Nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí kiểu OHC và công nghệ

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy trình chăm sóc bảo dưỡng và những hư hỏng thường gặp của động cơ trên các dòng xe ô tô mitsubishi (Trang 61 - 66)

sử dụng trên các dòng xe nhƣ Mirage, Grandis và Pajero Sprot.

3.2.2.1.2 Nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí kiểu OHC và công nghệ MIVEC MIVEC

a/ nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí OHC

Động cơ OHC Hình 3.10

Khi động cơ hoạt động, trục khuỷu quay , qua cơ cấu dẫn động đai răng làm quay trục cam và vấu cam quay.

- Khi vấu cam quay từ vị trí thấp nhất đến cao nhất. Vấu cam tác dụng lực đẩy con đội. Làm con đội đi xuống đẩy xupáp đi xuống và mở xupáp.

- Khi vấu cam quay từ vị trí cao nhất đến vị trí thấp nhất. Khi đó lực đàn hồi của lò xo sẽ kéo xupáp đóng lại và đồng thời đẩy con đội đi lên làm cho con đội luôn tì vào vấu cam. Thực hiện hành trình đóng của xupáp.

b/ Công nghệ MIVEC

Mitsubishi bắt đầu sản xuất động cơ ứng dụng công nghệ MIVEC ( Mitsubishi Innovative Valve Timing Electronic Control System) vào năm 1993. Thời điểm đó, MIVEC đứng đầu trong top những công nghệ giúp tiết kiệm nhiên liệu khi tiêu thụ khoảng 16km cho 1 lít xăng khi di chuyển trong thành phố ( khoảng 6.26 lít/100km) Đây là một trong những công nghệ đầu tiên trong các giải pháp nhằm nâng cao công suất và bảo vệ môi trƣờng bằng cách tác động vào hệ thống nạp nhiên liệu.

Động cơ MIVEC Hình 3.11

Công nghệ MIVEC sử dụng các biên dạng cam khác nhau để mở xupáp nạp theo hai chế độ động cơ: tốc độ thấp và tốc độ cao, giúp nâng cao hơn công suất lớn nhất và tăng mô men xoắn trong các chế độ làm việc của động cơ. Khi động cơ hoạt động ở số vòng quay thấp, MIVEC sẻ chọn biên dạng cam nhỏ và cung cấp hổn hợp cháy ổn định ít khí xả. Khi bƣớm ga đƣợc mở rộng, tốc độ động cơ tăng lên, MIVEC sẻ cho phép tăng thời gian và hành trình mở của xupáp nạp, vì vậy nó sẻ cung cấp cho động cơ công suất và mô men lớn hơn hẳn so với động cơ không sử dụng công nghệ này.

Điểm đặt biệt của công nghệ MIVEC là việc bố trí trê trục cam với ba biên dạng cam có kích thƣớc khác nhau. Biên dạng cam lớn nhất đặt ở giửa hai biên dạng cam nhỏ và trung bình đặt ở hai bên, mặt dù có ba biên dạng cam nhƣ vậy nhƣng chỉ tạo ra hai chế độ động cơ: Chế độ tốc độ thấp, sử dụng biên dạng cam nhỏ và trung bình và chế độ tốc độ cao sử dụng biên dạng cam lớn. Ở chế độ tốc độ thấp, các xupáp nạp đƣợc dẩn động bởi hai biên dạng cam nhỏ và trung bình và sẻ đƣợc điều khiển độc lập bởi hai cò mổ riêng biệt, còn biên dạng cam lớn này đƣợc dẩn động trực tiếp bởi cần chử T, cần này sẻ điều khiển cả thời gian và khoản cách mở của cả hai xupáp nạp khi động cơ chạy ở chế độ tốc độ cao.

Bố trí dẩn động Xupáp Hình 3.12

Khi động cơ chạy ở chế độ tốc độ thấp, cần chử T vẩn kết nối với biên dạng cam lớn, nhƣng lúc này chỉ chuyển động tự do và không tiếp xúc với cò mổ của xupáp nạp. Khi đó vấu cam nhỏ và trung bình đƣợc dẩn động từ trục cam sẻ điều khiển khoản nâng và thời điểm mở thích hợp cho xupáp nạp. Bên trong cò mổ có các pít tông đƣợc

nén lại nhờ các lò xo, khi đó cần chử T chuyển động tự do và không điều khiển các cò mổ. Ngoài ra, việc sử dụng hai biên dạng cam khác nhau để mở xupáp nạp khi ở chế độ tốc độ thấp giúp tạo ra dòng xoáy lóc cho dòng khí nạp đi vào bên trong xilanh làm quá trình cháy ổn định và giảm lƣợng khí thải.

Cấu trúc của hệ thống Hình 3.13

Khi động cơ ở chế độ tốc độ cao: MIVEC sẻ điều khiển van dầu làm tăng áp suất dầu tới pít tông, khiến cho pít tông đƣợc nâng lên và tiếp xúc với cần chử T, khi đó biên dạng cam lớn thông qua cần chử T tác dụng vào cả hai cò mổ và điều khiển

đóng mở xupáp nạp. Nhờ biên dạng cam lớn hơn nên sẻ tăng thời gian và độ mở của xupáp nạp, vì vậy làm tăng công suất và mô men của động cơ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy trình chăm sóc bảo dưỡng và những hư hỏng thường gặp của động cơ trên các dòng xe ô tô mitsubishi (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)