Điều kiện tự nhiên của huyện Hạ Hòa

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất tại huyện hạ hòa , tỉnh phú thọ giai đoạn 2011 đến 2014 (Trang 27 - 30)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hạ Hoà là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ; có tổng diện tích tự nhiên 34026,51ha, với 33 đơn vị hành chính (32 xã, 1 thị trấn). Địa giới hành chính tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc và Tây bắc giáp tỉnh Yên Bái; - Phía Tây Nam giáp huyện Yên Lập; - Phía Nam giáp huyện Cẩm Khê;

- Phía Đông giáp huyện Đoan Hùng và huyện Thanh Ba.

Trung tâm huyện Hạ Hòa, cách thành phố Việt Trì khoảng 70km. Nằm ở vị

trí tiếp giáp với các tỉnh vùng Tây bắc có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu hàng hoá, phát triển kinh tế, huyện Hạ Hoà có nhiều lợi thếđể trở thành trung tâm kinh tế

- xã hội tiểu vùng Tây bắc tỉnh Phú Thọ.

4.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Địa hình chung của huyện Hạ Hòa thấp đần theo hướng từ Tây Bắc xuống

Đông Nam, vùng giữa huyện dọc theo Sông Hồng có độ cao thấp hơn được bao bọc bởi hai vùng đồi núi cao phía Tây Bắc giáp (giáp huyện Yên Lập) và Đông Bắc giáp (huyện Đoan Hùng). Các triền Núi Ông, Núi Văn, Núi Tiêu Phong, Núi Kìm, Núi Chưa ở phía Tây, hướng dốc đổ dồn về phía hữu ngạn Sông Hồng. Các dãy Núi Gò Ngang, Núi Buộm, Núi Sơn Nhiễu, Núi Vua ở phía Đông Bắc, sườn núi thấp dần về

phía Tây Nam, hướng dốc đổ dồn về phía Tả ngạn Sông Hồng.

Nhìn chung huyện Hạ Hoà có địa hình đặc trưng miền núi thấp xen lẫn vùng

đất ven sông; đất dốc nhiều; địa hình bị chia cắt.

4.1.1.3. Khí hậu

Theo phân vùng khí hậu của tỉnh Phú Thọ, huyện Hạ Hoà nằm trong tiểu vùng khí hậu phía Bắc (Tiểu vùng 1) với đặc trưng chủ yếu sau đây:

- Tổng tích nhiệt bình quân trong năm (Q): 8000 - 82000C. - Nhiệt độ trung bình (T) 23,40c.

- Độẩm trung bình 85,6%.

4.1.1.4 Thủy văn

Chế độ thuỷ văn trên địa bàn phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống sông, ngòi, suối, ao hồ, đầm... được phân bố rộng khắp trên địa bàn huyện, trong đó đáng kể

nhất là Sông Hồng và các chi lưu của nó.

Sông Hồng chảy qua địa phận huyện theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với chiều dài 32Km, chiều rộng trung bình khoảng 500m, lưu vực rộng, lưu lượng nước

ở mùa mưa rất lớn.

Các Hồ, Đầm có diện tích khoảng 2000ha, trong đó một số đầm Lớn như:

Đầm Chính Công, Đầm Ao Châu, Đầm Phai, Đầm Láng, Đầm Mồng, Đầm Lớn, Hồ

Lăng Thượng, Hồ Hàm Kỳ, Đầm Chì, Đầm Móng Hội, Đầm Thanh Ba… là những nơi dự trữ, cung cấp nước tưới và kết hợp nuôi trồng thuỷ sản.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất:

Với tổng diện tích tự nhiên là 34026,51ha, chiếm 9,63% diện tích tự nhiên của tỉnh Phú Thọ. Theo kết quả công tác đánh gía phân hạng đất huyện Hạ Hòa, đất

đai của huyện gồm 6 loại chính sau:

+ Nhóm đất phù sa: Diện tích là 4358,05ha, chiếm 12,81% diện tích tự nhiên, phân bốở tất cả các xã ven sông Hồng trên địa bàn huyện.

+ Nhóm đất Glây: Diện tích là 2373,42ha, chiếm 6,98% diện tích tự nhiên. + Nhóm đất xám: Diện tích là 20783,55ha, chiếm 6,98% diện tích tự nhiên; + Nhóm đất đỏ: Diện tích là 272,47ha chiếm 0,80% diện tích tự nhiên, phân bố ở dạng địa hình đồi dốc thoải, có độ dốc 5-150, 15-250 tập trung ở các xã: Phương Viên, Đại Phạm, Cáo Điền.

+ Nhóm đất tầng mỏng: Diện tích là 487,12ha, chiếm 1,43% diện tích tự

nhiên; phân bốở dạng địa hình đồi dốc, tập trung ở xã Xuân Áng.

+ Đất khác: Diện tích là 5751,90ha - Tài nguyên nước:

+ Nguồn nước Ngầm: Những khảo sát sơ bộ cho thấy nguồn nước ngầm Hạ Hoà có lưu lượng khá (Bình quân khoảng 3,5-6lít/s, các lỗ khoan có độ sâu từ 60-124m), chất lượng nước đảm bảo sinh hoạt, nhưng phân bố nước ngầm không đều, những vùng núi, vùng đồi cao xa Sông Hồng thường có trữ lượng và lưu lượng thấp.

+ Nguồn nước mặt: Diện tích sông suối và mặt nước chuyên dùng của toàn huyện là 2043,52ha, tập chung chủ yếu ở các con sông, suối và các hồ đập. Trên

địa bàn huyện có sông lớn là sông Hồng và một số ngòi lớn như Ngòi Lao, Ngòi Vần, Ngòi Mỹ, Ngòi Lửa Việt các sông, ngòi có lưu lượng nước lớn, nhất là về

mùa mưa.

- Tài nguyên rừng:

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện Hạ Hoà là 13784,0ha, chiếm 7,81% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh. Độ che phủ rừng đạt 49,9%, tương đương độ che phủ

rừng của toàn tỉnh (49,4%). + Rừng sản xuất:

Diện tích đất rừng sản xuất hiện có là 10884,21ha, phân bố ở hầu hết các xã, thị trấn, nhưng tập trung nhiều ở các xã phía Đông Bắc của huyện.

+ Rừng phòng hộ:

Diện tích đất rừng phòng hộ hiện có là 2229,79ha, phân bố chủ yếu ở các khu vực có đồi, núi cao ở phía đầu nguồn sông, suối.

+ Rừng đặc dụng:

Diện tích đất rừng đặc dụng hiện có là 670,0ha, chủ yếu là rừng trồng đặc dụng, tập trung ở khu vực Núi Nả, nơi có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái.

- Tài nguyên khoáng sản:

Theo tài liệu điều tra về địa chất và báo cáo thuyết minh dự án khảo sát đo

đạc xác định khu vực quản lý khai thác và bảo vệ khoáng sản trên địa bàn huyện thì Hạ Hoà có một sốđiểm mỏ và điểm quặng:

+ Quặng Sắt: Tập trung ở Vô Tranh có trữ lượng không lớn.

+ Kaolin: Phân bố ở một số xã vùng đồi như Phương Viên, Hương Xạ, Hà Lương, đây là nguồn nguyên liệu sản xuất gốm sứ.

+ Cát, sỏi: Phân bố dọc theo sông Thao, Ngòi Lao hiện đang được khai thác,

+ Đất làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói: Phân bố tập trung ở các xã vùng

đồng bằng, có trữ lượng và chất lượng khá tốt, hiện nay đang được đầu tư khai thác. - Tài nguyên nhân văn:

Theo thống kê năm 2010, dân số toàn huyện Hạ Hoà là 104 598 người chiếm 7,94% dân số toàn tỉnh; dân số thuộc khu vực đô thị có 7 664 người chiếm 7,33%, dân số thuộc khu vực nông thôn là 96 934 người chiếm 92,67% dân số toàn huyện, mật độ bình quân dân số là 304 người/km2.

Số người trong độ tuổi lao động có 53 942 người, chiếm tỉ lệ là 51.26% tổng dân số. Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, nhưng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm đến 80%, lao động có tay nghề, đã qua đào tạo chỉ chiếm tỷ lệ thấp 15%.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất tại huyện hạ hòa , tỉnh phú thọ giai đoạn 2011 đến 2014 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)