Chuẩn bị vật tư, thiết bị

Một phần của tài liệu Giao trinh MD 01 xây dưng trại sản xuất giống hàu thái bình dương (Trang 43 - 53)

Một số vật tư, thiết bị chính dùng để giám sát và lắp đặt hệ thống điện cho trại sản xuất giống hàu TBD bao gồm:

1.1. Đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng (VOM) là dụng cụ đo nghề điện cầm tay. Có khả năng dùng để: đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện.

1. Công tắc chuyển mạch. 2. Vị trí góc đo điện trở. 3. Các giới hạn thang đo.

4. Vít chỉnh kim. 5. Nút chỉnh 0(Adj). 6. Kim đo. 7. Lỗ cắm que đo. 8. Gương phản chiếu. Hình 1.5.1: Đồng hồ vạn năng - Đồng hồ đo VOM có thể đo được các đại lượng:

+ Điện trở đến hàng K.

+ Điện áp xoay chiều, một chiều đến 1000V. + Dòng điện một chiều đến vài trăm mA. 1.2. Tô vít

43

Hình 1.5.2: Tô vít

- Cấu tạo: Gồm phần đầu và phần cán, phần đầu có dạng dẹp hoặc chữ thập

- Công dụng: dùng để tháo lắp các loại vít. Bộ tô vít với đầy đủ các hình dạng và kích cỡ hoặc 1 tô vít đa năng với nhiều đầu vít cũng là sự lựa chọn tốt để thao tác với các loại đinh ốc khác nhau.

Hình 1.5.3. Tô vít đa năng 1.3. Máy phát điện

- Theo tiêu chuẩn ngành về yêu cầu kỹ thuật của cơ sở sản xuất giống hải sản biển. Hạng mục thiết bị dự phòng cho một cơ sở sản xuất giống với 1 máy phát điện 10kVA

- Máy phát điện sau khi được mua về từ nhà sản xuất sẽ tiến hành chạy không tải. Nếu xuất hiện một trong những hiện tượng sau thì phải dừng máy ngay lập tức và liên hệ với nhà cung cấp thiết bị để được bảo trì hoặc đổi máy mới:

+ Màu khí thải không bình thường. + Độ ồn quá lớn.

Hình 1.5.4: Máy phát điện 10 KVA 1.4. Bộ đổi nguồn tự động (ATS)

- Tủ ATS (Automatic Transfer Switches) là hệ thống chuyển đổi nguồn tự động, có tác dụng khi nguồn chính bị mất thì ATS sẽ khởi động và chuyển sang nguồn dự phòng. Có ATS chuyển đổi giữa nhiều nguồn và giữa hai nguồn. Tại thị trường Việt Nam chỉ phổ biến loại chuyển đổi giữa hai nguồn. Nguồn dự phòng thông thường là máy phát điện. Khi mất nguồn chính điện lưới mất ATS sẽ khởi động và kiểm soát khởi động máy phát điện. Chuyển tải sang sử dụng nguồn điện dự phòng là máy phát điện. Ngoài dùng kết nối nguồn dự phòng là máy phát điện tại nhà máy điện cũng có sử dụng tủ ATS.

Ngoài ra, Tủ chuyển đổi nguồn tự động (ATS) thường có chức năng bảo vệ khi điện lưới và điện máy phát bị sự cố như: mất pha, mất trung tính, thấp áp (tuỳ chỉnh) thời gian chuyển đổi có thể điều chỉnh. Bên cạnh đó còn có những chức năng đặt thêm như là chức năng tạo bộ định thời theo thời gian thực.

Hình 1.5.5: Vỏ ngoài bộ ATS Hình 1.5.6: Bên trong bộ ATS - Nguyên lý vận hành của một hệ thống ATS:

45

Tiếp điểm khởi động máy phát điện ở trạng thái tắt;

Tiếp điểm điều khiển ở vị trí nguồn ưu tiên (nguồn điện lưới) Bộ bảo vệ điện áp ở trạng thái báo nguồn ưu tiên tốt.

+ Khi xảy ra sự cố mất điện:

Bộ bảo vệ điện áp nhận biết trạng thái không tốt của nguồn ưu tiên và đóng tiếp điểm báo về cho phần điều khiển trung tâm (tạm gọi là CPU) sau một khoảng thời gian được định bởi bộ bảo vệ điện áp này.

Khi CPU nhận lệnh báo nguồn ưu tiên mất thì đóng tiếp điểm ra lệnh khởi động máy phát.

Sau khi máy phát khởi động thành công, nguồn được cấp về bộ bảo vệ điện áp máy phát, nếu tốt, bộ bảo vệ này sẽ đóng tiếp điểm báo cho CPU và nhiệm vụ của CPU là ra lệnh đóng tiếp điểm ra lệnh chuyển tải về sử dụng nguồn từ máy phát. Lúc này tiếp điểm chạy máy phát vẫn phải được duy trì để giữ máy phát chạy suốt thời gian nguồn ưu tiên mất.

+ Khi nguồn ưu tiên có lại:

Bộ bảo vệ điện áp nguồn ưu tiên sẽ báo về CPU trạng thái nguồn ưu tiên tốt.

Sau một khoảng thời gian định bởi CPU, CPU sẽ ra lệnh chuyển tải về sử dụng nguồn ưu tiên.

Sau khi phần chuyển nguồn động lực chuyển về nguồn ưu tiên thành công, CPU sẽ ra lệnh tắt máy phát điện.

Phần việc còn lại là nhiệm vụ của bản thân máy phát - thời gian chạy Cold down là bao nhiêu thì tùy vào việc cài đặt của máy phát điện.

Ngoài những tác động chính trên, ngoài ra còn có thể có một số yêu cầu đặc biệt khác như:

Khởi động máy phát chạy bảo dưỡng hàng tuần, hàng tháng theo lịch đặt trước.

Chạy máy phát trong khoảng thời gian giờ cao điểm (giá điện cao).

Chuyển về vị trí 0 lập tức khi nguồn đang sử dụng không tốt (cao áp, thấp áp, mất pha, sai tần số,...).

1.5. Dây dẫn điện

- Đối với máy phát điện công suất 10kVA thì yêu cầu về dây điện là một trong những yếu tố quan trọng cho việc đảm bảo tối ưu quá trình cung cấp và an toàn điện cho trại sản xuất giống.

2. Giám sát

2.1. Yêu cầu hệ thống điện

- Tuân thu theo tiêu chuẩn về đảm bảo an toàn cho người lắp đặt, vận hành sử dụng điện trong hệ thống trại sản xuất giống.

- Hệ thống điện đảm bảo cung cấp đầy đủ, ổn định trong quá trình sử dụng vận hành thiết bị điện.

- Đảm bảo bền, chắc chắn, tiện lợi, kinh tế.

- Hệ thống được lắp đặt với thiết bị tiết kiệm điện năng. 2.2. Giám sát lắp đặt hệ thống điện

- Thông thường khi tiến hành xây dựng trại có thể nhờ cơ quan, cá nhân cung cấp thiết bị điện đến để lắp đặt hệ thống điện cho toàn bộ trại sản xuất giống hàu TBD.

- Thực hiện giám sát lắp đặt hệ thống điện:

+ Giám sát lắp đặt hệ thống điện lưới, dây dẫn điện đến các vị trí cần sử dụng theo yêu cầu sử dụng điện của trại sản xuất giống.

+ Giám sát lắt đặt máy phát điện dự phòng. + Giám sát lắp đặt bộ đổi nguồn tự động.

+ Ngoài ra tiến hành giám sát lắp đặt hệ thống bảng điện, bóng điện chiếu sáng….

- Quá trình giám sát được đối chiếu với yêu cầu về tiêu chuẩn hệ thống điện trong trại sản xuất giống.

3. Lắp đặt hệ thống điện

3.1. Vẽ sơ đồ hệ thống điện

- Căn cứ vào sơ đồ trại sản xuất và thực tế xây dựng trại cần tiến hành lên sơ đồ hệ thống điện trong trại sản xuất giống.

- Sơ đồ hệ thống điện được vẽ trên giấy với những hạng mục sau:

+ Vị trí đặt các thiết bị điện: máy phát điện, bộ AST, bảng điện, bóng điện…

+ Vị trí nối với hệ thống điện lưới.

+ Toàn bộ sơ đồ dây dẫn điện đến các thiết bị cần sử dụng điện. + Sơ đồ được ghi chú đầy đủ.

3.2. Lắp đặt hệ thống điện

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị điện cần thiết. Bước 2: Đặt vị trí máy phát điện, bộ AST.

47

Bước 3: Nối bộ AST với máy phát điện, hệ thống điện lưới (điện lưới đã được ngắt không có điện)

Bước 4: Lắp toàn bộ hệ thống dây dẫn điện, công tắc, đèn chiếu sáng…

4. Kiểm tra, vận hành thử hệ thống điện

4.1. Kiểm tra toàn bộ hệ thống

- Kiểm tra nguội: sau khi hệ thống lắp đặt xong, chưa mở nguồn điện. cần được thực hiện việc đo cách điện băng cách dùng đồng hồ VOM đo điện trở các đầu dây.

- Để đo cách điện ta thực hiện theo các bước sau:

+ Bước 1. Chỉnh đồng hồ VOM chuyển qua thang đo điện trở (OHM) + Bước 2: Chập hai que đo và chỉnh kim đồng hồ báo vị trí 0 (Ohm).

Hình 1.5.8: Đo kiểm tra điện bằng đồng hồ vạn năng

+ Bước 3 : Đặt que đo vào hai 2 đầu dây điện (tại vị trí từ máy phát vào ATS và từ ATS đến các thiết bị), tiến hành đọc trị số trên thang đo. Giá trị phải ở Megaohm thì đạt yêu cầu, nếu trị số bằng 0 thì kiểm tra lại đường dây

Hình 1.5.9: Đo điện trở tại các đầu nối

Lưu ý: Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút, như vậy đọc

trị số sẽ không chính xác

4.2. Vận hành thử

- Sau khi kiểm tra nguội đạt yêu cầu, sẽ tiến hành công việc kiểm tra vận hành hệ thống điện:

+ Bước 1: Mở điện lưới

+ Bước 2: Kiểm tra hoạt động của hệ thống điện tại trại sản xuất giống + Bước 3: Mở máy phát điện, lúc này máy phát điện chưa chạy vì ATS đang ưu tiên nguồn điện chính

+ Bước 4: Kiểm tra hoạt động của ATS và máy phát điện bằng cách đóng cầu dao tổng của nguồn điện chính. Nếu sau 5-10s máy phát điện hoạt động và điện lưới trại sản xuất hoạt động bình thường là lắp đặt thành công.

- Kết thú qáu trình kiểm tra vận hành thử cần có biển báo cụ thể để đảm bảo an toan cho người sử dụng.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi:

Câu hỏi 1: Nêu các bước lắp ráp điện phục vụ trại sản xuất giống?

2. Bài thực hành:

2.1. Bài thực hành số 1.5.1: Giám sát lắp đặt hệ thống điện. 2.2. Bài thực hành số1.5. 2: Lắp đặt hệ thống điện.

49

- Thiết bị điện lắp đặt ở nơi thuận tiện sử dụng, an toàn khi sử dụng và có biển cảnh báo nguy hiểm.

Bài 6: Lắp đặt hệ thống sục khí Mã bài: MĐ 01- 06

Mục tiêu:

- Nêu được các yêu cầu hệ thống sục khí trong trại sản xuất hàu giống; - Thực hiện lắp đặt được hệ thống sục khí đúng yêu cầu;

- Đảm bảo cung cấp khí cho toàn trại sản xuất.

A. Nội dung:

1. Chuẩn bị vật tư, thiết bị

- Máy thổi khí (air blower) là thiết bị có thể bơm số lượng lớn không khí xung quanh ở áp suất thấp, thổi qua một mạng lưới phân phối không khí dẫn vào nước qua những cục đá bọt hay thiết bị khuếch tán không khí

Hình 1.6.1: Máy sục khí

- Máy nén khí (air compressor): là một máy bơm rút không khí xung quanh và nén lại. Trong nghề thủy sản hiện nay, máy này có thể dùng để vận chuyển không khí (thể tích nhỏ và nén ở áp suất cao) đến trại sản xuất - nơi mà không khí được phát tán qua thiết bị khuếch tán khí để sục khí cho bể cần oxy.

Bộ phận truyền động là động cơ điện (mô tơ) hoặc động cơ đốt trong (máy dầu, xăng) để làm bộ phận hút khí hoạt động.

Bộ phận hút không khí bên ngoài đưa vào bình nén khí. Bộ phận này được làm trơn bằng dầu nhớt.

Bình nén khí có dạng hình trụ bằng thép dày, chịu được áp lực lớn của khối không khí nén ở

51 - Bình Oxy:

Giống như máy nén khí, bình Oxy là một thiết bị lưu giữ và cung cấp Oxy cho hoạt động sản xuất trong thời gian máy sục khí không hoạt động hoặc trại bị mất điện.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại bình Oxy khác nhau có thể sử dụng cho hoạt động dự phòng của trại sản xuất giống.

Hình 1.6.3: Bình Oxy có đồng hồ

- Đầu nối và ống dẫn khí:

Hình 1.6.4: Đầu nối ống dẫn khí Hình 1.6.5: Ống dẫn khí

- Đá bọt (Air stone): giống như cục đá, có những lỗ rỗng dùng để khuếch tán khí trong nước, tăng cường ôxy hoà tan loại bỏ ôxít carbon.

Hình 1.6.6: Đá bọt

- Ngoài ra còn những thiết bị để phục vụ lắp đặt như băng dính, keo dán, dao, kéo...

Một phần của tài liệu Giao trinh MD 01 xây dưng trại sản xuất giống hàu thái bình dương (Trang 43 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)