Hộp 4.6: Vẫn tiêu dùng quả của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nhận thức và ứng xử của người dân ven đô nhằm giảm thiểu rủi ro thực phẩm trong tiêu dùng quả: trường hợp nghiên cứu tại thị trấn TRâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội (Trang 79 - 81)

hàng Trung Quốc chứ còn gì. Thực ra theo sở thích thôi, hôm nào hứng thì mua. Cam, quýt cũng đầy hàng Tàu mà em. Mình sợ thì ăn ít đi thôi. Nhiều khi cẩn thận chọn mà cũng không phân biệt được hàng Việt và hàng Tàu. Mận, dưa hồng sắp vào mùa thì còn dễ biết hàng trong nước, chứ mấy loại khác khó biết lắm”. ( Nguồn: PV. Bà Nguyễn Thị Liên, 24 tuổi, Đào Nguyên)

Như vậy, ứng xử khi đi mua quả của người dân có phần bất tương xứng với nhận thức của họ. Quả ngoại nhập là an toàn nhưng chỉ có 2,2% thường xuyên tiêu dùng. Điều này cũng không khó giải thích khi đó là thói quen mua sắm lâu nay, khó lòng chuyển đổi ngay từ mua sắm truyền thống sang mua sắm hiện đại: Thường xuyên đi siêu thị, cửa hàng, mua quả nhập ngoại và có nhãn mác vẫn là cách tiêu dùng xa xỉ. Nhưng thông qua việc 100% người dân tiêu dùng hàng trong nước thì cần khai thác khía cạnh này để phát triển nông nghiệp sạch, vừa tiết kiệm kinh tế vừa chất lượng.

Ngoài việc chọn địa điểm, nguồn gốc người dân còn lựa chọn hình thức quả để đảm bảo an toàn.

Người dân không biết người trồng hay người bán dùng những loại thuốc gì trên quả nên họ chỉ có thể cẩn trọng hơn khi lựa chọn hình thức quả. Họ thường chọn những quả có màu sắc tự nhiên (63,3%) và mẫu mã bình thường không dập nát (52,8%) (bảng 4.10). Sự đẹp mắt và màu sắc tự nhiên thì còn tùy thuộc vào từng loại quả cũng như kinh nghiệm của từng người, còn mẫu mã bóng bẩy thì chắc chắn là có nhiều thuốc BVTV và thuốc bảo quản.

Mùi vị cũng là một trong những yếu tố quyết định xem quả có an toàn không. 100% người dân quan tâm tới mùi vị loại quả mà họ tiêu dùng với nhiều lý do khác nhau. Khi quả giữ được mùi vị thơm ngon, tự nhiên đặc trưng thì loại quả này an toàn hơn và sẽ có chứa ít hóa chất độc hại hơn nên có 36,7% người dân quan tâm mùi vị vì sự an toàn; 39,4% cho rằng mùi vị lạ là do có nhiều thuốc BVTV, hóa chất bảo quản.

Bảng 4.10: Ứng xử của người dân ven đô khi chọn quả an toàn

Diễn giải SL (người) TL (%) 1.Hình thức Mẫu mã đẹp mắt 47 26,1

Mẫu mã bình thường không dập nát 95 52,8

Màu sắc tự nhiên 114 63,3

Màu sắc bóng đẹp 1 0,6

Mẫu mã xấu xí, có biểu hiện của sâu bệnh 9 5,0 2.Quan tâm

mùi vị

Mùi vị lạ có thể do nhiều thuốc BVTV, thuốc bảo quản

71 39,4

Mùi vị là do quả hư hỏng, thối nát, không dùng được nữa

58 32,2

Mùi vị thơm ngon tự nhiên thì an toàn hơn 66 36,7

Mùi vị ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng 30 16,7

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014

Đây là những ứng xử đúng của người dân khi lựa chọn quả an toàn: Không quá bóng bẩy, đẹp mắt, đánh giá cao màu sắc, mùi vị tự nhiên của quả. Ứng xử này có thể hạn chế được rủi ro trong tiêu dùng quả và hoàn toàn có cơ sở từ phía những nhà nghiên cứu về VSATTP.

4.1.2.3 Thực trạng ứng xử của người dân ven đô khi sơ chế, bảo quản quả

Sơ chế là công việc đầu tiên người dân thực hiện trước khi chế biến, tiêu dùng hay bảo quản. Nhìn chung, người dân vẫn giữ nhiều cách làm sạch quả từ xưa tới nay. Đa số chọn cách làm sạch đơn giản là rửa trong chậu với số lần trung bình từ 3-4 lần (86,7%). Một cách nữa mà người dân hay sử dụng là ngâm bằng nước muối, theo người dân, ngâm quả trong nước muối có thể diệt được một số vi khuẩn gây hại, làm quả sạch hơn so với chỉ rửa qua nước thông thường, họ thường ngâm với khoảng thời gian trung bình 15-20 phút. Có 50% người dân sử dụng nước muối (bảng 4.11), đây là cách sơ chế đã được các nhà khoa học khuyên dùng nên ứng xử của người dân là hoàn toàn đúng đắn. Bên cạnh đó, nhiều người cũng thực hiện các cách làm khác để quả sạch hơn như rửa trực tiếp dưới vòi nước chảy mạnh, tia nước nhỏ (38,9%) để loại bỏ bụi bẩn trong những đường rãnh, núm quả; rửa rồi ngâm bằng nước gạo (1,7%). Đặc biệt nhiều người đã biết và sử dụng công nghệ ozone (12,8%).

Hộp 4.7: Luôn rửa quả bằng máy khử trùng

Một phần của tài liệu Nhận thức và ứng xử của người dân ven đô nhằm giảm thiểu rủi ro thực phẩm trong tiêu dùng quả: trường hợp nghiên cứu tại thị trấn TRâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội (Trang 79 - 81)