Tác dụng điều chỉnh lipid máu của SAD trên mô hình ngoại sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu và giảm xơ vữa động mạch của chế phẩm SAD trên động vật thực nghiệm (Trang 67 - 69)

Thay đổi các chỉ số lipid nhóm mô hình so với chứng sinh học

Nồng độ TC, TG, HDL-C, LDL-C của lô mô hình tăng so với lô chứng sinh học bắt đầu xuất hiện sau 2 tuần nghiên cứu, rõ rệt sau 4 tuần.

Sau 4 tuần uống hỗn hợp dầu cholesterol đã gây đƣợc tình trạng RLLPM trên chuột cống trắng ở lô mô hình, thể hiện ở sự tăng rõ rệt các chỉ số TG, TC, LDL-C, HDL-C (p ≤ 0,001) so với trƣớc nghiên cứu và so với lô chứng sinh học.

Mô hình gây RLLPM ngoại sinh đƣợc thực hiện trên chuột cống vì đây là loài động vật ăn tạp, thành phần thức ăn gần giống với ngƣời, do đó sẽ cho kết quả có giá trị khoa học. Gây RLLPM bằng cholesterol đơn thuần qua đƣờng uống trên chuột cống cho hiệu quả không cao [33].Do vậy, nghiên cứu đã bổ sung thêm 2 chất là acid cholic và PTU và điều chỉnh hàm lƣợng acid cholic và PTU để gây mô hình RLLPM với mục đích gây đƣợc mô hình để đánh giá tác dụng cùa thuốc và giảm chi phí nghiên cứu[40]. Ở đây, nồng độ HDL-C tăng có thể giải thích do chuột không có CETP, do đó, khoảng 70% lƣợng cholesterol trong huyết tƣơng đƣợc vận chuyển trong các phân tử HDL [72]. Nhƣ vậy, khi có tăng nồng độ cholesterol huyết tƣơng có thể sẽ làm tăng nồng độ HDL-C ở chuột.

Tác dụng của SAD lên nồng độ lipid máu ở mô hình gây RLLPM ngoại sinh sau 2 tuần

Trong nghiên cứu, chúng tôi đã dùng hai liều: 0,36g cao khô/kg/ngày (liều có tác dụng tương đương liều dùng trên người, tính theo hệ số 6)và 1,08g cao

khô/kg/ngày (liều cao gấp 3 lần liều dùng trên người tính theo hệ số 6) trong suốt 4 tuần liên tục để đánh giá tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của SAD trên mô hình gây RLLPM ngoại sinh, so sánh với thuốc chứng dƣơng là atorvastatin liều 10 mg/kg/ngày. Atorvastatin 10 mg/kg/ngày trên chuột cống trắng là liều mà nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới sử dụng làm thuốc chuẩn để so sánh [95], [100]

Sau 2 tuần nghiên cứu, các chỉ số TC, LDL-C ở lô chuột sử dụng atorvastatin đều giảm (11,74% và 26,28%) có ý nghĩa thống kê so với lô mô hình, chỉ số HDL- C có xu hƣớng tăng so với lô mô hình (17,09%) nhƣng không có ý nghĩa thống kê. Chuột uống SAD cả hai liều đều có xu hƣớng làm giảm TG và tăng HDL-C (p>0,05). Kết quả có thể đƣợc giải thích do mô hình gây RLLPM ngoại sinh đã tạo ra sự rối loạn lipid rõ rệt, liều lƣợng và thời gian chuột uống SAD còn ngắn là 2 tuần nên chƣa đủ điều chỉnh các chỉ số lipid về giới hạn bình thƣờng. Ngay cả với thuốc y học hiện đại điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả nhƣ nhóm statin cũng cần tối thiếu 4 tuần mới thể hiện rõ kết quả.

Cholesterol của HDL là cholesterol “tốt” vì chúng bảo vệ và không gây xơ vữa thành mạch. Lƣợng HDL-C càng thấp thì nguy cơ bị xơ vữa thành mạch càng cao và ngƣợc lại [13]. Nghiên cứu này cho thấy, nồng độ HDL-C ở 2 lô uống SAD có xu hƣớng tăng so với lô mô hình (Bảng 3.4). Mục tiêu chính trong quản lý và điều trị RLLPM là làm giảm nồng độ LDL-C/non-HDL-C và tăng nồng độ HDL-C [74],[92]. Kết quả nghiên cứu này đã cho thấy hiệu quả tốt của SAD trong điều chỉnh RLLPM, thể hiện ở khả năng làm giảm nồng độ TC và HDL-C, đồng thời có xu hƣớng làm tăng nồng độ HDL-C huyết thanh.

Tác dụng của SAD lên nồng độ lipid máu ở mô hình gây RLLPM ngoại sinh sau 4 tuần

Tác dụng điều chỉnh RLLPM của SAD đã đƣợc thể hiện rõ ràng hơn sau 4 tuần nghiên cứu với sự giảm nồng độ TG, TC, LDL-C và xu hƣớng làm tăng nồng độ HDL-C ở cả 2 lô uống SAD (Bảng 3.5). Kết quả nghiên cứu này một lần nữa cho thấy SAD đáp ứng tốt những mục tiêu chính trong quản lý và điều trị RLLPM: giảm nồng độ LDL-C/non-HDL-C và tăng nồng độ HDL-C [74][92].

Ở lô chuột uống SAD liều 0,36g/kg/ngày thể hiện tác dụng tốt hơn liều 1,08 g/kg/ngày, và tƣơng đƣơng atorvastatin 10mg/kg/ngày. Kết quả này đồng thuận với nghiên cứu Samer M. và cộng sự (2006) về ảnh hƣởng của GCL trên nồng độ glucose máu và lipid máu ở chuột Zucker béo phì đƣợc gây ĐTĐ, GCL ở liều 0,25 g/kg có tác dụng hạ lipid máu rõ rệt: Sau 3- 5 tuần uống GCL liều 0,25 g/kg làm

giảm TG (33%), TC (13%), LDL-C (33%)[75]. Nghiên cứu của Haiyun W. và cộng sự (2009) về tác dụng chống tăng lipid máu của 9 loại thảo dƣợc cổ truyền trong đó có GCL đã chứng minh gypenosid đƣợc chiết xuất từ GCL với liều 0,25 g/kg có tác dụng làm giảm đáng kể TC, TG trong máu chuột đƣợc gây mô hình tăng lipid cấp và mạn tính [67]. Tác dụng hạ TC của dịch chiết rễ cây chóc máu cũng đã đƣợc chứng minh trong nghiên cứu của Đỗ Thị Nguyệt Quế năm 2013, phân đoạn n - hexan (6,9mg/kg cân nặng), và dịch chiết toàn phần (690mg/kg cân nặng) từ cây chóc máu cho chuột cống trắng ĐTĐ dạng typ 2 uống liên tục trong 7 ngày đều có tác dụng làm giảm TC (tỉ lệ giảm tƣơng ứng là 50,94% và 55,09 %) [36]. Nghiên cứu của Đỗ Thị Thu Hƣớng (2014) về tác dụng hạ glucose máu của chế phẩm SAD trên mô hình gây đái tháo đƣờng typ 2 ở động vật thực nghiệm, SAD ở cả 2 liều 750 mg/kg/ngày và liều 3750 mg/kg /ngày uống liên tục trong 2 tuần đều có tác dụng làm giảm rõ nồng độ TC, TG và LDL-C của chuột nhắt trắng ĐTĐ dạng typ 2 có ý nghĩa thống kê so với lô mô hình (p < 0,05) [17].

Nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu này hoàn hoàn phù hợp với các nghiên cứu trƣớc đây. Điều này cho thấy SAD có tác dụng hạ TC, TG, LDL-C trên mô hình gây RLLPM ngoại sinh ở chuột cống trắng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu và giảm xơ vữa động mạch của chế phẩm SAD trên động vật thực nghiệm (Trang 67 - 69)