Thực phẩm rủi ro mức 1 27,8 49,4 27,8 0,6 0,6 2,2 Thực phẩm rủi ro mức 2 58,9 28,3 9,4 1,1 1,7 0,6 Thực phẩm rủi ro mức 3 9,4 20,0 62,8 2,8 2,2 2,8 Thực phẩm rủi ro mức 4 0,6 0 7,2 28,9 25,6 37,8 Thực phẩm rủi ro mức 5 2,2 0,6 1,7 19,4 48,9 27,2 Thực phẩm rủi ro mức 6 0 1,1 0 46,1 22,2 30,6
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014
Quả và rau được đánh giá là những thực phẩm có mức độ rủi ro cao nhất vì đều sử dụng nhiều thuốc BVTV trong quá trình trồng trọt. Có 49,4% người dân cho rằng rau kém an toàn nhất vì rau bị phun thuốc trực tiếp, thường trồng ở gần mặt đất nên khả năng ô nhiễm cao hơn nhất là rau ăn lá, loại rau dễ bị ô nhiễm nhất và được sử dụng nhiều nhất, ngoài ra người sản xuất còn không thực hiện đúng thời gian cách ly, vừa phun thuốc đã mang đi bán.
Nhiều người dân cũng nhận thức được mức độ rủi ro của quả (58,9%).
Hộp 4.2: Quả không an toàn do chứa chất bảo quản
“Có lần cô mua táo Tàu về để cúng rằm mà không ai trong nhà động đến rồi cứ để thế cả tháng trời vậy mà quả táo vẫn tươi nguyên. Cô nghĩ là người ta dùng chất bảo quản để quả tươi lâu thì người ta mới bán lâu được chứ cứ nhanh hỏng thì sao bán được. Từ lần ấy, cô cũng ít khi mua đến táo”( Nguồn: PV. Bà Nguyễn Thị Phương, 39 tuổi, Cửu Việt)
Mặc dù thường nằm ở vị trí trên cao, không bị ô nhiễm từ đất nhưng quả vẫn có thể bị nhiễm độc. Việc có lớp vỏ ngoài có thể phần nào hạn chế bụi bẩn nhưng khó có thể ngăn cản việc các hóa chất ngấm vào sâu bên trong thịt quả do thuốc BVTV, hóa chất bảo quản, đây mới thực sự là vấn đề nguy hiểm gây nên
RRTP cho người dân. Như vậy, người dân ven đô đã nhận thức khá tốt về mức độ rủi ro của quả so với các nhóm thực phẩm khác.
b. Thực trạng nhận thức của người dân ven đô về mức độ rủi ro thực phẩm trong tiêu dùng theo địa điểm bán
Hiện nay có rất nhiều địa điểm bán quả khác nhau, mỗi địa điểm có những đặc điểm riêng ảnh hưởng tới nhận thức của người dân ven đô.
Theo bảng 4.3, địa điểm bán an toàn nhất được 79,4% người dân lựa chọn là siêu thị. Với sự mở rộng của các trung tâm thương mại, vị trí địa lý thuận tiện, giao thông phát triển, người dân ven đô cũng có xu hướng đi mua sắm tại các siêu thị nhiều hơn, khả năng tiếp cận với những mặt hàng chất lượng tốt cao hơn. Ngoại trừ một số vụ bê bối như Nho BigC dán cờ Trung Quốc, táo Mỹ thối thì người dân vẫn có sự tin tưởng khá cao vào địa điểm bán hàng này vì không thể phủ nhận việc các thực phẩm bày bán trong siêu thị rất đa dạng, cũng có đầy đủ nhãn mác và được kiểm định chất lượng, ngoài ra khi xảy ra vấn đề gì thì sẽ được các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ nguyên nhân. Đó là lý do hợp lý khi người dân tin tưởng vào mức độ an toàn của siêu thị.
Cửa hàng chuyên bán quả an toàn là một địa điểm khá an toàn khi được cấp phép kinh doanh, chuyên bán những quả có nhãn mác nhưng nhận thức của người dân về địa điểm này khá hạn chế. Một số người cho rằng địa điểm này rủi ro mức 5 (33,3%), nhưng một số khác (46,7%) lại cho rằng có mức rủi ro cao hơn là ở mức 4. Điều này xuất phát từ việc người dân chưa có nhiều sự quan tâm dành cho cửa hàng do chỉ mới trong vài năm trở lại đây, cửa hàng quả mới xuất hiện nhiều trên thị trường, đặc biệt trong khu vực nội thành nhưng lại chưa phổ biến nhiều tại ven đô hay nông thôn nên số người tiếp cận với địa điểm này không nhiều. Nhãn mác cũng không được tin tưởng như những nhãn mác của siêu thị.