đình bác cũng mua dùng. Rồi từ đó thì rau củ quả sau khi rửa nước lã, ngâm muối xong là bác cho vào máy khử trùng, hơi cầu kỳ, mất thời gian nhưng mà yên tâm hơn nhiều”( Nguồn: PV. Bà Nguyễn Thị Hoa, 54 tuổi, Kiên Thành)
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, người dân hiện nay được tiếp xúc nhiều hơn với những loại máy khử trùng quả bằng ozone. Là khu vực ven đô, vị
trí địa lý khá gần nội thành nên các nhà kinh doanh cũng nhắm tới thị trường tiềm năng này. Thông qua những hiểu biết từ phương tiện truyền thông, và hình thức quảng cáo sản phẩm của các công ty, doanh nghiệp mà người dân tại TT sử dụng khá nhiều máy khử trùng. Nhiều người dân chia sẻ rằng có những công ty mang máy tới chợ để giới thiệu và bán với giá phải chăng nên họ mua về dùng, họ sẵn sàng mất thêm tiền để đảm bảo sức khỏe cho mình và người thân. Hầu hết người dân đều rửa tất cả quả kể cả có nhãn mác vì thế nhận thức này ảnh hưởng đến ứng xử của người dân trong khi sơ chế, khiến ứng xử của họ tốt hơn.
Tuy có quan tâm tới nhiều cách làm sạch nhưng đa phần người dân chỉ thực hiện 1-2 cách (89,4%), theo họ thì công đoạn này cũng tốn khá nhiều thời gian. Khi bận rộn thì người dân thường chủ quan hơn. Số người thực hiện 3-4 cách khi làm sạch chỉ có 10,6%, như vậy người dân cần dành thêm thời gian và công sức để đảm bảo tiêu dùng quả an toàn, tránh rủi ro có thể xảy ra.
Bảng 4.11: Lựa chọn cách sơ chế, chế biến quả của người dân ven đô Diễn giải
SL (người)
TL (%)
1.Cách làm sạch Rửa trong chậu 156 86,7
Rửa trực tiếp dưới vòi nước chảy mạnh, tia nước nhỏ
70 38,9
Rửa rồi ngâm bằng dung dịch muối 90 50,0
Rửa rồi ngâm bằng thuốc tím 2 1,1
Rửa bằng công nghệ ozone 23 12,8
Rửa rồi ngâm bằng nước gạo 3 1,7
Rửa rồi ngâm bằng dấm 0 0
2.Số cách làm sạch 1-2 cách 161 89,4
3-4 cách 19 10,6
Trên 4 cách 0 0
3.Cách đảm bảo vệ sinh khi chế biến
Rửa tay trước và sau khi chế biến 150 83,3
Đeo găng tay khi chế biến 19 10,6
Đeo tạp dề khi chế biến 5 2,8
Rửa dụng cụ trước và sau khi sử dụng 170 94,4
4.Số cách đảm bảo vệ sinh khi chế biến 1cách 33 18,3
Trên 2 cách 22 12,2
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014
Chế biến là công đoạn tiếp theo. Người dân cũng rất quan tâm tới việc đảm bảo vệ sinh khi chế biến. Họ quan tâm tới việc đảm bảo vệ sinh dụng cụ chế biến (94,4%) như chậu, thớt, dao, đĩa,...để đảm bảo không có vi khuẩn bám vào quả (bảng 4.11). Có nhiều loại quả không gọt vỏ mà sử dụng ăn luôn sau khi rửa, hay có gọt vỏ thì đa phần đều dùng tay để cầm nắm nên người dân cũng đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch tay khi sử dụng (83,3%), theo họ rửa quả sạch mà tay bẩn thì bụi bẩn, vi khuẩn từ tay sẽ bám vào quả. Số lượng người dân đeo găng tay khi chế biến chiếm 10,6%, còn đeo tạp dề khi chế biến khá ít (2,8%), mặc dù việc làm này có thể hạn chế vi khuẩn từ tay, quần áo bám vào quả. Theo họ, rửa tay sạch là đã đảm bảo vệ sinh, và đeo tạp dề khá vướng víu, nhiều người không quen sử dụng. Đa phần người dân thực hiện được 2 cách làm đảm bảo vệ sinh khi chế biến (69,5%), thông thường họ rửa tay và rửa dụng cụ, còn những cách khác ít được quan tâm hơn, điều này có thể tiềm ẩn nguy cơ RRTP vì thế người dân cần bổ sung để hoàn thiện ứng xử.
Bảo quản cũng là một bước quan trọng để đảm bảo quả an toàn. Có nhiều cách bảo quản khác nhau tùy vào mục đích sử dụng hay lượng tiêu dùng hàng ngày của mỗi gia đình. Thông tin từ hình 4.6 cho thấy, đa số người dân đều chọn cách bảo quản để trong tủ lạnh, có 90,6% người dân luôn để trong tủ lạnh vì quả tươi lâu hơn, nhiệt độ thấp sẽ ức chế khả năng phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Những cách bảo quản khác có số người sử dụng hạn chế hơn. Có những người sử dụng túi nilon (26,7%) để đựng quả khi bảo quản nhằm tránh mất nước, tránh vi khuẩn bám vào quả, một số người khác thì phân loại quả trước khi bảo quản (17,8%) hay dự trữ rau và quả riêng biệt (18,9%) cũng để tránh lây nhiễm vi khuẩn hay ảnh hưởng giữa các loại thực phẩm. Một số người thì chọn
cách để ở môi trường bình thường (8,9%) do thường xuyên sử dụng hết sản phẩm trong ngày (hình 4.6).
Hình 4.6: Ứng xử của người dân ven đô khi chọn cách bảo quản
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014
Đa phần người dân chỉ bảo quản bằng tủ lạnh mà ít quan tâm tới những vấn đề, những cách thức khác trong bảo quản. Tủ lạnh đôi khi không phải là lựa chọn an toàn nhất, vì thế người dân cần có thêm nhiều thông tin để giảm thiểu RRTP trong tiêu dùng quả.
4.1.2.4 Thực trạng ứng xử của người dân ven đô khi rủi ro thực phẩm xảy ra
Hiện nay NĐTP đang là một vấn đề nóng. Người dân ngày nay đang phải đối mặt nhiều hơn với RRTP trong tiêu dùng quả cũng như mọi loại thực phẩm. Qua tìm hiểu 180 người dân tại TT: Tỷ lệ người bị ngộ độc trong vòng 5 năm trở lại đây chiếm 16,1% (29/180 người được phỏng vấn). Điều này cho thấy có tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra tại địa phương nhưng ở mức độ nhẹ và ít, chỉ diễn ra rải rác trên địa bàn chứ không tập trung.
Số người bị ngộ độc do quả chỉ chiếm 2,2%. Những người bị ngộ độc do quả đều do mua quả lúc trái vụ, không có nhãn mác và họ nghĩ quả đó có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thêm nữa, dù không tìm hiểu yếu tố nào gây nên ngộ độc nhưng suy nghĩ chủ quan đều cho rằng thuốc BVTV là nguyên nhân gây độc.
Thực trạng này kiểm định lại nhận thức của người dân rằng quả là loại thực phẩm có thể gây ra RRTP và hàm lượng thuốc BVTV vượt mức cho phép là yếu tố chính gây nên ngộ độc.
Hình 4.7: Thực trạng rủi ro thực phẩm trong tiêu dùng quả của người dân ven đô qua 5 năm 2009 - 2014
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014
Nhân viên y tế TT cũng cung cấp thông tin rằng trong 5 năm trở lại đây, người dân cũng có NĐTP nhưng chỉ với biểu hiện nhẹ như tiêu chảy, nôn mửa... chứ không có ca ngộ độc nào nặng. Nhưng đây chỉ là những trường hợp ngộ độc cấp tính nên có thể thống kê được, còn những người hằng ngày vẫn tiêu dùng quả không an toàn và tích lũy chất độc hại không biểu hiện ra ngoài thì không thể thống kê được.
Biểu hiện thường gặp nhất của NĐTP là đau bụng tiêu chảy. 100% những người đã từng bị ngộ độc trong 5 năm qua đều có biểu hiện này, có 65,5% người có biểu hiện buồn nôn, nôn; 34,3% người bị chóng mặt, nhức đầu. Biểu hiện nghiêm trọng như co giật chưa có ghi nhận nào từ phía người dân (bảng 4.12).
Hầu hết người dân bị ngộ độc đều thấy những biểu hiện nhẹ, họ nghĩ đơn giản là rối loạn tiêu hóa nên đa phần tự điều trị. Có 68,9% người bị ngộ độc tự điều trị và nghỉ ngơi tại nhà, chỉ có 31% tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị (bảng 4.12). Như vậy khi xảy ra NĐTP chỉ có một số người tới các cơ sở y tế để điều trị, còn lại đều tự điều trị, họ nghĩ rằng những dấu hiệu này không nghiêm trọng và đến cơ sở y tế chỉ mất thêm nhiều tiền, chứ cũng chỉ như mình tự mua thuốc và điều trị tại nhà. Không ai nghĩ tới việc sẽ điều tra nguyên nhân mình bị ngộ độc, yếu tố nào trong thực phẩm khiến mình bị ngộ độc.
Bảng 4.12: Biểu hiện, ứng xử của người dân ven đô khi gặp rủi ro thực phẩm
Diễn giải SL (người) TL (%) 1.Biểu hiện khi bị rủi ro
Buồn nôn, nôn 19 65,5
Đau bụng, tiêu chảy 29 100
Chóng mặt, nhức đầu 10 34,3
Mẩn ngứa 2 6,8
2.Ứng xử khi gặp rủi ro
Vẫn làm việc bình thường 1 3,4
Tự điều trị, nghỉ ngơi 20 68,9
Gọi bác sĩ đến điều trị tại nhà 1 3,4
Đến cơ sở y tế gần nhất 9 31,0
Khiếu nại với người bán hàng về chất lượng 0 0
Khiếu nại với cơ quan bảo vệ người tiêu dùng
0 0
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014
Thêm nữa, người dân cũng rất ngại những chuyện liên quan đến kiện tụng, họ ngại dính dáng tới cơ quan chức năng, hay những thủ tục hành chính phức tạp nên không ai khiếu nại tới người bán, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng.
Theo ghi nhận từ những nhân viên của trạm y tế TT, trên địa bàn cũng không xảy ra vụ ngộ độc nào nghiêm trọng, những người đến trạm y tế để điều trị khi thấy tự điều trị không hiệu quả, vẫn bị tiêu chảy và mệt mỏi, còn biểu hiện nhẹ và sau khi uống thuốc rối loạn tiêu hóa vài ngày là khỏi thì những người này thường không tới trạm y tế. Người dân còn quá chủ quan với những biểu hiện của NĐTP, ứng xử của họ vẫn chưa đủ để giảm thiểu tối đa RRTP trong tiêu dùng quả. Người dân còn chưa biết đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của bản thân do họ ngại phiền toái cũng như thiếu những kiến thức về pháp luật, chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Ứng xử của người dân khi bị ngộ độc tác động lại nhận thức của người dân. Những trường hợp ngộ độc thường bị nhẹ với những biểu hiện đơn giản nên người dân chỉ biết đến những biểu hiện đó.Và vì tự điều trị, tự uống thuốc nên họ không biết cách sơ cứu NĐTP.Vì thế cần phải tuyên truyền cho người dân nhiều kiến thức hơn để thay đổi thói quen, sự chủ quan còn đang tồn tại trong nhận thức của phần lớn người dân ven đô.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến RRTP là khi phát hiện ra dấu hiệu không an toàn của quả, vẫn có những người tiếp tục tiêu dùng (1,1%) hoặc tiêu dùng một chút và chờ đợi xem liệu có RRTP xảy ra không (2,8%) (hình 4.8).
Hình 4.8: Ứng xử của người dân ven đô khi nhận thấy dấu hiệu không an toàn của quả
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014
Tuy nhiên con số này không nhiều, vì thế tỷ lệ RRTP không nhiều và chỉ bị ở mức nhẹ. Còn hầu hết người dân khi có sự nghi ngờ đối với quả, nhận thấy chúng có dấu hiệu không an toàn thì đều bỏ đi (96,1%). Đây là ứng xử đúng của người dân ven đô nhằm hạn chế RRTP xảy ra.
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và ứng xử của người dân ven đô nhằm giảm thiểu rủi ro thực phẩm trong tiêu dùng quả
Nhận thức và ứng xử của người dân chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nguồn cung cấp thông tin, khả năng tiếp cận quả an toàn.
4.2.1 Ảnh hưởng của giới tính đến nhận thức và ứng xử của người dân ven đô nhằm giảm thiểu rủi ro thực phẩm trong tiêu dùng quả
Giới tính khác nhau, nhận thức cũng khác nhau. Tùy vào tính chất của sự vật, sự việc mà nam và nữ sẽ có cái nhìn, mức độ nhận thức khác nhau. Trong việc tiêu dùng quả cũng vậy, việc nội trợ chủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm nên nhận thức của nam giới về RRTP nhìn chung hạn chế hơn nữ giới.
Bảng 4.13: Ảnh hưởng của giới tính tới nhận thức người dân ven đô Diễn giải Nam( N=83) Nữ ( N=97) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%)
1.Biết chính sách giảm thiểu RRTP 22 26,5 30 30,9
RRTP 3-4 yếu tố 29 34,9 25 25,8
Trên 4 yếu tố 0 0 2 2,1
3.Tác nhân gây nên RRTP
Người sản xuất 82 98,8 92 94,8
Người kinh doanh 36 43,4 47 48,5
Người tiêu dùng 4 4,8 15 15,5 4. Số tác nhân 1 tác nhân 48 57,8 51 52,6 2 tác nhân 31 37,3 34 35,1 3 tác nhân 4 4,8 12 12,4 5. Số biểu hiện của NĐTP 1-2 biểu hiện 43 51,8 52 53,6 3-4 biểu hiện 38 45,8 42 43,3
Trên 4 biểu hiện 2 2,4 3 3,1
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014
Nghiên cứu cho thấy số người biết về các chính sách là nữ giới nhiều hơn nam giới (bảng 4.13). Đối với những yếu tố gây nên RRTP trong tiêu dùng quả, có 72,2% nữ biết 1-2 yếu tố trong khi ở nam là 65,1%. Nữ giới cũng nhận thức được nhiều yếu tố gây độc hơn, số nữ biết từ 4 yếu tố trở lên có 2,1%, trong khi nam giới không có ai. Như vậy việc không tham gia vào nội trợ cũng hạn chế đi rất nhiều khả năng tìm hiểu những thông tin liên quan đến RRTP trong tiêu dùng quả của nam giới.
Không chỉ những vấn đề chung về RRTP mà những nhận thức về tác nhân có thể gây RRTP của nam giới cũng hạn chế hơn nữ giới. Nữ giới tham gia nội trợ vì thế họ biết rằng cả người tiêu dùng cũng là tác nhân có thể gây nên rủi ro (15,5%) trong khi nam giới ít biết về tác nhân này (4,8%), và hầu như chỉ cho rằng người sản xuất (98,8%) và người kinh doanh (43,4%) mà thôi. Do nhận thức tốt hơn nên số lượng nữ giới biết về cả 3 tác nhân (12,4%) cũng cao hơn nam giới (4,8%) (bảng 4.13).
Những nhận thức về NĐTP cũng có sự khác biệt giữa 2 giới. Cụ thể với những biểu hiện của NĐTP, nữ giới nhận thức được nhiều hơn nam giới, số nữ biết trên 4 biểu hiện là 3,1%; ở nam tỷ lệ này chỉ là 2,4%. Như vậy, do sự khác
biệt về mức độ tham gia tiêu dùng quả, nên nhận thức của 2 giới có sự khác nhau rõ nét.
Ứng xử của người dân cũng khác nhau dựa vào giới, do trong gia đình nữ giới luôn là người nấu ăn chính, họ làm tất cả các công đoạn từ sơ chế tới chế biến, bảo quản, còn nam giới thì rất hiếm khi làm việc này. Theo bảng 4.14 nam giới đa phần bảo quản trong tủ lạnh (95,2%), trong khi nữ giới nhận thức được rằng một số loại quả không nên để trong tủ lạnh mà chỉ nên để ở môi trường bình thường (12,4%) như chuối, họ sử dụng túi nilon (32%), phân loại quả trước khi bảo quản (18,6%) và dự trữ riêng rau và quả (20,6%), những tỷ lệ này luôn cao hơn nam giới (bảng 4.14). Đa phần nam giới không thực hiện những điều này bởi nội trợ không phải công việc chính mà họ tham gia mỗi ngày.
Bảng 4.14: Ảnh hưởng của giới tính tới ứng xử của người dân ven đô
Diễn giải Nam( N=83) Nữ ( N=97) SL (người) TL (%) SL (người ) TL (%) 1.Cách bảo quản
Môi trường thường 4 4,8 12 12,4
Tủ lạnh 79 95,2 84 86,6
Giữ quả khô 3 3,6 1 1,0
Để riêng rau và quả 14 16,9 20 20,6
Dùng túi nilon 17 20,5 31 32,0
Phân loại trước bảo quản 14 16,9 18 18,6
2.Số cách làm sạch 1-2 cách 77 92,8 84 86,6
3-4 cách 6 7,2 13 13,4
Trên 4 cách 0 0 0 0
3.Số cách đảm bảo vệ sinh khi chế biến
1 cách 14 16,9 19 19,6
2 cách 65 78,3 60 61,9
Trên 2 cách 4 4,8 18 18,6
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014
Trong khi sơ chế, chế biến, nữ giới cũng thực hiện nhiều cách làm hơn nam giới. Họ chấp nhận mất thêm thời gian, công sức để đảm bảo VSATTP. Nữ giới thường thực hiện 3-4 cách làm sạch (13,4%), và trên 2 cách đảm bảo vệ sinh khi chế biến (18,6%), trong khi ở nam giới thấp hơn nhiều (7,2% và 4,8%). Khi mua quả, nữ giới cũng quan tâm nhiều tới mùi vị tự nhiên (91,8%) hơn nam giới (89,2%) vì mùi vị cũng là 1 yếu tố quan trọng quyết định quả an toàn.
Do nhận thức và ứng xử khác biệt dựa vào giới nên cần có những kế hoạch tuyên truyền nhiều hơn tới nữ giới, người tham gia chính trong quá trình tiêu dùng quả. Thông qua tác động tới những người phụ nữ trong gia đình thì cũng sẽ gián tiếp tác động tới người đàn ông bằng những buổi nói chuyện trong