Vị trí phân bố:

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp quản lý ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 50)

d. Phong trào thể dục thể thao:

5.1.2.1. Vị trí phân bố:

Cần phải phân bố các CCN trên địa bàn tỉnh đặt ở cuối hướng gió, cuối nguồn nước và phân cách với khu dân cư. Quy định việc bố trí từng loại nhà máy vào đúng

nghiệp làng nghề nhằm thu hút các dự án đầu tư. Sau đây là một số biện pháp kiểm soát ô nhiễm:

■ Kiểm soát nguồn nước mặt do NTSH và NTSX.

■ Tiến hành kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường và xây dựng quy chế quản lý, xử phạt nghiêm mọi trường hợp vi phạm các quy định của Luật Bảo Vệ Môi Trường.

■ Thực hiện quan trắc, đánh giá chất lượng nguồn nước trên các nhánh sông của tỉnh, đánh giá chất lượng không khí trên các khu vực trọng điểm của tỉnh ( khu nội ô thị xã, khu công nghiệp, giao thông, làng nghề,...).

■ Yêu cầu thực hiện các biện pháp BVMT nêu trong BCĐGTĐMT đã được phê duyệt, bản cam kết BVMT đã đăng ký và tuân thủ tiêu chuẩn môi trường. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra sau khi phê duyệt BCĐGTĐMT, thực hiện điều tra khảo sát, đánh giá chất lượng môi trường tại các khu vực gây ô nhiễm.

■ Quản lý việc phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt động của CCN.

■ Quy định thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật về BVMT.

■ Thực hiện công tác kiểm tra đột xuất ở các nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm. Điều này nhằm giúp phát hiện ra các cơ sở không vận hành XLCT theo quy định.

s Đề ra các biện pháp kiểm soát, giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và bảo vệ nguồn nước như:

■ Xây dựng, nạo vét và nâng cấp hệ thống cấp thoát nước (tách riêng biệt hệ thống thoát nước chung, nước mưa, nước bẩn) và xử lý NTSH - NTSX.

■ Để giảm thiểu chất thải tại nguồn nhằm tiết kiệm nguồn nguyên liệu cho CCN Tắc Cậu ta thực hiện các biện pháp như: cải tiến công đoạn rửa khay (dùng sô để thay thế các khay rửa như vậy tiết kiệm được lượng nước tiêu thụ).

■ Do đặc trưng của các nhà máy chế biến thủy sản là lượng vỏ đầu tôm và nội tạng của cá, mực nên phải được quản lý chặt chẽ thay vì đổ trực tiếp xuống sông gây ô nhiễm nguồn nước thì có thể thu gom để bán cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc theo họp đồng.

s Thực hiện các phương pháp khống chế ô nhiễm nguồn nước thải: phân loại nước thải sau đó dựa vào việc phân loại để đưa ra biện pháp quản lý thích hợp như:

■ Nếu là nước mưa chảy tràn thì thoát thẳng ra ngoài.

■ Nếu là NTSH thì xử lý bằng hầm tự hoại, xử lý sinh học để đạt tiêu chuẩn của nguồn tiếp nhận.

■ Nếu là NTSX thì phải được xử lý bằng các biện pháp khác để đạt tiêu chuẩn thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

■ Thiết lập cơ chế quản lý và vận hành phù hợp.

■ Đặt ống khói tại nhà máy có chiều cao trên 40m để pha loãng lượng khí thải độc hại đồng thời phát tán khí thải ở độ cao nhằm hạn chế ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

5.1.2.5. Kiểm tra, quản lý chất thải rắn:

Hình 5: sơ đồ xử lý rác thải của các nhà máy

s Rác thải sinh hoạt: nhà máy bố trí các thùng chứa rác ở các khu vực thường phát sinh rác thải. Hàng ngày có công nhân thu gom và tập kết về các thùng rác lớn. Phải họp đồng với đơn vị thu gom rác để thu gom mỗi ngày nhằm đảm bảo cảnh quan và vệ sinh nhà máy.

s Rác thải sản xuất: đối với chất thải không nguy hại:

■ Tái chế (nhằm tiết kiệm được tiền, tiết kiệm được tài nguyên). Có thể nói đây là biện pháp thân thiện với môi trường.

s Rác thải sản xuất: đối YỚi chất thải nguy hại:

■ Thiết lập hệ thống xử lý chất thải rắn nguy hại.

■ Tạo chỗ chôn an toàn hợp vệ sinh để chôn lấp.

■ Có thể thực hiện biện pháp ủ, hiếu khí, hiếm khí để làm gas hay sử dụng cho các mục đích khác.

Bán hoặc

Tái chế bên ngoài

Dối với ngành sản xuất xi măng tại CCN Kiên Lương: Nguyên vật liệu được vận chuyển trong băng chuyền kín kết hợp lắp đặt hệ thống quạt hút để thu hồi bụi nhằm tái sử dụng. Đồng thời thay đổi các mô tơ điện được sử dụng thừa công suất, sử dụng đá vôi nguyên liệu có kích thước nhỏ để giảm tiêu thụ điện năng trong khâu nghiền, tập trung sản xuất vào giờ thấp điểm để sử dụng điện với giá rẻ,...Đồng thời, sắp xếp lại kho đựng nguyên liệu, khắc phục rò ri, cải thiện chất lượng môi trường lao động. Những giải pháp trên sẽ giúp các doanh nghiệp, công ty tiết kiệm được khoản tiền lớn trong năm. Còn môi trường bụi, tiếng ồn thì được cải thiện rõ nét.

5.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁCKHU/CCN: KHU/CCN:

5.2.1. Những vấn đề còn tồn tại chung của các khu/CCN trong cả nước:

Sự phát triển của các KCN - CCN đã góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH, đẩy mạnh hợp tác sản xuất, tăng cường mối liên kết ngành trong phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động,...Tuy nhiên, việc hình thành và phát triển các K - CCN trong thời gian qua còn đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường trong các K - CCN.

Theo số liệu quan trắc môi trường, tổng lượng rác thải bình quân một ngày đêm của cả nước đã tăng từ 29 nghìn tấn năm 2005 đến 38 nghìn tấn 2010. Lượng rác thải công nghiệp chiếm khoảng 30%, phần lớn tập trung chủ yếu tại các KCN ở các vùng kinh tế trọng điểm phía bắc và phía nam. Như vậy, việc xử lý chất thải để không gây ô nhiễm môi trường là điều bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp khi muốn là thành viên của bất kỳ một K - CCN nào.

Không dễ quản lý như chất thải, việc xử lý nước thải của các nhà máy trước khi thải ra môi trường cũng đang là vấn đề nhức đầu đối với các nhà quản lý. Theo ước tính, mỗi KCN thải khoảng 5.000 - 13.000m3 nước thải/ngày đêm. Như vậy, tổng lượng nước thải công nghiệp của các KCN cả nước lên khoảng 6.000 - 9.000 m3

trình xử lý nước thải tập trung thì quá ít. Theo số liệu thống kê, trong số 134 KCN trong cả nước chỉ có 35 KCN đã xây dựng và vận hành hệ thống XLNT tập trung. Ngay cả những KCN đã có trạm XLNT tập trung, thì chất lượng thực tế của các công trình này vẫn còn hạn chế, chưa đạt tiêu chuẩn quy định, gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt ở một số KCN tập trung các ngành công nghiệp nhẹ như: dệt, may, da, hóa chất,... thì nước thải thải ra môi trường rất nguy hại, bởi nó mang tính độc hại cao.

Ngoài ra, tại các K - CCN, ô nhiễm không khí, bụi và tiếng ồn là loại hình ô nhiễm khó kiểm soát và không được quan tâm. Hệ thống lọc khí, bụi và hạn chế tiếng ồn từ những nhà máy trong các K - CCN, đặc biệt là các cơ sở trong nước còn rất sơ xài chỉ mang tính hình thức. Khí thải do các cơ sở sản xuất thải ra chứa nhiều chất độc hại, được xả trực tiếp vào môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân trong vùng.

Theo số liệu quan trắc, nồng độ S02, co, NOx gần KCN hoặc trong các KCN có chiều hướng gia tăng. Nhiều nhà máy công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến và khai thác khoáng sản,...trong công nghiệp, nồng độ bụi và khí độc hại điển hình là S02 trong không khí vượt tiêu chuẩn cho phép từ 4 - 8 lần.

Từ thực trạng môi trường ở các KCN có thể thấy rằng mặc dù các KCN góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế nhưng chính vì sự phát triển này đã làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt. Cùng với ô nhiễm tiếng ồn, bụi,...thì tại một số KCN gần khu vực dân cư, những người dân cũng phải gánh chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ việc phát triển các KCN ở địa phương, sự ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, sự thoái hóa về đất, sự ô nhiễm không khí do những chất thải độc hại từ các KCN gây ra.

triển bền vững. Các cơ quan nhà nước ở địa phương và trung ương chưa có chế tài và giám sát chặt chẽ việc xây dựng KCN theo hoạch định. Do đó, trong báo cáo khả thi các hạng mục XLNT, chất thải và BVMT trên thực tế chưa được triển khai và nếu có cũng không đạt hiệu quả.

5.2.2. Một số gỉảỉ pháp quản lý ô nhiễm môi trường các khu công nghiệp ở các địa phương khác:

5.2.2.1. Kỉnh nghiệm quản lý môi trường các KCN ở thành phố Vũng

xuất công nghiệp nằm trong KCN đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và cam kết các biện pháp giảm thiểu môi trường.

- Đối với các cơ sở nằm ngoài KCN thuộc các ngành nghề chế biến mủ cao su, chăn nuôi, chế biến nông sản,.. .được phê duyệt báo cáo đầu tư hoặc đãng ký đạt tiêu chuẩn môi trường thì mới cho phép hoạt động. Đối với cơ sở sản xuất gốm phấn đấu giảm 50% số cơ sở gây ô nhiễm đang hoạt động trong khu dân cư, đô thị bằng cách di dời, đổi mới công nghệ hay xử lý ô nhiễm. Riêng các cơ sở nhà máy sản xuất cao su, dệt nhuộm, hóa chất, phải có hệ thống XLNT tối thiểu loại B theo QCVN 11- 2008/BTNMT.

5.2.2.3. Giải pháp quản lý ô nhiễm môi trường KCN TP.Cần Thơ:

- Trong công tác xây dựng, quy hoạch KCN TP.Cần Thơ, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập quy hoạch xây dựng KCN cũng như thỏa thuận quy hoạch chi tiết KCN cần phải quan tâm đến vấn đề môi trường trong KCN. cần đảm bảo khoảng cách tương đối giữa KCN với đường giao thông và khu dân cư xung quanh, để hạn chế tối đa ảnh hưởng về môi trường trong KCN ra các vùng lân cận. Ưu tiên những ngành công nghiệp sạch, ít ô nhiễm. Những dự án có cùng ngành nghề và gây

hiệu quả công tác giám sát, cần quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của cơ quan giám sát khi thực hiện chức năng giám sát môi trường, đồng thời cần có quy định về những ưu đãi, khen thưởng, xử phạt đối với các doanh nghiệp trong thực hiện các nghĩa vụ BVMT.

- Cần có những biện pháp hỗ trợ về tài chính cho việc xây dựng những công trình XLNT tập trung đối với các địa phương không đủ điều kiện hỗ trợ vốn ngân sách trung ương cho công trình XLNT tập trung và đền bù giải phóng mặt bằng KCN. Có thể xem xét cho vay từ quỹ tín dụng đầu tư phát triển với lãi xuất ưu đãi đối vói các dự án đầu tư xây dựng công trình XLCT tập trung trong KCN, hoặc có thể nghiên cứu cơ chế ưu đãi đối với các dự án đầu tư KCN hoàn thành hệ thống XLCT đạt yêu cầu trước khi thu hút đầu tư.

Nhanh chóng xây dựng những văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể luật BVMT mới. Do tính chất cấp bách của vấn đề môi trường trong KCN và tính tập trung và đa dạng ngành nghề của KCN, càn nghiên cứu việc xây dựng quyết định của Thủ tướng chính phủ về các cơ chế, chính sách BVMT và XLCT trong KCN

trong đó đề cập tới: cơ chế hỗ trợ tài chính, huy động nguồn tài chính từ khu vực tư nhân để xã hội hóa công tác BVMT trong KCN, xây dựng một đầu mối trong quản lý KCN trong đó có quản lý môi trường trong KCN, thành lập đơn vị giám sát môi trường đặt tại mỗi KCN; quy trình và công nghệ, tiêu chuẩn xử lý các loại chất thải rắn, lỏng, khí mà các doanh nghiệp phải tuân theo.

về phía đầu tư và các doanh nghiệp trong KCN cần phải ý thức rõ ràng và đầy đủ trách nhiệm của minh đối vói vấn đề BVMT trong và ngoài KCN. Chủ động tìm giải pháp thỏa đáng và giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích - chi phí để đầu tư hệ thống XLCT tập trung và cho từng doanh nghiệp trong KCN.

Tăng cường đầu tư thiết bị, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm để có đủ khả năng kiểm nghiệm được các chỉ tiêu: dầu, mỡ, kim loại nặng, dung môi hữu cơ,...các thiết bị đo nhanh tại hiện trường.

Đẩy mạnh nâng cao nhận thức về BVMT trong cộng đồng công nghiệp, tích cực tuyên truyền giúp các cơ sở công nghiệp nhận thức đúng đắn hơn về BVMT, nhận thức những lợi ích tiềm năng từ ngăn ngừa ô nhiễm, sản xuất sạch hơn qua các phương tiện truyền thông.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN:

Qua các phân tích đánh giá tình hình phát triển công nghiệp và thực trạng ô nhiễm môi trường xung quanh hai CCN trên địa bàn tỉnh Kiên Giang rút ra những kết luận sau:

Tình hình phát triển hai CCN trên địa bàn tỉnh Kiên Giang khá mạnh mẽ đặc biệt là tại CCN Kiên Lương. Nhiều dự án đầu tư và quy hoạch với số vốn khá cao đóng góp nhiều vào phát triển kinh tế của tỉnh.

Cùng với sự phát triển công nghiệp là tình hình môi trường xung quanh hai CCN bị ô nhiễm nghiêm trọng, nồng độ chất vi sinh, chất hữu cơ trong nguồn nước rất cao cùng vói nồng độ NH3 H2S, S02 và bụi lơ lửng trong không khí cũng khá lớn.

Tại các CCN một số doanh nghiệp lớn đã xây dựng nhà máy XLCT, nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp chưa có đặc biệt tại các KCN hiện chưa có hệ thống nhà máy XLNT tập trung nên việc quản lý môi trường còn nhiều khó khăn.

Tình hình vi phạm về quy định xả thải của doanh nghiệp còn khá phổ biến. Nhiều vấn đề bất cập cần được cơ quan nhà nước nhanh chóng giải quyết kịp thời.

Công tác quản lý môi trường còn nhiều thiếu xót, chưa có được sự phối hợp giữa các ban quản lý CCN và Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh trong vấn đề ô nhiễm môi trường xung quanh các CCN làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của những người dân xung quanh.

■ Thực hiện công tác thanh tra thường xuyên các doanh nghiệp tại các KCN, đảm bảo doanh nghiệp đều có đăng ký cam kết B VMT, có hệ thống XLNT trước khi thải ra môi trường.

■ Áp dụng thực hiện tốt Nghị định 81/2006/NĐ - CP ban hành về xử phạt hành chính đối với các doanh nghiệp có vi phạm làm ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh, cần có biện pháp răn đe thích đáng hoặc đình chỉ hoạt động.

■ Ban quản lý CCN cần có biện pháp phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác quản lý môi trường các khu/cụm công nghiệp.

■ Nhanh chóng thành lập Ban quản lý Khu công nghiệp Kiên Lương để có thể kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất của từng nhà máy xi măng nhằm mục đích ngăn chặn kịp thời các tác động xấu tới môi trường.

■ Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án xây dựng hệ thống XLCT tập trung các KCN đã được đầu tư đồng thời có những chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư xây dựng tại các KCN chưa có dự án đầu tư.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quản lý môi trường, PGS.TS Nguyễn Đức Khiển (nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội)

2. Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp của TS. Bùi Thị Nga - giáo trình đại học cần Thơ.

3. Báo cáo “ hiện trạng môi trường tỉnh Kiên Giang 2005 - 2010” do Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Kiên Giang soạn thảo.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp quản lý ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w