Trong quá trình sử dụng nhóm bit tông có thể bị các hƣ hỏng nhƣ sau :
Đỉnh pít tông bị cháy hoặc chảy do quá trình cháy trong động cơ không bính thƣờng nhƣ cháy kích nổ hoặc cháy sớm kéo dài.
Xéc măng bị kẹt cứng trong rảnh xéc măng do đầu pít tông bị biến dạng do quá nóng.
Thân pít tông bị xƣớc thành các vệt dọc. Nguyên nhân có thể do thiếu dầu bôi trơn, do chốt pít tông bị kẹt hoặc do hiện tƣợng bó pít tông trong xilanh.
Bệ chốt bị vở. Nguyên nhân có thể là móng hảm chốt hỏng làm chốt di chuyển sang một bên hoặc do chốt pít tông lắp quá chặt.
Pít tông bị nứt, vỡ ở phần thân do quá tải.
Xéc măng là chi tiết chịu mài mòn nhất trong động cơ. Sự mài mòn xảy ra ỏ cả mặt lƣng do ma sát với thành xilanh và ỏ hai mặt đầu do va đập với mặt rảnh trên pít tông, nhƣng sự mài mòn ở mặt lƣng là chủ yếu. Bên cạnh đó, xéc măng còn chịu nhiệt độ cao, đặt biệt là xéc măng khí đầu tiên, nên tính đàn hồi của xéc măng có thể bị giảm trong quá trình làm việc. Do vừa bị mòn vừa giảm tính đàn hồi nên khả năng bao kín của xéc măng giảm gây lọt khí vào trong xilanh và dầu lên buồng cháy, làm giảm công suất động cơ, tăng tiêu hao dầu và giảm độ bền của các chi tiết pít tông xéc măng và xilanh. Khi trong khí nạp và dầu bôi trơn có lẩn bụi bẩn cũng sẻ làm cho xéc măng mau mòn. Trong quá trình làm việc xéc măng còn có thể bị xoay do thanh truyền bị cong hoặc xoắn. Khi xéc măng bị xoay làm cho nó bị mòn mau hơn, nếu nhƣ khi xoay miệng của các xéc măng trùng nhau sẻ làm giảm khả năng bao kín của nó.
Trên động cơ ô tô hiện nay chốt pít tông đƣợc lắp tự do với bạc đầu nhỏ thanh truyền và lổ trên bệ pít tông. Vì vậy, trong quá trình làm việc chốt pít tông có thể bị mòn trên thân của nó do nó có thể tự xoay trên bệ chốt và trên bạc đầu nhỏ thanh truyền. Ngoài ra pít tông bị mòn không đều là do thanh truyền bị cong hoặc xoắn.