chắc chắn là có và sau đó là mất tiền điều trị cho khỏi bệnh. Nhưng việc mình ăn thì cũng cứ phải mua ăn thôi. Biết là độc nhưng nhiều cái muốn tránh mà không tránh được, giờ ăn gì chẳng độc.”(Nguồn: PV. Ông Nguyễn Văn Long, 54 tuổi, An Lạc)
“Theo chị thì bị ngộ độc cũng ảnh hưởng tới tâm lý, lo lắng sợ hãi chứ. Lần sau nhìn thấy là thấy ghê ghê không dám mua ăn nữa đâu. Phải sau thời gian dài mới có thể dùng tiếp” (Nguồn: PV. Bà Đoàn Thị Mai,27 tuổi, Cửu Việt)
Cách sơ cứu cũng thể hiện nhận thức tốt hơn của nhóm người kinh doanh (50%) và viên chức nhà nước (60%). Như vậy, ngành nghề có ảnh hưởng tới nhận thức của người dân ven đô.
Nghề nghiệp cũng ảnh hưởng tới ứng xử của người dân ven đô nhưng sự ảnh hưởng này không quá lớn giữa các nhóm nghề.
Bảng 4.20: Ảnh hưởng của nghề nghiệp tới ứng xử của người dân ven đô
ĐVT:% Diễn giải Nông dân N=40 Công nhân N=26 Người kinh doanh N=40 Viên chức nhà nước N=20 Người đi làm thuê N=25 HSSV N=29
1.Quan tâm tới mùi vị 90,0 88,5 87,5 95,0 92,0 93,1
2.Số cách làm sạch 1-2 cách 92,5 92,3 90,0 90,0 80,0 89,7 3-4 cách 7,5 7,7 10,0 10,0 20,0 10,3 Trên 4 cách 0 0 0 0 0 0 3.Cách làm đảm 1 cách 10,0 11,5 17,5 15,0 36,0 24,1 2 cách 75,0 88,5 72,5 65,0 36,0 72,4
bảo vệ sinh khi chế biến
Trên 2 cách 15,0 0 10,0 20,0 28,0 3,4
4.Mua quả tại siêu thị 10,0 11,5 20,0 15,0 28,0 10,3
5.Mua tại chợ 87,5 92,3 92,5 95,0 100 93,1
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014
Người dân dù ở ngành nghề nào cũng quan tâm tới mùi vị khi lựa chọn quả, đặc biệt ở nhóm viên chức nhà nước (95%) có tỷ lệ cao hơn (bảng 4.20). Số cách làm sạch cũng không có quá nhiều sự khác biệt khi hầu hết người dân đều thực hiện 1-2 cách sơ chế; 3-4 cách có tỷ lệ nhỏ hơn nhưng cũng gần như đều nhau giữa các nhóm: 7,5% nông dân; 7,7% công nhân; 10% người kinh doanh; 10% viên chức; 20% người đi làm thuê và 10,3% HSSV.
Trong khi chế biến thì có sự khác biệt hơn cả. Nhóm người công nhân chỉ thực hiện 1-2 cách khi chế biến, còn từ 3 cách thì không có ai; nhóm HS-SV cũng chỉ có 3,4% thực hiện tới 3 cách vì không có thời gian, điều kiện.
Nghề nghiệp cũng ảnh hưởng tới quyết định chọn nơi mua quả của người dân. Những người có thu nhập ổn định hơn như viên chức nhà nước, hay những người tạo ra thu nhập cao hơn như người kinh doanh, đi làm thuê thì có xu hướng tiêu dùng tại siêu thị nhiều hơn: 20% người kinh doanh; 15% viên chức; 28% người đi làm thuê. Trong khi công nhân, nông dân hay học sinh sinh viên thì lại chọn chợ là địa điểm thường xuyên mua sắm, tiêu dùng quả: 87,5% nông dân; 92,3% công nhân; 93,1% học sinh sinh viên. Như vậy, tính chất, môi trường làm việc, thu nhập tạo ra có ảnh hưởng tới nhận thức và ứng xử của người dân nhằm giảm thiểu RRTP trong tiêu dùng quả.
4.2.5 Ảnh hưởng của nguồn cung cấp thông tin tới nhận thức và ứng xử của người dân ven đô nhằm giảm thiểu rủi ro thực phẩm trong tiêu dùng quả
Nguồn cung cấp thông tin cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức và ứng xử của người dân ven đô nhằm giảm thiểu RRTP trong tiêu dùng quả. Nguồn cung cấp thông tin có thể là thông tin đại chúng (đài, báo,
internet, tivi,…), tập huấn, tuyên truyền từ cán bộ, người thân bạn bè, kinh nghiệm bản thân của chính người dân.
Phần lớn nguồn cung cấp thông tin cho người dân là ti vi, và internet, ngày nay đặc biệt là giới trẻ ngày càng tiếp cận nhanh với thông tin thị trường, sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã đưa mọi vấn đề tới từng nhà, từng người tiêu dùng. Họ có thể không có thời gian tham gia những buổi tập huấn dài hàng tiếng đồng hồ nhưng buổi tối có thể tranh thủ xem ti vi, đọc báo trên internet để thu thập thông tin. Vì thế đây là nguồn cung cấp thông tin được nhiều người lựa chọn nhất (bảng 4.21).
Bảng 4.21: Ảnh hưởng của nguồn cung cấp thông tin tới nhận thức của người dân ven đô
ĐVT: %
Nguồn cung cấp thông tin Thông tin Kinh nghiệm bản thân Tập huấn Tuyên truyền từ cán bộ Thông tin đại chúng Người thân, bạn bè Biết về rủi ro thực phẩm 58,9 1,7 5,6 95,6 48,3
Biết luật bảo vệ người tiêu dùng 0 0 0 5,0 0
Biết các quy định về VSATTP 0 1,1 4,4 19,4 6,7 Biết sơ cứu người bị ngộ độc 27,8 0,6 4,4 28,3 26,1
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014
Thông tin đại chúng cung cấp cho phần lớn người dân biết về RRTP (95,6%), luật bảo vệ người tiêu dùng (5%), các quy định về VSATTP (19,4%), và cách sơ cứu người bị ngộ độc (28,3%). Tại các tổ dân phố có loa đài phát thanh hằng ngày, hằng tuần nên người dân có thể nắm bắt được thông tin từ đây. Loa đài phát thanh là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc tuyên truyền các vấn đề về giảm thiểu RRTP trong tiêu dùng quả.
Nguồn thông tin từ tập huấn hay tuyên truyền của cán bộ hạn chế hơn (bảng 4.21) do số người tham gia tập huấn ít. Tuy nhiên, tập huấn lại có vai trò rất lớn trong quá trình nâng cao nhận thức và hoàn thiện ứng xử của người dân ven đô. Nhận thức của những người đi tập huấn tốt hơn những người không tham gia.
Bảng 4.22: Ảnh hưởng của tập huấn tới nhận thức của người dân ven đô
Diễn giải
Có tham gia N=8
Không tham gia N=172 SL (người ) TL (%) SL (người ) TL (%)
1.Biết cách sơ cứu NĐTP 8 100 70 40,7
2.Số yếu tố gây RRTP
1-2 yếu tố 5 62,5 119 69,2
3-4 yếu tố 2 25,0 52 30,2
Trên 4 yếu tố 1 12,5 1 0,6
3.Số biểu hiện của NĐTP
1-2 biểu hiện 5 62,5 90 52,3
3-4 biểu hiện 2 25,0 78 45,3
Trên 4 biểu hiện 1 12,5 4 2,3
4.Số tác nhân gây RRTP
1 tác nhân 3 37,5 96 55,8
2 tác nhân 4 50,0 61 35,5
3 tác nhân 1 12,5 15 8,7
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014
Nghiên cứu chỉ ra rằng số người tham gia tập huấn tuy không nhiều nhưng nhận thức của họ rất tốt. Theo bảng 4.22, 100% những người tham gia tập huấn đều biết cách sơ cứu người bị NĐTP, còn ở những người không tham gia chỉ có 40,7%. Họ cũng nhận thức tốt hơn về những yếu tố gây ra RRTP trong tiêu dùng quả, số người biết trên 4 yếu tố (12,5%) cao hơn nhóm người không tham gia tập huấn (0,6%). Thông tin từ lớp tập huấn cũng giúp người tham gia biết nhiều thông tin về NĐTP. Cụ thể với số biểu hiện, hơn một nửa người không tham gia (52,3%) chỉ biết 1-2 biểu hiện thông thường, trên 4 biểu
hiện rất ít người biết (2,3%), trong khi tỷ lệ này ở nhóm tham gia cao hơn, chiếm 12,5%. Hầu như nhóm không tham gia (55,8%) chỉ quan tâm tới 1 tác nhân gây RRTP, thì nhóm người tham gia lại biết nhiều hơn: 50% biết 2 tác nhân và 12,5% biết cả 3 tác nhân.
Không chỉ nhận thức, ứng xử của nhóm tham gia tập huấn cũng tốt hơn.
Bảng 4.23: Ảnh hưởng của tập huấn tới ứng xử của người dân ven đô
Diễn giải
Có tham gia N=8
Không tham gia N=172 SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) 1.Số cách làm sạch 1-2 cách 6 75,0 155 90,1 3-4 cách 2 25,0 17 9,9 Trên 4 cách 0 0 0 0 2.Số cách làm đảm bảo vệ sinh khi chế biến
1 cách 1 12,5 32 18,6
2 cách 4 50,0 121 70,3
Trên 2 cách 3 37,5 19 11,1
3.Mua tại siêu thị 3 37,5 25 14,5
4.Mua tại hàng bán rong 1 12,5 22 12,8
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014
Trong sơ chế, nhóm tham gia tập huấn thực hiện tốt hơn với 3-4 cách (25%), trong khi nhóm không tham gia thường chỉ làm 1-2 cách (90,1%), còn 3-4 cách rất ít người thực hiện (9,9%). Trong khi chế biến cũng vậy, để đảm bảo vệ sinh, nhóm tham gia có tỷ lệ 37,5% thực hiện 2 cách đảm bảo vệ sinh, còn nhóm không tham gia chỉ có 11,1% làm được như thế (bảng 4.23).
Khi lựa chọn địa điểm mua quả, do có kiến thức tốt hơn nên nhóm người được tập huấn thường chọn đi siêu thị (37,5%), và hạn chế mua tại các điểm bán rong (12,5%) để đảm bảo mua được quả có nhãn mác và an toàn. Nhóm người không tham gia lại chủ quan hơn khi có tỷ lệ mua tại hàng bán rong cao hơn (12,8%) và ít khi đi siêu thị (14,5%) (bảng 4.23).
Như vậy nguồn cung cấp thông tin cũng là yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của người dân. Họ nhận thức được vấn đề đúng hay sai, nhiều hay ít cũng do sự chọn lựa thông tin từ bên ngoài và hình thành nên cách ứng xử tương ứng. Cần tận dụng tối đa phương tiện truyền thông trong định hướng giải pháp để mọi người dân đều nắm bắt được thông tin về RRTP trong tiêu dùng quả. Bên cạnh đó, tập huấn là một nguồn cung cấp thông tin vô cùng hữu ích, có thể thay đổi nhận thức và ứng xử của người dân một cách rõ nét. Nhưng người dân còn đang quá chủ quan, cũng như không muốn mất thời gian vào những buổi tập huấn. Nên cần phải có nhiều buổi tập huấn hơn nữa và khuyến khích được nhiều người dân tham gia để nâng cao nhận thức và ứng xử.
4.2.6 Khả năng tiếp cận quả an toàn ảnh hưởng tới nhận thức và ứng xử của người dân ven đô nhằm giảm thiểu rủi ro thực phẩm trong tiêu dùng quả
Những người được phỏng vấn đều trả lời rằng họ rất muốn tiêu dùng quả an toàn nhưng mỗi người lại gặp phải những khó khăn khác nhau.
Theo hình 4.9 có 33,3% gặp khó khăn do địa phương không có cửa hàng quả an toàn ví dụ như những người dân ở Kiên Thành hay An Lạc, tại nơi họ sinh sống chưa có cửa hàng chuyên cung cấp quả an toàn nên người dân ở đây thường không mua được những loại quả an toàn. Khi có cửa hàng bán quả an toàn thì địa điểm lại nằm quá xa. Thường những cửa hàng nằm ở khu vực trung tâm thị trấn như Cửu Việt, gần trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, những tổ dân phố nằm xa hơn thường không có và không phải lúc nào cũng có thời gian để đi xa tìm mua quả. Lý do này hạn chế 65% người dân mong muốn mua quả an toàn. Thêm nữa, có 30,6% nói rằng giá quả cao ở những cửa hàng này hay trong siêu thị, thu nhập của họ không đủ chi trả cho quả an toàn nếu họ tiêu dùng chúng hằng ngày. Vì thế thay vì mua tại cửa hàng thì họ chấp nhận mua quả từ chợ, hay những hàng bán rong với giá cả phải chăng hơn mà vẫn đảm bảo nhu cầu tiêu dùng hằng ngày.
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014
Đa số người dân nhận thức được mua quả trong các siêu thị hay cửa hàng thì sẽ an toàn hơn vì có kiểm định, có nhãn mác nguồn gốc rõ ràng nhưng họ lại gặp phải 1 hoặc nhiều khó khăn khi tiêu dùng nên ứng xử của họ thường không tương ứng với nhận thức. Vì địa phương không có cửa hàng bán quả an toàn, vì giá cả đắt đỏ, vì thiếu niềm tin (16,7%) nên họ chấp nhận sử dụng những sản phẩm khác. Không có thời gian đi tìm mua, không có nhiều tiền bạc vì thế ứng xử của họ chưa thực sự tốt. Như vậy, khả năng tiếp cận quả an toàn có ảnh hưởng lớn tới nhận thức và ứng xử của người dân. Đây cũng là một trong những yếu tố cần quan tâm để đưa ra những giải pháp nhằm giúp người dân tiếp cận được với những sản phẩm an toàn.
4.3 Một số định hướng giải pháp nâng cao nhận thức và ứng xử của người dân ven đô nhằm giảm thiểu rủi ro thực phẩm trong tiêu dùng quả
Thay đổi nhận thức và ứng xử của một người không phải là vấn đề đơn giản vì niềm tin, thói quen tiêu dùng đã có từ lâu đời. Tuy nhiên, với trình độ học vấn ngày càng được nâng cao, kinh tế phát triển, công nghệ thông tin bùng nổ mạnh mẽ đã tác động sâu sắc tới những người dân ven đô. Khi họ đang từng ngày được tiếp cận với công nghiệp hóa và hiện đại hóa thì người dân nơi đây cũng đang cởi mở hơn trong vấn đề tiếp nhận tri thức mới. Là vùng giáp ranh giữa thành thị và nông thôn, người dân ven đô cũng có nhiều điều kiện để tiếp cận với sự phát triển của thành thị, thông tin ảnh hưởng tới nhận thức của người dân một cách rõ nét và cách tiêu dùng hiện đại dần có xu hướng phát triển trong ứng xử của người dân. Vì thế, định hướng giải pháp đưa ra là cần phải tăng cường sự thuận lợi của vị trí địa lý gần khu vực thành thị, tác động để phát triển xu hướng tiêu dùng hiện đại, an toàn, để không chỉ nhận thức của người dân được hoàn thiện hơn mà ứng xử cũng thay đổi hoàn thiện hơn, từ bỏ dần thói quen tiêu dùng cũ chứa nhiều rủi ro.
4.3.1 Giải pháp tăng cường truyền thông
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân về RRTP trong tiêu dùng quả, hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ về: Thế nào là quả an toàn, mức độ RRTP theo địa điểm bán quả, biểu hiện của NĐTP, cách sơ cứu người bị NĐTP, tác nhân gây nên RRTP;
Mở lớp tập huấn riêng cho các đối tượng khác nhau: Nam giới, nữ giới; những người trẻ tuổi và những người trung niên;
Đẩy mạnh phương tiện thông tin, đưa thông tin đến mọi người dân như tới nhà nói chuyện, phát tờ rơi, loa đài phát thanh cập nhật thông tin...;
Chính quyền địa phương, cơ quan chức năng cần phổ biến, tuyên truyền sâu rộng luật pháp, chính sách bảo vệ người tiêu dùng tới người dân, hướng dẫn thủ tục hành chính, cơ quan chịu trách nhiệm khi xảy ra RRTP để người dân thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ nhằm giảm thiểu RRTP trong tiêu dùng quả.
4.3.2 Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận quả an toàn của người dân
Cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện để người dân có khả năng tiếp cận nguồn quả an toàn dễ dàng hơn nhằm ứng xử tốt hơn:
Tiếp tục hoàn thiện giao thông, tạo điều kiện thuận lợi để người dân có thể mua sắm tại siêu thị, cửa hàng chuyên cung cấp quả an toàn;
Khuyến khích người kinh doanh mở thêm nhiều cửa hàng chuyên cung cấp quả an toàn trên địa bàn;
Thực hiện công tác thường xuyên kiểm tra, kiểm định chất lượng, nhãn mác quả an toàn tại các chợ trung tâm, chợ cóc, cửa hàng.
4.3.3 Giải pháp xây dựng hệ thống quản lý VSATTP từ người sản xuất đến người tiêu dùng nhằm giảm thiểu RRTP trong tiêu dùng quả
Cung cấp cho cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương, người sản xuất, người kinh doanh những thông tin về quan điểm, nhận thức của người người tiêu dùng là 1 việc vô cùng quan trọng để họ chia sẻ, hợp tác cùng người tiêu dùng hạn chế RRTP xảy ra trong tiêu dùng quả.
Cơ quan, chính quyền cần:
Thực hiện thanh tra, kiểm tra nghiêm ngặt các cơ sở sản xuất và kinh doanh quả an toàn để đảm bảo nhãn mác, chất lượng. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm;
Khuyến khích các hộ sản xuất tham gia sản xuất nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn VietGAP: cung cấp, hỗ trợ các yếu tố đầu vào (giống, vốn, kỹ thuật…), tìm nguồn đầu ra không chỉ xuất khẩu mà còn phục vụ trong nước;
Giảm bớt thủ tục hành chính phức tạp, khuyến khích người dân vận dụng pháp luật bảo vệ người tiêu dùng vào đời sống;
Tập huấn nâng cao năng lực của cán bộ quản lý.
Những người sản xuất cần:
Phải tuân thủ những quy định về sản xuất quả an toàn; phải tham gia tập huấn, học tập về việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV, cách trồng trọt chăm bón