Đánh giá sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về các hình thức

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất tại huyện hạ hòa , tỉnh phú thọ giai đoạn 2011 đến 2014 (Trang 48 - 61)

chuyn quyn s dng đất

4.4.2.1. Đánh giá sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về chuyển đổi quyền sử

dụng đất

Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về chuyển đổi QSD đất được thể

hiện tại bảng 4.7:

Bảng 4.7: Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về chuyển đổi quyền sử dụng đất ĐVT: Tỉ lệ trả lời đúng (%) STT Nội dung câu hỏi TT Hạ Hòa Xã Đan Thượng Xã Liên Phương Trung bình 1

Chuyển đổi quyền sử dụng đất được hiểu như thế nào: Là việc đổi đất lấy đất giữa các chủ sử dụng đất 73,33 96,67 93,33 87,78 2 Việc chuyển đổi QSD đất nhằm mục đích tổ chức lại sản xuất nhằm khắc phục tình trạng manh mún phân tán đất đai 76,67 90,00 83,33 83,33 3 “Dồn điền đổi thửa” có phải là một hình thức chuyển đổi QSD đất: Phải 63,33 86,67 90,00 80,00 4 Luật đất đai 2003 quy định, việc chuyển đổi QSD đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trong giới hạn

đơn vị hành chính cấp xã, phường 50,00 56,67 60,00 55,56 5 Người sử dụng đất muốn chuyển đổi QSD đất phải làm hợp đồng chuyển đổi QSD đất rồi gửi lên UBND xã, phường, thị trấn 66,67 63,33 73,33 67,78 6 Trung bình 66,00 78,67 82,00 74,89

Qua bảng 4.7 ta thấy:

Sự hiểu biết đúng của người dân về hình thức chuyển đổi QSD đất là khá cao (74,89%). Qua bảng trên ta cũng nhận ra rằng có sự chênh lệch về sự hiểu biết giữa các khu vực trong huyện. Khu vực thị trấn Hạ Hòa có tỷ lệ trả lời đúng thấp nhất (66,00%), người dân xã Đan thượng có tỷ lệ trả lời đúng cao hơn là (78,67%) và người dân xã Liên Phương có tỷ lệ trả lời đúng cao nhất là (82,00%).

Khái niệm về chuyển đổi QSD đất có tỷ lệ người dân trả lời đúng rất cao. Cao nhất là người dân xã Đan Thượng (96,67%), tiếp theo là người dân xã Liên Phương (93,33%), tỷ lệ trả lời đúng thấp nhất là người dân thị trấn Hạ Hòa (73,33%).

Mục đích của việc chuyển đổi QSD đất là câu hỏi mà có tỷ lệ người dân trả

lời đúng cũng khá cao. 76,67% người dân thị trấn Hạ Hòa, 90,00% người dân xã

Đan Thượng và 83,33% người dân xã Liên Phương trả lời đúng câu hỏi này.

63,33% người dân thị trấn Hạ Hòa, 86,67% người dân xã Đan Thượng và 90,00% người dân xã Liên Phương hiểu biết đúng “dồn điền đổi thửa” là một hình thức chuyển đổi QSD đất

Câu hỏi về giới hạn chuyển đổi QSD đất nông nghiệp của hộ gia đình cá nhân có tỷ lệ người dân trả lời đúng như sau: Người dân thị trấn Hạ Hòa (50,00%), người dân xã Đan Thượng (56,67%), người dân xã Liên Phương (60,00%).

Người sử dụng đất phải nộp hợp đồng chuyển đổi QSD đất lên UBND cấp xã có tỷ lệ người dân trả lời đúng ở mức trung bình. Trong đó người dân xã Liên Phương có tỷ lệ trả lời đúng cao nhất (73,33%), người dân thị trấn Hạ Hòa là 66,67%, người dân xã Đan Thượng là 63,33%.

4.4.2.2. Đánh giá sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về chuyển nhượng

quyền sử dụng đất

Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về chuyển nhượng QSD đất được thể hiện tại bảng 4.8:

Bảng 4.8: Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ĐVT: Tỉ lệ trả lời đúng (%) STT Nội dung câu hỏi TT Hạ Hòa Xã Đan Thượng Xã Liên Phương Trung bình 1 Chuyển nhượng QSD đất là việc chuyển QSD đất cho người khác trên cơ sở có giá trị 93,33 86,67 80,00 86,67 2 Người nhận quyền sử dụng đất phải trả các khoản chi phí bằng tiền hoặc hiện vật mà họ bỏ ra để có được quyền sử dụng đất. 76,67 83,33 70,00 76,67 3

Hộ gia đình, cá nhân chỉ nhận chuyển QSD đất chuyên trồng lúa nước khi trực tiếp sản xuất nông nghiệp

63,33 90,00 86,67 80,00

4

Hộ gia đình, cá nhân chỉ nhận chuyển nhượng, tặng cho đất ở, đất nông nghiệp trong phân khu bảo vệ

nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ trong trường hợp họ sinh sống trong khu vực đó

66,67 53,33 60,00 60,00

5 Trung bình 75,00 78,33 74,17 75,83

Nhìn vào bảng 4.8 ta có thể thấy:

Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về hình thức chuyển nhượng QSD

đất ở mức độ khá (75,83%). Sự nhận thức về chuyển nhượng QSD đất giữa người dân các khu vực trong huyện là tương đương nhau, nhận thức của người dân thị trấn Hạ Hòa về chuyển nhượng là 75,00%, người dân xã Đan Thượng là 78,33%, người dân xã Liên Phương là 74,17%.

Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về khái niệm chuyển nhượng là khá cao (86,67%). Trong đó người dân ở thị trấn Hạ Hòa có nhận thức cao nhất (93,33%), người dân xã Đan Thượng là 86,67%, người dân xã Liên Phương có hiểu biết thấp nhất (80,00%)

Người nhận quyền sử dụng đất phải trả các khoản chi phí bằng tiền hoặc hiện vật mà họ bỏ ra để có được quyền sử dụng đất. Ở câu hỏi này thì tỷ lệ trả lời đúng của người dân các khu vực là như sau: Thị trấn Hạ Hòa (76,67%), xã Đan Thượng (83,33%), xã Liên Phương (70,00%).

Ở câu hỏi “hộ gia đình, cá nhân chỉ nhận chuyển QSD đất chuyên trồng lúa nước khi trực tiếp sản xuất nông nghiệp”, nhận thức của người dân trong huyện là 80,00%. Trong đó tỷ lệ trả lời đúng cao nhất là người dân xã Đan Thượng (90,00%), tiếp theo là người dân xã Liên Phương là 86,67%, thấp nhất là người dân thị trấn Hạ Hòa (63,33%).

Hộ gia đình, cá nhân chỉ nhận chuyển nhượng, tặng cho đất ở, đất nông nghiệp trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng

đặc dụng, khu rừng phòng hộ trong trường hợp họ sinh sống trong khu vực đó. Ở

câu hỏi này tỷ lệ trả lời đúng của người dân các khu vực trong huyện là tương đối thấp. Tỷ lệ trả lời đúng cụ thể như sau: Thị trấn Hạ Hòa (66,67%), xã Đan Thượng (53,33%), xã Liên Phương (60,00%).

Qua kết quả điều tra ta có thể thấy được hiểu biết của người dân huyện Hạ

Hòa về các kiến thức cơ bản của chuyển nhượng quyền sử dụng đất là khá cao.kết quả trên là do hoạt động chuyển nhượng QSD đất trên địa bàn huyện Hạ Hòa khá sôi động.

4.4.2.3. Đánh giá sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về cho thuê, cho thuê

lại quyền sử dụng đất

Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về cho thuê, cho thuê lại QSD đất

được thể hiện tại bảng 4.9:

Bảng 4.9: Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về cho thuê, cho thuê lại QSD đất

ĐVT: Tỉ lệ trả lời đúng (%) STT Nội dung câu hỏi TT Hạ Hòa Xã Đan Thượng Xã Liên Phương Trung bình 1

Cho thuê, cho thuê lại là việc người sử dụng đất nhượng QSD đất của mình cho người khác theo thoả thuận trong thời gian nhất định bằng hợp

đồng

83,33 70,00 73,33 75,55

2

Cho thuê và cho thuê lại có cần hợp

đồng hay không Phải có hợp đồng theo quy định của pháp luật

60,00 56,67 50,00 55,55

3

Cho thuê, cho thuê lại QSD đất khác

nhau ở nguồn gốc đất cho thuê 43,33 53,33 46,67 47,78

4

Đất mà người sử dụng đất cho thuê lại là đất có nguồn gốc từđất đã thuê của Nhà nước

60,00 63,33 76,67 66,67

5

Hồ sơ cho thuê, cho thuê lại QSD đất gồm có: Hợp đồng thuê QSD đất và giấy chứng nhận QSD đất

66,67 36,67 56,67 53,33

6 Trung bình 62,67 56,00 60,67 59,78

Nhìn vào bảng 4.9 ta thấy:

Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về cho thuê, cho thuê lại QSD đất ở

mức trung bình (59,78%)

Câu hỏi về khái niệm cho thuê, cho thuê lại QSD đất có tỷ lệ người dân trả lời

đúng như sau: Thị trấn Hạ Hòa (83,33%), xã Đan Thượng (70,00%), xã Liên Phương (73,33%).

Với câu hỏi “cho thuê cho thuê lại có cần hợp đồng hay không” thì tỷ lệ hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa như sau: Người dân thị trấn Hạ Hòa tỷ lệ trả lời đúng là 60,00%, xã Đan Thượng là 56,67%, xã Liên Phương là 50,00%.

Có 47,78% số người dân trong huyện có nhận thức đúng về cho thuê, cho thuê lại khác nhau ở nguồn gốc cho thuê còn 52,22% người dân được phỏng vấn trả lời sai về câu này. Trong đó nhận thức của người dân xã Đan Thượng là cao nhất (53.33%), tiếp đó là đến người dân xã Liên Phương với tỷ lệ trả lời đúng là (46.67%) thấp nhất là người dân thị trấn Hạ Hòa (43,33%).

Ở câu hỏi “đất mà người sử dụng đất cho thuê lại là đất có nguồn gốc từđất

đã thuê của Nhà nước” tỷ lệ người dân huyện Hạ Hòa trả lời đúng như sau: Người dân thị trấn Hạ Hòa (60,00%), xã Đan Thượng (63,33%), xã Liên Phương (76,67%).

Tỷ lệ người dân biết hồ sơ cho thuê, cho thuê lại QSD đất gồm có: Hợp đồng thuê QSD đất và giấy chứng nhận QSD đất là 53,33%. Trong đó người dân khu vực thị trấn Hạ Hòa có nhận thức cao nhất (66.67%), thấp nhất là người dân xã Đan Thượng (36.67%).

Cho thuê, cho thuê lại là hình thức còn mới mẻ nên nhận thức của người dân trong huyện còn chưa cao. Thường thì người dân tự thỏa thuận với nhau chứ không

4.4.2.4. Đánh giá sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về tặng cho quyền sử

dụng đất

Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về tặng cho QSD đất được thể hiện tại bảng 4.10:

Bảng 4.10: Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về tặng cho QSD đất ĐVT: Tỉ lệ trả lời đúng (%) STT Nội dung câu hỏi TT Hạ Hòa Xã Đan Thượng Xã Liên Phương Trung bình 1 Tặng cho QSD đất là việc chuyển QSD

đất cho người khác theo quan hệ tình cảm mà người sử dụng đất không thu tiền hoặc hiện vật của người nhận chuyển QSD đất

90,00 76,67 83,33 83.33

2

Người được quyền sử dụng đất có phải trả gì cho người tặng quyến sử dụng

đất không : Không

93,33 86,67 80,00 86,67

3

Tặng cho quyền sử dụng đất diễn ra trong mối quan hệ nào : Thường là quan hệ huyết thống, ngoài ra còn có các quan hệ khác nữa

76,67 63,33 60,00 66,67

4

Tặng cho quyền sử dụng đất có phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất hay thuế thu nhập hay không: Tùy từng trường hợp cụ thể

80,00 56,67 66,67 67,78

5 Cấp nào quyết định cho phép tặng cho

QSDĐ : UBND cấp huyện 66,67 53,33 63,33 61,11

6 Trung bình 81,33 67,33 70,67 73,11

Qua bảng 4.10 ta thấy:

Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về tặng cho QSD đất ở mức khá (73,11%). Tỷ lệ trả lời đúng cao nhất là người dân thuộc khu vực thị trấn Hạ Hòa ( 81,33%), thấp nhất là người dân xã Đan Thượng (67,33%).

Nhận thức về khái niệm tặng cho QSD đất của người dân huyện Hạ Hòa là khá cao. Cao nhất là thị trấn Hạ Hòa (90,00%), thấp nhất là người dân xã Đan thượng (76,67%), hiểu biết của người dân xã Liên Phương về khái niệm tặng cho là 83.33%. Nhận thức trung bình của người dân các khu vực trong huyện về khái niệm tặng cho QSD đất là 83.33%

Người được chuyển QSD đất không phải trả gì cho người tặng QSD đất. Ở

câu hỏi này tỷ lệ người dân huyện Hạ Hòa trả lời đúng là 86,67%. Trong đó tỷ lệ trả

lời đúng cao nhất là người dân ở khu vực thị trấn Hạ Hòa (93,33%), tiếp đến là người dân xã Đan Thượng (86.67%), thấp nhất là người dân xã Liên Phương (80,00%)

Tặng cho QSD đất thường diễn ra trong quan hệ huyết thống. Tỷ lệ người dân thị trấn Hạ Hòa trả lời đúng là 76,67%, xã Đan Thượng là 63,33%, xã Liên Phương là 60,00%. Nhìn chung sự nhận thức của người dân các khu vực trong huyện không có sự chênh lệch nhiều. Nhận thức trung bình của người dân trong huyện về câu hỏi này là 66,67%

Ở câu hỏi "Tặng cho quyền sử dụng đất có phải nộp thuế chuyển quyền sử

dụng đất hay thuế thu nhập hay không" thì nhận thức của người dân trên địa bàn huyện có tỷ lệ trung bình là 67,78%. Nhận thức của người dân thị trấn Hạ Hòa, xã

Đan Thượng, xã Liên Phương lần lượt là: 80,00%, 56,67%, 66,67%.

Sự hiểu biết của người dân về cấp chính quyền được phép quyết định tặng cho QSD đất là 61,11%. Nhận thức cao nhất là người dân thị trấn Hạ Hòa (66,67%), thấp nhất là người dân xã Đan Thượng (53,33%). Tỷ lệ nhận thức đúng của người dân trong huyện về câu hỏi này là chưa cao, trung bình là 61,11%

4.4.2.5. Đánh giá sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về để thừa kế quyền sử

dụng đất

Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về thừa kế QSD đất được thể hiện tại bảng 4.11:

Bảng 4.11: Sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về thừa kế QSD đất ĐVT: Tỉ lệ trả lời đúng (%) STT Nội dung câu hỏi TT Hạ Hòa Xã Đan Thượng Xã Liên Phương Trung bình 1 Thừa kế QSD đất là việc người sử dụng đất khi chết để lại QSD đất của mình cho người khác 86,67 90,00 80,00 85,56 2 Khi có di chúc mà những người thừa kế không thỏa thuận được với nhau thì giải quyết như thế nào : Thì cơ

quan có Thẩm quyền sẽ căn cứ vào di chúc để chia

73,33 66,67 73,33 71,11

3

Nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì khi ấy quyền thừa kế sẽđược chia theo pháp luật

80,00 76,67 70,00 75,56

4

Pháp luật chia thành mấy hàng thừa

kế: 3 50,00 56,67 43,33 50,00

5

Người hàng sau được nhận thừa kế

khi không còn người nào hàng trước 63,33 56,67 60,00 60,00

6 Trung bình 70,67 69,33 65,33 68,64

Bảng 4.11 cho ta thấy:

Nhận thức của người dân trong huyện về khái niệm thừa kế QSD đất là khá cao (85,56%). Tỷ lệ nhận thức đúng của người dân các khu vực trong huyện là tương đối cao và đồng đều. Người dân xã Đan Thượng có tỷ lệ nhận thức đúng cao nhất (90,00%), tiếp đến là người dân thị trấn Hạ Hòa (86,67), thấp nhất là người dân xã Liên Phương (80,00%).

Nếu như có di chúc thì cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào di chúc để chia.

Ở câu hỏi này người dân thị trấn Hạ Hòa và xã Liên Phương có tỷ lệ trả lời đúng bằng nhau (73,33%), người dân xã Đan Thượng có tỷ lệ trả lời đúng thấp hơn một chút (66,67%). Tỷ lệ trả lời đúng trung bình của người dân các khu vực được phỏng vấn, điều tra trong huyện về câu hỏi này là 71,11%

Nhận thức của người dân thị trấn Hạ Hòa là cao nhất (80,00%) ở câu hỏi “nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì khi ấy quyền thừa kế sẽ được chia theo pháp luật”. Người dân xã Liên Phương có tỷ lệ trả lời đúng thấp nhất (70,00%), tỷ lệ trả lời đúng của người dân xã Đan Thượng là 76,67%. Nhận thức

đúng trung bình của người dân trong huyện về câu hỏi này là 75,56%. Nhận thức của người dân các khu vực trong huyện về câu hỏi này là khá tương đương.

Ở câu hỏi "pháp luật chia thành 3 hàng thừa kế" thì tỷ lệ người dân huyện Hạ

Hòa có tỷ lệ trả lời đúng trung bình là 50,00%. Ở câu hỏi này thì nhận thức đúng của người dân huyện Hạ Hòa tương đương với nhận thức đúng của người dân toàn huyện. Tỷ lệ trả lời đúng câu hỏi này cao nhất là người dân xã Đan Thượng (56,67%), người dân khu vực xã Liên Phương có tỷ lệ trả lời đúng thấp nhất (43,33%)

Người hàng sau được nhận thừa kế khi không còn người nào hàng trước. Ở

câu này thì tỷ lệ trả lời đúng của người dân trong huyện là 60,00%. Tỷ lệ trả lời

đúng cao nhất ở câu hỏi này là người dân thị trấn Hạ Hòa (63,33%), thấp nhất là người dân xã Đan Thượng (56,67%), Tỷ lệ trả lời đúng của người dân xã Liên Phương bằng với tỷ lệ trả lời đúng của người dân toàn huyện.

Nhận thức đúng của người dân huyện Hạ Hòa về tổng thể hình thức thừa kế

4.4.2.6. Đánh giá sự hiểu biết của người dân huyện Hạ Hòa về thế chấp và bảo

lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất tại huyện hạ hòa , tỉnh phú thọ giai đoạn 2011 đến 2014 (Trang 48 - 61)