣợc, kế hoạch hoặc ra các quyết định kinh doanh, các nhà quản trị không thể không chú ý nghiên cứu, phân tích và dự báo MTKD. Có các cách phân loại MTKD phổ biến sau:

Thứ nhất, nếu căn cứ vào quy mô có thể phân tổng thể MTKD của DN thành môi trƣờng vĩ mô và môi trƣờng vi mô;

Thứ hai, nếu căn cứ vào các lĩnh vực cụ thể có thể phân chia tổng thể MTKD thành: các yếu tố kinh tế, các yếu tố chính trị - luật pháp, các yếu tố thuộc môi trƣờng tự nhiên, các yếu tố văn hóa - xã hội, các yếu tố kỹ thuật – công nghệ;

Thứ ba, nếu căn cứ vào phạm vi sẽ phân chia thành môi trƣờng kinh doanh bên ngoài và môi trƣờng bên trong DN.

Văn hoá tổ chức Hoạt động hỗ trợ Lãnh đạo Hệ thống đãi ngộ Cơ cấu tổ chức Mục tiêu chiến lƣợc Con ngƣời

Nguồn:

Nguồn:Chiến lược sản xuất kinh doanh và phát triển doanh nghiệp (2003)Nxb Lao động xã hội

Sơ đồ 1.9. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Những đặc điểm cơ bản của MTKD

Các DN cần nhận biết rõ những đặc tính cơ bản của MTKD để có thể lƣờng trƣớc và phản ứng đƣợc với sự biến động của chúng.

Một là, tính phức tạp của MTKD đƣợc đặc trƣng bởi một loạt các yếu tố có ảnh hƣởng không ngừng đến sự nỗ lực của một tổ chức. Môi trƣờng càng phức tạp thì càng khó đƣa ra quyết định hữu hiệu.

Hai là, tính biến động của môi trƣờng, bao hàm tính năng động hoặc mức độ biến đổi trong điều kiện các môi trƣờng liên quan. Trong một môi trƣờng ổn định, mức độ biến đổi có thể tƣơng đối thấp và có thể dự đoán đƣợc. Môi trƣờng biến động đặc trƣng bởi những thay đổi diễn ra nhanh chóng và khó dự đoán trƣớc.

Tính phức tạp và tính biến động của môi trƣờng đặc biệt hệ trọng khi tiến hành phân tích môi trƣờng vĩ mô và môi trƣờng ngành vì cả hai yếu tố này đều là yếu tố ngoại cảnh với DN. Doanh nghiệp cần thƣờng xuyên phân tích MTKD để chủ động trong hoạt động SXKD mới có điều kiện đạt đƣợc thành công.

Ba là, các yếu tố của môi trƣờng luôn có tác động qua lại lẫn nhau tạo ra những cơ hội, nguy cơ, mạnh – yếu trong kinh doanh của DN. Vì vậy, khi có sự tác động của các yếu tố MTKD, DN phải xác định xem đâu là yếu tố môi trƣờng có khả năng ảnh

Các yếu tố kinh tế vĩ mô Môi trƣờng vĩ mô Môi trƣờng ngành DOANH NGHIỆP Các DN hiện có trong ngành Khách hàng SP thay thế Ngƣời cung ứng

Ngƣời môi giới

Những ngƣời muốn gia nhập

Các yếu tố kỹ thuật công nghệ

Các yếu tố văn hoá-xã hội Các yếu tố

hƣởng nghiêm trọng nhất và có tác động lan truyền nhanh nhất; từ đó, DN sẽ có những phản ứng kịp thời lại với những biến đổi của môi trƣờng.

Một nhà quản trị phải nhận thức đầy đủ, chính xác các yếu tố của môi trƣờng để có những chiến lƣợc và sách lƣợc quản trị cho đúng đắn, giúp cho DN giành thắng lợi trên thƣơng trƣờng để tồn tại và phát triển bền vững.

Phân tích, nhìn nhận đúng MTKD, các DNVT không chỉ sẽ khai thác và sử dụng tối đa các nguồn tài nguyên, tiềm năng, phát huy đƣợc sức mạnh tối đa của DN mình để phát triển đi lên, mà còn có thể phân bổ các nguồn lực của mình vào các lĩnh vực phù hợp, trong từng thời điểm một cách hợp lý.

Đánh giá đúng về MTKD, các DNVT có thể tăng sự liên kết nội bộ, sự gắn bó các nhân viên, quản trị viên trong việc thực hiện các mục tiêu của DN mình; từ đó tạo ra đƣợc sức mạnh nội bộ của từng DN. Bên cạnh đó, các DNVT có thể tăng sản lƣợng, tăng NSLĐ và tăng hiệu quả kinh doanh, tránh đƣợc rủi ro, tăng khả năng phòng ngừa và ngăn chặn khó khăn xảy ra đối với mỗi DN.

1.4.2. Nghiên cứu nội dung cơ bản của các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải

1.4.2.1. Chiến lược phát triển của ngành giao thông vận tải

Theo Bộ Giao thông vận tải (2014) [2] Chiến lƣợc phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 đƣợc xây dựng trên cơ sở các Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng khóa VIII, khóa IX và khóa X và các chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc về chiến lƣợc phát triển KT - XH toàn quốc và chiến lƣợc phát triển của các ngành liên quan; hiện trạng KT - XH và GTVT của Việt Nam và các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Chiến lƣợc đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 206/2004/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2004. Sau một thời gian thực hiện đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định, song đồng thời cũng xuất hiện những hạn chế bất cập cản trở sự phát triển hạ tầng giao thông nhƣ: hệ thống quốc lộ chƣa đƣợc kết nối thông suốt, còn nhiều tuyến quốc lộ chƣa đƣợc đầu tƣ nâng cấp, đã xuất hiện nhiều nút thắt trên các tuyến giao thông huyết mạch; hệ thống đƣờng sắt vẫn trong tình trạng lạc hậu, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, năng lực hạn chế, không đảm bảo an toàn khi chạy tàu; các cảng biển tại các vùng kinh tế trọng điểm đã và đang quá tải, xuất hiện tình trạng ùn ứ hàng hóa do khối lƣợng hàng hóa tăng rất nhiều so với dự báo; một số cảng hàng không quốc tế đang hoặc sẽ quá tải trong tƣơng lai gần; giao

thông đô thị còn nhiều yếu kém, ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn thƣờng xuyên xảy ra. Sự kết nối giữa các phƣơng thức vận tải chƣa thuận lợi và hiệu quả, đặc biệt giữa đƣờng bộ và cảng biển, đƣờng bộ và cảng hàng không. Những tồn tại yếu kém trên góp phần làm cho chất lƣợng vận tải và DVVT chƣa cao, chi phí chƣa hợp lý, đã ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cản trở tốc độ phát triển KT - XH đất nƣớc.

Để giải quyết tình trạng nêu trên đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH của đất nƣớc với tốc độ cao hơn, Thủ tƣớng Chính phủ đã cho phép điều chỉnh Chiến lƣợc phát triển GTVT và đƣợc ban hành tại Quyết định 35/2009/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm 2009 (Chiến lƣợc 35). Tại thời điểm lập Chiến lƣợc 35, Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu đáng khích lệ, tăng trƣởng kinh tế đạt tốc độ cao và kéo dài (giai đoạn 1991-2009, tốc độ tăng GDP bình quân 7,5%/năm) và nền kinh tế tiếp tục đƣợc dự báo có tốc độ tăng trƣởng cao (GDP bình quân 8-8,5%/năm), nên dự kiến có những điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành GTVT trong đó có đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Vì vậy, Chiến lƣợc 35 đã đề ra các dự báo và mục tiêu phấn đấu khá cao nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trƣởng kinh tế. Tuy nhiên, sau khi ban hành Chiến lƣợc 35, Việt Nam lại rơi vào khủng hoảng, suy thoái kinh tế, làm xuất hiện những bất cập trong việc triển khai thực hiện Chiến lƣợc 35. Để giải quyết tình trạng nêu trên, ngày 25-2-2013 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 355/QĐ-TTg về việc phê duyệt Điều chỉnh Chiến lƣợc phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Điều chỉnh Chiến lƣợc).

Những nội dung chủ yếu đƣợc đề nghị điều chỉnh, bổ sung bao gồm một số quan điểm phát triển, mục tiêu phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và một số giải pháp chính sách phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu để điều chỉnh bổ sung, cơ quan soạn thảo đã tiến hành phân tích đánh giá hiện trạng phát triển GTVT giai đoạn từ năm 2001 tới nay, định hƣớng phát triển KT - XH giai đoạn 2011-2020, các Nghị quyết của Đảng, chính phủ, đồng thời cập nhật các nội dung có liên quan từ các dự án quy hoạch mới đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, các dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung. Vì vậy, nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung vừa có cơ sở khoa học, vừa có cơ sở thực tiễn, thể hiện tính tổng thể, tầm bao quát của một chiến lƣợc, là cơ sở quan trọng cho việc triển khai

điều chỉnh các quy hoạch phát triển thuộc ngành GTVT.

Điều chỉnh chiến lƣợc về cơ bản bao gồm một số nội dung chủ yếu sau đây: - Quan điểm phát triển.

- Mục tiêu phát triển. + Về vận tải;

+ Về phát triển kết cấu hạ tầng – giao thông; + Về phát triển giao thông vận tải đô thị; + Về phát triển giao thông nông thôn; + Về phát triển công nghiệp GTVT.

Điều chỉnh chiến lƣợc phát triển GTVT là bức tranh tổng thể về GTVT trong tƣơng lai thể hiện sự phát triển hoàn chỉnh của mạng lƣới GTVT. Đó là một mạng lƣới thống nhất, cân đối, đồng bộ giữa kết cấu hạ tầng, công nghiệp và vận tải, coi trọng công tác bảo trì đƣa công nghệ tiên tiến, nâng cao NSLĐ đảm bảo hiệu quả, bền vững trong khai thác kết cấu hạ tầng giao thông hiện có; có sự liên hoàn, liên kết giữa các phƣơng thức vận tải; tạo ra một mạng lƣới giao thông đồng bộ, hiệu quả, thuận tiện trên cả nƣớc từ thành thị đến nông thôn. Mạng lƣới giao thông đảm bảo các tiêu chuẩn hội nhập quốc tế, liên thông với các nƣớc trong khu vực và thế giới. Tóm lại, đến năm 2020, hệ thống GTVT Việt Nam cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu về vận tải của xã hội, đảm bảo chất lƣợng ngày càng đƣợc nâng cao, giá thành hợp lý; kiềm chế tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trƣờng. Hình thành đƣợc một hệ thống GTVT hợp lý giữa các phƣơng thức vận tải, phát triển một cách đồng bộ, từng bƣớc tiến tới hiện đại nhằm góp phần đƣa Việt Nam cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020.

Phát triển hợp lý các phƣơng thức vận tải trên các hành lang vận tải. Đối với các hành lang vận tải chủ yếu (từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đi các cửa ngõ, các đầu mối vận tải...), ngoài đƣờng bộ phải phát triển đƣờng sắt và các phƣơng thức khác.

xƣơng ; h ; h ; h

h .

Tỷ lệ đảm nhận giữa các phƣơng thức vận tải đến năm 2020 nhƣ sau:

Tổng khối lƣợng vận chuyển hành khách là 6.240 triệu hành khách, trong đó đƣờng bộ đảm nhận 86-90%; đƣờng sắt 1-2%; đƣờng thủy nội địa 4,5-7,5% và hàng

không 1-1,7%. Tổng khối lƣợng vận chuyển hàng hóa là 2.090 triệu tấn, trong đó đƣờng bộ đảm nhận 65-70%; đƣờng sắt 1-3%; đƣờng thủy nội địa 17-20%; đƣờng biển 9-14% và hàng không 0,1-0,2%.

Điều chỉnh chiến lƣợc phát triển GTVT chủ trƣơng phát triển PTVT phù hợp với kết cấu hạ tầng giao thông, phù hợp với chủng loại hàng hóa và đối tƣợng hành khách, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn và môi trƣờng. Ƣu tiên đầu tƣ, hoàn thành nâng cấp và mở rộng quốc lộ 1 với quy mô 4 làn xe. Tập trung đầu tƣ xây dựng trƣớc một số đoạn đƣờng bộ cao tốc trên tuyến Bắc- Nam với thời gian phù hợp có xét đến hiệu quả chung của việc khai thác các đoạn tuyến quốc lộ 1 song hành. Đầu tƣ nối thông tuyến đƣờng Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên. Lựa chọn đầu tƣ những đoạn có nhu cầu trên tuyến đƣờng bộ ven biển gắn với đê biển.

Tập trung đầu tƣ xây dựng trƣớc một số đoạn đƣờng bộ cao tốc trên tuyến Bắc- Nam với thời gian phù hợp có xét đến hiệu quả chung của việc khai thác các đoạn tuyến quốc lộ 1 song hành. Đầu tƣ nối thông tuyến đƣờng Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên. Lựa chọn đầu tƣ những đoạn có nhu cầu trên tuyến đƣờng bộ ven biển gắn với đê biển. Ƣu tiên nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đƣờng sắt Bắc-Nam hiện có. Tiếp tục nghiên cứu các phƣơng án khả thi để có kế hoạch đầu tƣ xây dựng phù hợp đƣờng sắt tốc độ cao.

Hoàn thành nâng cấp, mở rộng các đoạn tuyến thuộc quốc lộ 1 trong khu vực với quy mô 4 làn xe. Xây dựng mới các đoạn thuộc tuyến đƣờng bộ cao tốc Bắc- Nam, các tuyến đƣờng bộ cao tốc thuộc hai hành lang và một vành đai kinh tế Việt Nam- Trung Quốc, các tuyến hƣớng tâm và vành đai vùng Thủ đô Hà Nội. Hoàn thành nâng cấp, đƣa vào cấp kỹ thuật các tuyến quốc lộ còn lại, nối thông và nâng cấp các quốc lộ thuộc hệ thống vành đai phía Bắc.

Trên cơ sở Điều chỉnh chiến lƣợc phát triển GTVT của toàn ngành, các DNVT hàng hóa, hành khách xây dựng cho mình một chiến lƣợc SXKD đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế sản xuất của DN; đồng thời, phù hợp với xu thế phát triển chung của toàn ngành và toàn xã hội.

1.4.2.2. Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải

Theo Bộ Giao thông vận tải (2014)[3] Chiến lƣợc phát triển DVVT đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số: 318/QĐ-TTg, ngày 04 tháng 3 năm 2014 (gọi tắt là Chiến lƣợc phát triển DVVT).

Chiến lƣợc phát triển DVVT đƣợc hoạch định phù hợp với chiến lƣợc phát triển KT - XH, Chiến lƣợc tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam, Chiến lƣợc phát triển GTVT và quy hoạch phát triển của các ngành có liên quan.

Quan điểm phát triển của Chiến lƣợc phát triển DVVT là nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý nhà nƣớc về DVVT, tạo lập MTKD thuận lợi, minh bạch, phát triển hài hoà, bền vững trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của từng phƣơng thức vận tải, phát triển DVVT hàng hóa, hành khách theo hƣớng hiện đại, phát triển hợp lý về số lƣợng và chủng loại PTVT theo hƣớng hiện đại, tiện nghi, áp dụng mô hình quản trị tiên tiến cho DNVT ở Việt Nam, nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học.

Mục tiêu tổng quát của chiến lƣợc phát triển DVVT là nhằm nâng cao chất lƣợng DVVT, giảm chi phí vận tải, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trƣờng, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu VTHH, hành khách và tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đƣa Việt Nam từng bƣớc trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa và hành khách của khu vực, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi chiến lƣợc phát triển KT - XH và bảo đảm quốc phòng – an ninh.

Về mục tiêu cụ thể, đến năm 2020, tái cơ cấu thị trƣờng vận tải nội địa theo hƣớng giảm thị phần vận tải bằng đƣờng bộ, tăng thị phần vận tải bằng đƣờng sắt và đƣờng thủy nội địa; tăng cƣờng an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải, phấn đấu giảm 5-10% bình quân hàng năm về số ngƣời chết do tai nạn giao thông có nguyên nhân từ kinh doanh vận tải. Cụ thể là tổng sản lƣợng vận tải toàn ngành khoảng 1.300 tỷ tấn.km (tƣơng đƣơng 2,2 tỷ tấn hàng hoá), 340 tỷ hành khách.km (tƣơng đƣơng 6,3 tỷ lƣợt khách) với tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm sản lƣợng VTHH giai đoạn 2013 - 2020 là 9,1%, hành khách là 10,7%. Tái cơ cấu thị trƣờng vận tải nội địa, theo đó, thị phần VTHH tuyến cố định đƣờng bộ đến năm 2020 khoảng 54,4%; thị phần VTHK tuyến cố định đƣờng bộ đến năm 2020 khoảng 93,2% .

Chiến lƣợc phát triển DVVT đặt mục tiêu đến năm 2020, nâng cao chất lƣợng

Một phần của tài liệu Chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)