QSD đất theo số liệu điều tra.
3.3.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác chuyển QSD đất và nguyên nhân, giải pháp khắc phục.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
3.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập số liệu vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, về đời sống văn hóa giáo dục, y tế, hiện trạng sử dụng đất…của huyện Hạ Hòa.
3.4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Điều tra phỏng vấn qua bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Chia đối tượng phỏng vấn ra làm 3 khu vực:
+ Khu vực trung tâm huyện: Thị trấn Hạ Hòa 30 hộ gia đình, cá nhân là người buôn bán sản xuất phi nông nghiệp và trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
+ Khu vực gần trung tâm huyện: Xã Đan Thượng 30 hộ gia đình, cá nhân là người buôn bán sản xuất phi nông nghiệp và trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
+ Khu vực xa trung tâm huyện: Xã Liên Phương 30 hộ gia đình, cá nhân là người buôn bán sản xuất phi nông nghiệp và trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
Phỏng vấn được thực hiện theo bộ phiếu điều tra ở phần phụ lục. Mỗi câu hỏi trong bộ phiếu điều tra sẽ tương ứng là một chỉ tiêu trong hệ thống bảng biểu.
3.4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hạ Hòa
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Hạ Hòa
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Hạ Hoà là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ; có tổng diện tích tự nhiên 34026,51ha, với 33 đơn vị hành chính (32 xã, 1 thị trấn). Địa giới hành chính tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc và Tây bắc giáp tỉnh Yên Bái; - Phía Tây Nam giáp huyện Yên Lập; - Phía Nam giáp huyện Cẩm Khê;
- Phía Đông giáp huyện Đoan Hùng và huyện Thanh Ba.
Trung tâm huyện Hạ Hòa, cách thành phố Việt Trì khoảng 70km. Nằm ở vị
trí tiếp giáp với các tỉnh vùng Tây bắc có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu hàng hoá, phát triển kinh tế, huyện Hạ Hoà có nhiều lợi thếđể trở thành trung tâm kinh tế
- xã hội tiểu vùng Tây bắc tỉnh Phú Thọ.
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình chung của huyện Hạ Hòa thấp đần theo hướng từ Tây Bắc xuống
Đông Nam, vùng giữa huyện dọc theo Sông Hồng có độ cao thấp hơn được bao bọc bởi hai vùng đồi núi cao phía Tây Bắc giáp (giáp huyện Yên Lập) và Đông Bắc giáp (huyện Đoan Hùng). Các triền Núi Ông, Núi Văn, Núi Tiêu Phong, Núi Kìm, Núi Chưa ở phía Tây, hướng dốc đổ dồn về phía hữu ngạn Sông Hồng. Các dãy Núi Gò Ngang, Núi Buộm, Núi Sơn Nhiễu, Núi Vua ở phía Đông Bắc, sườn núi thấp dần về
phía Tây Nam, hướng dốc đổ dồn về phía Tả ngạn Sông Hồng.
Nhìn chung huyện Hạ Hoà có địa hình đặc trưng miền núi thấp xen lẫn vùng
đất ven sông; đất dốc nhiều; địa hình bị chia cắt.
4.1.1.3. Khí hậu
Theo phân vùng khí hậu của tỉnh Phú Thọ, huyện Hạ Hoà nằm trong tiểu vùng khí hậu phía Bắc (Tiểu vùng 1) với đặc trưng chủ yếu sau đây:
- Tổng tích nhiệt bình quân trong năm (Q): 8000 - 82000C. - Nhiệt độ trung bình (T) 23,40c.
- Độẩm trung bình 85,6%.
4.1.1.4 Thủy văn
Chế độ thuỷ văn trên địa bàn phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống sông, ngòi, suối, ao hồ, đầm... được phân bố rộng khắp trên địa bàn huyện, trong đó đáng kể
nhất là Sông Hồng và các chi lưu của nó.
Sông Hồng chảy qua địa phận huyện theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với chiều dài 32Km, chiều rộng trung bình khoảng 500m, lưu vực rộng, lưu lượng nước
ở mùa mưa rất lớn.
Các Hồ, Đầm có diện tích khoảng 2000ha, trong đó một số đầm Lớn như:
Đầm Chính Công, Đầm Ao Châu, Đầm Phai, Đầm Láng, Đầm Mồng, Đầm Lớn, Hồ
Lăng Thượng, Hồ Hàm Kỳ, Đầm Chì, Đầm Móng Hội, Đầm Thanh Ba… là những nơi dự trữ, cung cấp nước tưới và kết hợp nuôi trồng thuỷ sản.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất:
Với tổng diện tích tự nhiên là 34026,51ha, chiếm 9,63% diện tích tự nhiên của tỉnh Phú Thọ. Theo kết quả công tác đánh gía phân hạng đất huyện Hạ Hòa, đất
đai của huyện gồm 6 loại chính sau:
+ Nhóm đất phù sa: Diện tích là 4358,05ha, chiếm 12,81% diện tích tự nhiên, phân bốở tất cả các xã ven sông Hồng trên địa bàn huyện.
+ Nhóm đất Glây: Diện tích là 2373,42ha, chiếm 6,98% diện tích tự nhiên. + Nhóm đất xám: Diện tích là 20783,55ha, chiếm 6,98% diện tích tự nhiên; + Nhóm đất đỏ: Diện tích là 272,47ha chiếm 0,80% diện tích tự nhiên, phân bố ở dạng địa hình đồi dốc thoải, có độ dốc 5-150, 15-250 tập trung ở các xã: Phương Viên, Đại Phạm, Cáo Điền.
+ Nhóm đất tầng mỏng: Diện tích là 487,12ha, chiếm 1,43% diện tích tự
nhiên; phân bốở dạng địa hình đồi dốc, tập trung ở xã Xuân Áng.
+ Đất khác: Diện tích là 5751,90ha - Tài nguyên nước:
+ Nguồn nước Ngầm: Những khảo sát sơ bộ cho thấy nguồn nước ngầm Hạ Hoà có lưu lượng khá (Bình quân khoảng 3,5-6lít/s, các lỗ khoan có độ sâu từ 60-124m), chất lượng nước đảm bảo sinh hoạt, nhưng phân bố nước ngầm không đều, những vùng núi, vùng đồi cao xa Sông Hồng thường có trữ lượng và lưu lượng thấp.
+ Nguồn nước mặt: Diện tích sông suối và mặt nước chuyên dùng của toàn huyện là 2043,52ha, tập chung chủ yếu ở các con sông, suối và các hồ đập. Trên
địa bàn huyện có sông lớn là sông Hồng và một số ngòi lớn như Ngòi Lao, Ngòi Vần, Ngòi Mỹ, Ngòi Lửa Việt các sông, ngòi có lưu lượng nước lớn, nhất là về
mùa mưa.
- Tài nguyên rừng:
Diện tích đất lâm nghiệp của huyện Hạ Hoà là 13784,0ha, chiếm 7,81% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh. Độ che phủ rừng đạt 49,9%, tương đương độ che phủ
rừng của toàn tỉnh (49,4%). + Rừng sản xuất:
Diện tích đất rừng sản xuất hiện có là 10884,21ha, phân bố ở hầu hết các xã, thị trấn, nhưng tập trung nhiều ở các xã phía Đông Bắc của huyện.
+ Rừng phòng hộ:
Diện tích đất rừng phòng hộ hiện có là 2229,79ha, phân bố chủ yếu ở các khu vực có đồi, núi cao ở phía đầu nguồn sông, suối.
+ Rừng đặc dụng:
Diện tích đất rừng đặc dụng hiện có là 670,0ha, chủ yếu là rừng trồng đặc dụng, tập trung ở khu vực Núi Nả, nơi có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái.
- Tài nguyên khoáng sản:
Theo tài liệu điều tra về địa chất và báo cáo thuyết minh dự án khảo sát đo
đạc xác định khu vực quản lý khai thác và bảo vệ khoáng sản trên địa bàn huyện thì Hạ Hoà có một sốđiểm mỏ và điểm quặng:
+ Quặng Sắt: Tập trung ở Vô Tranh có trữ lượng không lớn.
+ Kaolin: Phân bố ở một số xã vùng đồi như Phương Viên, Hương Xạ, Hà Lương, đây là nguồn nguyên liệu sản xuất gốm sứ.
+ Cát, sỏi: Phân bố dọc theo sông Thao, Ngòi Lao hiện đang được khai thác,
+ Đất làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói: Phân bố tập trung ở các xã vùng
đồng bằng, có trữ lượng và chất lượng khá tốt, hiện nay đang được đầu tư khai thác. - Tài nguyên nhân văn:
Theo thống kê năm 2010, dân số toàn huyện Hạ Hoà là 104 598 người chiếm 7,94% dân số toàn tỉnh; dân số thuộc khu vực đô thị có 7 664 người chiếm 7,33%, dân số thuộc khu vực nông thôn là 96 934 người chiếm 92,67% dân số toàn huyện, mật độ bình quân dân số là 304 người/km2.
Số người trong độ tuổi lao động có 53 942 người, chiếm tỉ lệ là 51.26% tổng dân số. Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, nhưng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm đến 80%, lao động có tay nghề, đã qua đào tạo chỉ chiếm tỷ lệ thấp 15%.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Hạ Hòa
4.1.2.1 Kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế
Do nhiều cố gắng trong những năm qua nền kinh tế của huyện luôn đạt mức tăng trưởng khá cao. Giai đoạn từ 2006-2010, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của huyện là 11,0%, giai đoạn 20011 - 2014 tốc độ tăng 11,7%.
Tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 11,45%, trong đó: - Nông lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 5,5%/năm - Công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 17,1%/năm - Dịch vụ thương mại và du lịch tăng bình quân 21,2%.
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể và đúng hướng; tỷ trọng sản xuất nông lâm nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ tăng dần. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo khối ngành giai đoạn 2011-2014 diễn ra tương đối nhanh; ngành sản xuất nông lâm nghiệp giảm 12,6%, bình quân giảm 2,52%/năm; ngành sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 6,7%, bình quân tăng 1,34%/năm; ngành sản xuất dịch vụ - thương mại tăng 5,9%, bình quân tăng 1,18%/năm.
c. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Nhịp độ tăng trưởng ngành sản xuất Nông - lâm nghiệp, thuỷ sản giai đoạn 2011-2014 đạt bình quân 5,5%/năm. Giá trị sản xuất năm 2014 đạt 393 505 triệu
đồng (giá so sánh), chiếm tỷ trọng 48,8% trong cơ cấu kinh tế toàn huyện, tăng 5,22% so với năm 2013; an ninh lương thực được đảm bảo, bình quân lương thực
đạt 410,9kg/người/năm.
d. Khu vực kinh tế công nghiệp - TTCN và xây dựng
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2014 đạt 17,1%; tỷ trọng CN- TTCN trong nền kinh tế tăng từ 22,9% năm 2011, đến năm 2014 đạt 29,6%.
Giá trị sản xuất CN-TTCN chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến (chế
biến chè, giấy, lương thực thực phẩm, chế biến lâm sản...), các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, dịch vụ công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ chỉ khoảng 10%.
Kết cấu hạ tầng văn hoá xã hội, các công trình phục vụ đời sống dân sinh
được tăng cường.
e. Khu vực kinh tế dịch vụ
Các ngành dịch vụ có xu hướng phát triển khá đa dạng, chất lượng được nâng lên cơ bản đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân, giá trị sản xuất năm 2014 đạt 388 700 triệu đồng, tăng 2,11 lần so với năm 2011. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2014 là 21,2%/năm; tỷ trọng trong cơ cấu nền kinh tế tăng dần năm 2011 chiếm 15,7%, đến năm 2014 chiếm 21,6%.
4.1.2.2. Xã hội
a. Dân số
Theo số liệu thống kê đến 31 tháng 12 năm 2014, dân số toàn huyện Hạ Hoà có 104 598 người, chiếm 7,94% dân số toàn tỉnh, được phân bố ở 33 xã, thi trấn; dân số thuộc khu vực đô thị có 7 664 người chiếm 7,33%, dân số thuộc khu vực nông thôn là 96 934 người chiếm 92,67% dân số toàn huyện; mật độ bình quân dân số là 304 người/km2.
Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên năm 2014 là 0,82%, thấp hơn so với 2013 là 0,05%.
b. Lao động, việc làm
Toàn huyện có 67850 lao động, trong đó số lao động trong độ tuổi là 53942 người, chiếm tỉ lệ 79,50%; số người ngoài độ tuổi tham gia lao động là 13908
người, chiếm tỷ lệ 20,5% tổng số lao động. Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, lao động trong nông nghiệp chiếm đến 80%, lao động có tay nghề, đã qua đào tạo chỉ chiếm tỷ lệ thấp 15%.
c. Lao động và mức sống
Bình quân giá trị sản xuất năm 2014 (giá so sánh) đạt 7,67 triệu
đồng/người/năm, tăng 1,45lần so với năm 2011.
An ninh lương thực được giữ vững, bình quân lương thực ở mức khá, năm 2014 đạt 410,9 kg/người/năm.
Tỷ lệ hộđược xem truyền hình, sử dụng điện lưới quốc gia, dùng nước sạch, ngày càng tăng lên qua hàng năm.
Sức khoẻ của nhân dân được quan tâm chăm sóc, thể hiện tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm, số xã đạt chuẩn quốc gia về Y tế tăng nhanh, đến năm 2014 đã có 33/33 xã, thị trấn.
d. Cơ sở hạ tầng
- Giao thông:
+ Đường bộ: Trên địa bàn huyện có gần 1500 km đường bộ gồm 2 tuyến quốc lộ, 7 tuyến đường tỉnh, 13 tuyến đường huyện, 15 tuyến đường liên xã, 501 tuyến đường liên thôn xóm, 325 tuyến đường nội đồng, đường lên đồi, 17 tuyến
đường nội thị. Các tuyến quốc lộ: Có 2 tuyến quốc lộ là QL 32C và QL 70, tổng chiều dài hai tuyến là 27,5 km, đường đã trải nhựa và đạt cấp IV MN, đây là 2 tuyến đường quan trọng đối với tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Hạ Hoà nói riêng nối huyện Hạ Hoà với vùng Tây Bắc và thủđô Hà Nội.
+ Đường thuỷ: Từ địa hình đa dạng tạo nên mạng lưới sông, suối, ngòi khá nhiều, thuận lợi để giao thông đường thuỷ phát triển. Sông Hồng là tuyến giao thông thuỷ quan trọng nhất, từ tỉnh Yên Bái chảy qua địa phận huyện với chiều dài 31,5km.
+ Đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội đi Lào Cai chạy qua 12 xã, thị trấn thuộc địa phận Hạ Hoà có chiều dài 27,5km, có 2 ga (ga Ấm Thượng, ga Đan Thượng). Đường sắt đã tạo nhiều thuận lợi cho nhân dân đi lại, lưu thông hàng hoá nông sản.
- Thủy lợi:
+ Đê điều: Các tuyến đê thuộc địa phận Hạ Hoà gồm: Đê tả sông Thao từ
Hậu Bổng đến Vụ Cầu dài 32,5km; đê hữu sông Thao từ Hiền Lương đến Minh Côi dài 23,2km; đê hữu ngòi Lao dài 9,5km.
+ Hồđập: Toàn huyện hiện có 98 hồ chứa lớn, vừa và nhỏ, trong đó 3 hồ chứa lớn có diện tích mặt thoáng từ 100ha đến 200ha là hồ Ngòi Vần, hồ Ao Châu, hồĐồng Phai, còn lại các hồ, đập giữ nước vừa và nhỏ có diện tích mặt thoáng dưới 100ha.
+ Trạm bơm: Tổng số có 17 trạm bơm điện công xuất từ 250 đến 500 m3/giờ, gồm 16 trạm bơm tưới và 1 trạm bơm tiêu.
+ Kênh mương: Hệ thống kênh mương đảm bảo tưới tiêu trên địa bàn có tổng chiều dài 427,8km, gồm: các tuyến kênh chính chiều dài 168,8km, đảm bảo tưới cho 3308ha; các tuyến kênh nhánh N1 chiều dài 152,4km đảm bảo tưới cho 1819ha; các tuyến kênh nhánh N2 chiều dài 106,6km, đảm bảo tưới cho 1382ha.
- Năng lượng:
Mạng lưới điện trên địa bàn huyện hiện có hệ thống đường dây cao thế, trung thế, hạ thế và 140 trạm biến áp các loại, đang từng bước được cải tạo nâng cấp, thay thế, xây dựng mới. Những năm vừa qua ngành điện đã tập trung đầu tư các công trình trọng điểm về lưới điện, đến nay 100% xã có điện lưới quốc gia, 100% các khu dân cư có điện lưới, điện năng cung cấp đạt trên 500 KWh/người/năm.
- Bưu chính viễn thông:
Hệ thống Bưu chính viễn thông của huyện trong những năm qua đã từng bước phát triển. Đến nay trên địa bàn có 1 bưu điện huyện, 33/33 xã đã có bưu điện văn hoá xã. Hoạt động của hệ thống bưu điện đã hình thành mạng lưới trao đổi thông tin rộng khắp, trong đó đáng kể nhất là sự xuất hiện của mạng lưới internet tới các điểm bưu điện cấp xã. Số máy điện thoại cố định toàn huyện hiện có là 17614 máy, bình quân số máy điện thoại đạt 35 máy/100 dân (điện thoại cố định). Hiện nay sóng di động với các dịch vụ cung cấp của VNPT, Viettel… đã được phủ
e. Văn hóa – xã hội:
- Công tác văn hóa
Hoạt động văn hoá truyền thống, tín ngưỡng được phát huy dưới nhiều hình thức hợp lý, với sự tham gia nhiệt tình của nhân dân với những nét văn hoá rất đặc trưng.