3.1. Giám sát xây dựng bể xi măng
3.1.1. Một số hạng mục công trình của trại sản xuất hàu giống
Trong trại sản xuất giống hàu Thái Bình Dương cần phải có một số loại bể xi măng như sau: bể chứa nước, bể lắng, bể lọc, bể ấp trứng và ương ấu trùng, bể nuôi tảo, bể xử lý nước thải…
- Bể chứa nước:
Bể chứa nước là bể dùng để chứa nước ngọt hoặc nước mặn khi được cấp từ nguồn vào trước khi đưa vào bể lọc.
Tại bể chứa, nước được xử lý ban đầu hay gọi là xử lý thô trước khi đưa vào bể lọc nên nhiều nơi gọi là bể chứa và xử lý nước.
Bể thường có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, thường được chia thành 2- 3 ngăn để tiện cho việc xử lý.
Thể tích của bể tùy vào qui mô sản xuất mà sử dụng bể chứa có thể tích khác nhau. Thông thường bể chứa nước biển có thể tích khoảng 40 – 45m3.
Bể chứa phải được thiết kế cao hơn bể ương để dễ thực hiện việc cấp nước.
33
Hình 1.4.2: Bể chứa nước - Bể lắng:
Bể lắng là công trình xây dựng kiểm soát nước được thiết kế đặc biệt để nâng cao chất lượng nước bằng cách loại bỏ những vật chất vô cơ, chẳng hạn như bùn, cát mịn của nước biển.
Quá trình lắng thu được nhờ giảm vận tốc nước chảy vừa đủ cho phép những hạt đất sa lắng.
Bể lắng có thể dùng bể hình vuông hay hình chữ nhật. Thể tích 20- 30m3, cao khoảng 1- 1,5m.
- Bể lọc:
Nước sau khi để lắng phải được lọc bỏ các thành phẩn độc hại rồi mới đưa vào sử dụng. Có thể dùng một trong 02 loại bể lọc: bể lọc cơ học hoặc bể lọc sinh học.
+ Bể lọc cơ học: gồm có bể lọc trước bể chứa (thể tích khoảng 2m3, cao 1,2- 1,5m) và bể lọc trong bể chứa (thể tích khoảng 0,5m3, cao khoảng 0,5m).
Các thành phần vật liệu trong bể lọc được sắp xếp từ trên xuống dưới thành 5 lớp theo thức tự (từ 1 đến 5) như sau:
Lớp thứ 5 là lớp lưới nilon
Lớp thứ 4 là tầng đá lớn (kích thước khoảng 5- 20cm), dày khoảng 15cm Lớp thứ 3 là tầng đá nhỏ (kích thước khoảng 1 2cm), dày khoảng 20cm Lớp thứ 2 là tầng cát xây, dày khoảng 10cm.
Lớp thứ 1 là tầng cát mịn, dày khoảng 30 – 40cm Giữa các lớp nên lót một lớp nilon
+ Bể lọc sinh học: lọc sinh học là dùng các vi sinh vật (như
Nitrosomonas và Nitrobacter) để phân hủy các hợp chất độc hại có chứa Nitơ thành các chất vô hại.
Bể lọc sinh học có dung tích khoảng 40m3, ngăn chứa san hô khoảng 5m3. Dùng nguyên liệu lọc là đá chiếm 5- 6% dung tích xử lý nước), kích thước 3- 5cm, xếp thành lớp dày khoảng 0,5m.
Hình 1.4.3: Bể lọc nước - Bể ấp trứng và ương ấu trùng:
Hình dạng của bể: có thể dùng bể hình chữ nhật, bể vuông bằng hay bể tròn đáy phẳng , bể tròn đáy hình chóp cụt làm bằng chất dẻo.
Mỗi loại bể đều có ưu và nhược điểm riêng, tùy theo điều kiện và trình độ kỹ thuật mà chọn loại phù hợp.
Thể tích của bể có thể tích từ 1- 6m3, cao khoảng 1- 1,2m.
Màu sắc của thành trong bể cũng ảnh hưởng đến ấu trùng, do vậy cần phải sơn màu cho thích hợp.
Với bể xi măng, có thể giữ nguyên màu xi măng hoặc sơn màu xanh nhạt. Với bể composite, sơn màu xanh nhạt hoặc xanh đậm.
Theo kinh nghiệm của nhiều người thì bên trong bể có màu tối sẽ tốt cho ấu trùng hơn là màu sáng.
35
Hình 1.4.4: Bể ương ấu trùng Bể nuôi tảo:
Mỗi bể nuôi tảo thường có thể tích 1m3, cao khoảng 0,7m, chứa khoảng 60 lít tảo giống. Tổng thể tích bể nuôi tảo bằng khoảng 1/10 tổng thể tích bể ương nuôi ấu trùng.
Bể phải được đặt nơi có nhiều ánh sáng, mặt trong bể nên sơn màu trắng. - Bể xử lý nước thải:
Bể xử lý nước thải nên xây dựng cách xa trại sản xuất giống để đảm bảo vệ sinh. Bể có thể tích khoảng 5m3
.
3.1.2. Thực hiện giám sát xây dựng bể - Yêu cầu kỹ thuật của bể:
+ Kích thước bể:
Loại bể Dài x Rộng x Cao (m) Thể tích (m3) Độ dày thành bể (cm) Bể ương ấu trùng 2,0-2,5 x 2,0 x 1,0-1,2 4-5 12-15 Bể nuôi tảo 1,0-1,5 x 1,0 x 0,8-1,0 1,0-1,2 12-15 + Yêu cầu khác:
Không lún, sụp trong quá trình sử dụng. Không nứt, tạo lỗ rỗng ở thành và đáy bể. Không rò rỉ nước hay đọng nước ở đáy bể. Thành bể trơn láng, dễ vệ sinh.
- Giám sát nguyên vật liệu xây dựng bể xi măng: cát, đát, gạch, xi măng, nguyên liệu làm cọc nền đáy bể.
Nguyên liệu phải đủ về số lượng, chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn của ngành xây dựng công trình (sản phẩm của các nhà sản xuất uy tín trên thị trường cung cấp).
- Giám sát thi công xây dựng bể: + Giám sát cách bố trí và đóng cọc nền đáy
Độ chắc chắc, kích thước của cọc nền đáy.
Hình 1.4.5: Cách đóng cọc
+ Giám sát việc xây thành bể đảm báo đúng nguyên vật liệu, kích cỡ thành bể, chiều dài, chiều rộng và chiều cao thành bể.
Hình 1.4.6: Bể sau khi xây chưa được trát vữa + Giám sát trát vữa tường, đánh nhẵn bể sau khi xây
Bể sau khi xây sẽ được tiến hành trát láng bằng xi măng. Sau đó, được đánh nhẵn thành bể.
Sau quá trình xây dựng, người giám sát sẽ kiểm tra thành bể sau khi được trát láng phải phẳng, nhẵn không bị lồi, lõm.
37
Đặc biệt bể được bo 4 góc tạo hình ô van.
Sơn bể và chọn màu sơn tối phù hợp với đối tượng.
Hình 1.4.7: Thành, đáy bể được làm láng - Ngâm xả, vệ sinh bể sau khi xây dựng:
Quá trình biến đổi của xi măng sau khi xây bể tạo thành các chất có tính kiềm (làm pH môi trường > 7), gây hại cho ấu trùng, tảo khi sản xuất. Làm giảm các chất này trong thành và đáy bể bằng cách hòa tan chúng trong nước.
+ Cách xử lý bằng phèn chua: Bước 1: Cấp nước ngọt vào đầy bể.
Bước 2: Nghiền nhỏ, hòa tan phèn chua trong ca, thau nước ngọt. Lượng phèn chua sử dụng khoảng 100g/m3
nước trong bể (400g cho bể 4 m3 nước). Bước 3: Cho dung dịch phèn chua vào bể, khuấy đều.
Bước 4: Ngâm bể khoảng 7- 10 ngày.
Bước 5: Kiểm tra pH nước trong bể 1 lần/ngày bằng test pH (thực hiện theo hướng dẫn ghi trên bao bì).
Nếu pH nước giảm dần và ổn định ở pH ≤ 8 trong nhiều ngày thì kết thúc quá trình ngâm xả.
Nếu pH nước sau thời gian ngâm vẫn lớn hơn 8 thì xả bỏ nước trong bể và tiến hành ngâm lại.
Bước 6: Xả bỏ nước trong bể.
Bước 7: Chà rửa, sát trùng, phơi khô và đậy bạt chờ sử dụng. + Cách xử lý bằng thân cây chuối:
Bước 1: Chà thân cây chuối đều khắp thành và đáy bể vài lần. Bước 2: Xếp thân cây chuối khoảng 2- 3 lớp vào bể.
Bước 3: Cho nước ngọt vào đầy bể. Bước 4: Ngâm bể khoảng 15- 20 ngày.
Nếu pH nước giảm dần và ổn định ở pH ≤ 8 trong nhiều ngày thì kết thúc quá trình ngâm xả.
Nếu pH nước sau thời gian ngâm vẫn lớn hơn 8 thì xả bỏ nước trong bể và tiến hành ngâm lại.
Bước 6: Xả bỏ nước trong bể.
Bước 7: Chà rửa, sát trùng, phơi khô và đậy bạt chờ sử dụng. 3.2. Giám sát, lắp đặt bể composite
Việc sử dụng bể xi măng trong trại sản xuất giống mất nhiều thời gian như: tốn thời gian xây dựng, việc vệ sinh và khử trùng bể phức tạp, sau 1 thời gian hoạt động phải sửa chữa lại bể. Vì thế hiện nay tại các trại sản xuất giống hàu Thái Bình Dương nói riêng và trại sản xuất giống thủy sản nói chung. Xu thế đang dần sử dụng bể bằng compostite với tính tiện dụng và linh hoạt của nó như: dễ di chuyển, dễ lắp đặt, dễ dàng vệ sinh trước và sau mỗi mùa vụ sản xuất, dễ thay mới… Tuy nhiên, giá thành cao hơn bể xi măng.
Hệ thống bể composite là bể được đúc sẵn do nhà sản xuất cung cấp. Chúng ta tiến hành mua của nhà sản xuất và thực hiện lắp đặt tại trại hoặc nhân viên của nhà sản xuất thực hiện lắp đặt cho.
- Giám sát lắp đặt bể composite:
+ Vận chuyển bể đến đúng vị trí trại cần lắp đặt.
+ Giám sát lắp hệ thống ống cấp, thoát nước hoàn chỉnh không rò rỉ. + Kiểm tra lại kích thước, hệ thống cấp thoát nước an toàn, thuận tiện. - Lắp đặt bể composite:
+ Vận chuyển bể đến đúng vị trí trại cần lắp đặt.
+ Lắp hệ thống ống cấp, thoát nước hoàn chỉnh không rò rỉ. + Lắp đặt hệ thống sục khí vào bể.
39
Hình 1.4.8: Bố trí bể composite trại sản xuất giống
- Việc lắp đặt và bố trí bể composite thực hiện theo sơ đồ bố trí trại.
Hình 1.4.9: Bố trí 2 dãy bể ương bằng composite trong trại 3.3. Kiểm tra, vận hành thử
- Kiểm tra: + Kích thước bể.
+ Độ chắc chắc của bể.
+ Độ trơn nhẵn của bể, đặc biệt là vị trí bo tròn. + Kiểm tra độ rò rỉ của bể.
- Vận hành thử:
+ Cấp nước vào bể đủ lượng nước.
+ Kiểm tra độ kiềm của bể xi măng mới xây. + Vận hành hệ thống sục khí.
+ Tháo cạn nước để kiểm tra hệ thống thoát nước.