Tổng hợp sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về các hình thức

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất tại huyện hạ hòa , tỉnh phú thọ giai đoạn 2011 đến 2014 (Trang 61 - 75)

4.4.3. Tng hp s hiu biết ca người dân huyn H Hòa v các hình thc chuyn QSD đất chuyn QSD đất

4.4.3.1. Tổng hợp sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về chuyển QSD đất

Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về chuyển QSD đất thể hiện tại hình 4.1:

80,00 74.89 75.83 59.78 73.11 68.64 58.33 48.33 0 10 20 30 40 50 60 70 80 1 2 3 4 5 6 7 8 % Các hình thức chuyển QSD đất

Hình 4.1: Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về các hình thức chuyển QSD đất

Trong đó:

1. Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về những quy định chung của chuyển QSD đất

2. Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về chuyển đổi QSD đất 3. Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về chuyển nhượng QSD đất 4. Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về cho thuê, cho thuê lại QSD đất 5. Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về tặng cho QSD đất

6. Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về thừa kế QSD đất

7. Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về thế chấp và bảo lãnh bằng giá trị QSD đất

8. Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về góp vốn bằng giá trị QSD đất Qua bảng 4.1 ta thấy sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về những quy

định chung của chuyển QSD đất là cao nhất (80,00%), thấp nhất là nhận thức về góp vốn bằng giá trị QSD đất (48,33%). Các hình thức khác ở mức trung bình và khá.

4.4.3.2. Tổng hợp sự hiểu biết về chuyển QSD theo từng khu vực tại huyện Hạ Hòa

69.16 66.04 67.06 0 10 20 30 40 50 60 70 1 2 3 Tỷ lệ % % Nhóm đối tượng

Hình 4.2: Sự hiểu biết về chuyển QSD đất theo từng khu vực tại huyện Hạ Hòa

Trong đó:

1. Sự hiểu biết của người dân khu vực thị trấn Hạ Hòa về chuyển QSD đất 2. Sự hiểu biết của người dân khu vực xã Đan Thượng về chuyển QSD đất 3. Sự hiểu biết của người dân khu vực xã Liên Phương về chuyển QSD đất Qua hình 4.2 ta thấy tỷ lệ hiểu biết về chuyển QSD đất giữa người dân các khu vực trong huyện không có nhiều sự khác biệt. Người dân tại thị trấn Hạ Hòa có nhận thức đúng về chuyển QSD đất cao hơn 2 khu vực còn lại một chút là 69,16%

4.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và biện pháp khắc phục đểđẩy mạnh công tác chuyển QSD đất

4.5.1. Thun li

- Hệ thống pháp luật của nhà nước quy định rõ về trình tự, thủ tục chuyển QSD đất. Nhất là trong luật đất đai 2003 và nghị định 181. Quy định rõ ràng từng trường hợp chuyển QSD đất. Giúp cán bộ quản lý và người dân có cái nhìn tổng quát và đầy đủ nhất về chuyển QSD đất.

- Công tác chuyển QSD đất nhận được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền các cấp. Tuyên truyền phổ biến những thay đổi cho người dân được biết. Tạo mọi điều kiện để người dân có thể thực hiện các quyền của mình một cách đơn giản,

nhanh chóng.

- Thủ tục, hồ sơ đơn giản dễ hiểu. Nếu như người dân có đầy đủ giấy tờ

theo quy định của pháp luật và giấy tờ hợp lệ thì sẽđược tạo điều kiện giải quyết

nhanh chóng.

- Cán bộ phòng tài nguyên làm việc thân thiện, nhiệt tình. Có trình độ chuyên môn cao giải quyết nhanh chóng chính xác các trường hợp đăng ký chuyển quyền.

4.5.2.Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi thì còn một số khó khăn, gây ảnh hưởng đến công tác chuyển QSD đất:

- Số lượng cán bộ phòng tài nguyên còn thiếu trong khi đó phải quản lý một

địa bàn tương đối rộng và khối lượng công việc tương đối nhiều.

- Trình độ chuyên môn của cán bộđịa chính xã còn chưa cao. Khả năng tiếp thu các công nghệ tiên tiến để phục vụ quản lý hành chính nhà nước vềđất đai còn thấp.

4.5.3.Đề xut gii pháp khc phc.

- Đối với người dân: Tuyên truyền rộng rãi về pháp luật đất đai cho người dân hiểu rõ những quy định của hoạt động quản lý nhà nước nói chung và công tác chuyển QSDĐ nói riêng. Phổ biến cho người dân về thời gian thực hiện, trình tự thủ

tục cần thiết khi tham gia vào các hình thức chuyển QSDĐ. Chỉ cho người dân nơi mà họ cần đến để làm các thủ tục chuyển quyền theo nhu cầu của họ để tránh việc phải đi lại nhiều lần.

- Đối với cán bộđịa chính: Tăng cường đội ngũ cán bộđịa chính cả về số lượng và chất lượng, thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụđể giúp cán bộđịa chính đạt hiệu quả cao hơn trong công việc.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết Luận

Qua quá trình thu thập, điều tra phân tích số liệu, đề tài đã thu được một số

kết quả sau:

1. Kết quả chuyển QSD đất tại huyện Hạ Hòa cho thấy:

Theo số liệu thu thập từ năm 2011 đến năm 2014 thì trên địa bàn huyện có 4 hình thức chuyển QSD đất được đăng ký và thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục quy định trong pháp luật đất đai tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là: Chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp bằng giá trị QSD đất.

+ Hình thức chuyển nhượng QSD đất có 3382 trường hợp đăng kí với tổng diện tích 379,36 ha.

+ Hình thức tặng cho QSD đất có 355 trường hợp đăng kí với tổng diện tích 35,41ha.

+ Hình thức thừa kế QSD đất có 267 trường hợp đăng kí với tổng diện tích 29,98ha.

+ Hình thức thế chấp bằng giá trị QSD đất có 890 trường hợp đăng kí với diện tích 71,06ha.

Tất cả các trường hợp đăng kí thực hiện chuyển QSD đất đều đúng trình tự, thủ tục và không có hồ sơ nào bị trả lại.

2.Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về chuyển QSD đất:

Qua điều tra phỏng vấn người dân trên địa bàn huyện Hạ Hòa dựa vào phiếu

điều tra đã chuẩn bị sẵn ta thấy sự hiểu biết đúng của người dân về chuyển QSD đất như sau:

- Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về những quy định chung của chuyển QSD đất là 80,00%

- Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về chuyển đổi QSD đất là 74,89% - Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về chuyển nhượng QSD đất là 75,83% - Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về cho thuê, cho thuê lại QSD

- Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về tặng cho QSD đất là 73,11% - Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về thừa kế QSD đất là 68,64% - Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về thế chấp và bảo lãnh bằng giá trị QSD đất là 58,33%

- Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về góp vốn bằng giá trị QSD đất là 48,33%

Trong 3 khu vực điều tra thì người dân ở khu vực trung tâm huyện (thị trấn Hạ Hòa) có sự hiểu biết đúng về chuyển QSD đất cao nhất đạt 69,16%, tiếp theo là người dân ở khu vực xa trung tâm huyện nhất (xã Liên Phương) tỷ lệ hiểu biết đạt 67,06%, cuối cùng là người dân ở khu vực gần trung tâm hơn (xã Đan Thượng) tỷ

lệ hiểu biết đạt 66,04%. Tuy nhiên sự chênh lệch về nhận thức giữa người dân các khu vực trong huyện là không cao.

5.2. Kiến Nghị

Trên cơ sở các số liệu đã điều tra và thu thập được. Để thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động chuyển quyền sử dụng đất tại địa phương trong thời gian tới cần:

- Cần tổ chức các hoạt động nhằm tuyên truyền để người dân nắm được các thủ tục hành chính liên quan đến chuyển QSD đất.

- Các cơ quan quản lý cần có sựđiều chỉnh phù hợp và linh động các thủ tục hành chính, trình tự thực hiện các hoạt động chuyển QSD đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện chuyển quyền nhanh chóng.

- Cần ứng dụng tin học trong lĩnh vực quản lí đất đai. - Nâng cao hiểu biết của người dân về pháp luật đất đai.

- Nâng cao chất lượng cán bộ trong lĩnh vực quản lý đất đai tại địa phương cả về chất lượng và số lượng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất. 2. Bộ Tư pháp và Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2006), Thông tư liên tịch

03/2006/TTLT-BTP-BTNMT về việc sửa đổi, bổ xung một số quy định của Thông tư liên tịch số 05/2005/BTP-BTNMT ngày 16/06/2005 của Bộ Tư

pháp và Bộ Tài Nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

3. Luật Đất đai 2003, NXB Chính trị quốc gia

4. Luật Đất đai 2013, NXB Tài nguyên – Môi trường

5. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về thi hành Luật Đất đai 2003

6. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của chính phủ về

thi hành luật đất đai 2013

7. Nghị quyết số 92/NQ-HĐND ngày 08/12/2006 của HĐND tỉnh Phú Thọ Về

danh mục, mức thu, tỷ lệ điều tiết các khoản phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

8. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Bài giảng Pháp luật đất đai, trường đại học Nông lâm Thái Nguyên

9. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Giáo trình quản lí nhà nước về đất đai, Nxb nông nghiệp Hà Nội

10. Quyết định số 3245/2008/QĐ-UBND ngày 12/11/2008 của UBND tỉnh Phú Thọ ban hành quy định cụ thể một số điểm về quản lý, sử dụng đất ở và đất dự án sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

11. Thông tư 23/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xác định tiền sử dụng đất, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc ngân sách nhà nước theo quy định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật

PH LC

PHIẾU ĐIỀU TRA

(Sự hiểu biết của người dân về công tác chuyển Quyền sử dụng đất tại xã huyện Hạ

Hòa - tỉnh Phú Thọ)

Họ tên người được phỏng vấn: ...

Địa chỉ: Thôn ……… xã ……… huyện Hạ Hòa - tỉnh Phú Thọ

Nghề nghiệp:………. Xin Ông, Bà và gia đình cho biết ý kiến của mình về công tác chuyển quyền sử dụng đất tại địa phương mình theo luật đất đai hiện hành bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây:

1. Những hiểu biết cơ bản về chuyển quyền sử dụng đất Câu 1: Chuyển quyền sử dụng đất là quyền của ai?

a) Của bộ quản lý b) Của người dân

c) Của người sử dụng đất d) Cả a, b và c

Câu 2: Có vào nhiêu hình thức chuyển đổi quyến sử dụng đất ? a) 6

b) 7 c) 8 d) 9

Câu 3: Đất tham gia chuyển quyền sử dụng đất có cần điều kiện gì không ? a) Không cần điều kiện gì

b) Chỉ cần đất không có tranh chấp

c) Có một trong các điều kiện do nhà nước quy định d) Có đầy đủ các điều kiện do nhà nước quy định

Câu 4: Những khoản tiền nào được pháp luật quy định có liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất ?

a) Thuế chyển quyền sử dụng đất b) Lệ phí địa chính

c) Lệ phí trước bạ

Câu 5: Người chuyển quyền sử dụng đất phải có nghĩa vụ gì với nhà nước ? a) Khai báo việc chuyển quyền

b) Làm đầy đủ thủ tục c) Nộp thuế chuyển quyền d) Cả b và c

Câu 6: Người nhận chuyển quyền sử dụng đất phải có nghĩa vụ gì với Nhà nước ? a) Không có nghĩa vụ gì

b) Khai báo đầy đủ thông tin c) Làm đầy đủ thủ tục

d) Làm đầy đủ thủ tục và nộp lệ phí trước bạ

2. Những hiểu biết về các hình thức chuyển quyền sử dụng đất 2.1. Hình thức chuyển đổi quyền sử dụng đất

Câu 7: Chuyển đổi quyền sử dụng đất được hiểu như thế nào ? a) Là việc đổi đât lấy tiền giữa các chủ thể sử dụng đất b) Là việc nhường quyền sử dụng đất cho chủ thể khác c) Là việc bán đất

d) Là việc đổi đất lấy đất giữa các chủ sử dụng đất

Câu 8: Việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nhằm vào mục đích gì ? a) Tổ chức lại sản xuất

b) Khắc phục tình trạng manh mún đất đai c) Khắc phục tình trạng phân tán đất d) Cả 3 phương án trên

Câu 9: Dồn điền đổi thửa có phải là hình thức chuyển đổi quyền sử dụng đất hay không ?

a) Phải

b) Là góp vốn băng quyền sử dụng đất c) Là chuyển nhượng quyền sử dụng đất d) Là chuyển mục đích sử dụng đất

Câu 10: Người sử dụng đất muốn chuyển đổi quyền sử dụng đất phải làm gì? a) Không phải làm gì, cứ thếđổi đất cho nhau.

b) Làm hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất rồi gửi lên UBND xã, phường, thị trấn.

c) Chi việc viết giấy thông báo rồi trình UBND thị trấn là được. d) Hai bên viết giấy giao kèo là được.

Câu 11: Luật đất đai Năm 2003 quy định, việc chuyển đổi quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp của hôn gia đình, cá nhân trong giới hạn đơn vị hành chính cấp nào ?

a) Tỉnh b) Huyện

c) Chỉ trong cùng đơn vị hành chính cấp xã d) Không quy định

2.2. Hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Câu 12: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất được hiểu như thế nào ?

a) Là việc chuyển quyền sử dụng đất cho người khác trên cơ sở có giá trị b) Là việc bán đất

c) Là việc cho thuê đất

d) Là việc nhường quyền sử dụng đất cho người khác trong một thời gian nhất định

Câu 13: Người nhận quyền sử dụng đất phải có nghĩa vụ gì đối với người chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

a) Phải trả các khoản chi phí băng tiền hoặc hiện vật mà họ bỏ ra để có được quyền sử dụng đất.

b) Phải trả các chị phí đầu tưđể làm tăng giá trị của đất đó. c) Cả a và b

d) Không có nghĩa vụ gì.

Câu 14: Hộ gia đình cá nhân chỉ được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa nước trong trường hợp nào ?

a) Khi họ dung đất đó để cho người khác thuê để sản xuất nông nghiệp b) Khi họ trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp

c) Khi họ nhận đất đó để bán cho người khác sản xuất nông nghiệp d) Khi họ dùng đất đó để nghiên cứu cho viếc sản xuất nông nghiệp

Câu 15: Hộ gia đình, cá nhân chỉ nhận chuyển nhượng, tặng cho đất ở, đất nông nghiệp trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng

đặc dụng, khu rừng phòng hộ trong trường hợp nào ? a) Khi họđầu tưđể bảo vệ chúng

b) Khi họ muốn dùng chúng cho nghiên cứu sinh học c) Khi họ tham gia vào việc bảo vệ chúng

2.3. Hình thức cho thuê và cho thuê lại quyền sử dụng đất Câu 16: Cho thuê và cho thuê lại được hiểu như thế nào?

a) Là việc người sử dụng đất cho người khác sản xuất trên đất của mình và thu tiền của họ theo thỏa thuận.

b) Là việc người sử dụng đất cho người khác ở trọ một phần đất của gia đình và thu tiền theo thỏa thuận

c) Là việc người sử dụng đất nhường QSDĐ của mình cho người khác theo sự

thỏa thuận trong một thời gian nhất định bằng hợp đồng theo quy đinh của

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất tại huyện hạ hòa , tỉnh phú thọ giai đoạn 2011 đến 2014 (Trang 61 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)