Bể ƣơng cá có thể là bể xi măng hoặc bể lót bạt (ao nổi lót bạt) đặt ngoài trời, diện tích 20-50m2
, sâu 0,8-1m.
Có thể sử dụng 2-3 bể để ƣơng với các cỡ cá khác nhau.
Hình 1. Bể lót bạt
Chuẩn bị bể đƣợc thực hiện nhƣ sau:
– Chà rửa bể bằng bàn chải và xà phòng.
– Phơi khô bể.
– Pha dung dịch chlorine 200ppm (200g/m3
): Dự kiến lƣợng nƣớc ngọt cần sử dụng để tạt ƣớt đều thành và đáy bể. Ví dụ: 100 lít = 0,1m3 . Tính lƣợng chlorine cần dùng: 200g/m3 x 0,1m3 = 20g Cân 20g chlorine. Cấp 100 lít nƣớc ngọt vào xô hay thùng nhựa lớn.
Cho 20g chlorine vào xô hay thùng, khuấy cho tan hoàn toàn.
– Sát trùng bể bằng cách tạt dung dịch chlorine ƣớt đều khắp bể vào buổi chiều tối.
– Phơi bể 2-3 ngày để clo dƣ đƣợc phân hủy hết.
2. Cấp nƣớc, gây màu 2.1. Cấp nƣớc Cấp nƣớc vào bể đến mức 0,8- 1m Nƣớc cấp vào bể là nƣớc đã đƣợc xử lý để lắng, sát trùng (bài MĐ 01-05. Chuẩn bị nƣớc nuôi cá). Hình 3. Cấp nước vào bể 2.2. Gây màu nƣớc
Cá bống tƣợng giống không còn sử dụng tảo hoặc động vật phiêu sinh để làm thức ăn.
Tuy nhiên, gây màu nƣớc trong bể nhằm:
– Tạo lớp “màn che” bên trên, giúp cá bống tƣợng không bị căng thẳng (stress).
– Hạn chế tầm nhìn của cá, giảm ăn nhau, gỉảm hao hụt trong quá trình ƣơng.
Có thể gây màu nƣớc trực tiếp trong bể hoặc gây màu nƣớc trong ao nuôi cá rô phi rồi cấp nƣớc ao nuôi cá rô phi vào bể.
2.2.1. Gây màu nƣớc trong bể
Cách thực hiện:
– Tính lƣợng phân vô cơ (urea, DAP) cần dùng. Liều lƣợng sử dụng là: 0,2-0,3kg/100m2
Ví dụ: Bể có diện tích 50m2, liều lƣợng phân urea sử dụng là 0,3kg/100m2
Lƣợng phân cần dùng là: 0,3kg x 50m2
/100m2 = 0,15kg = 150g
– Cân lƣợng phân cần dùng
– Hòa tan hoàn toàn phân trong nƣớc ngọt
– Tạt phân đều khắp bể
2.2.2. Gây màu nƣớc trong bể nuôi cá rô phi
Cách thực hiện:
– Vệ sinh bể nhựa hoặc xi măng (1-3m3) hay bể lót bạt nhƣ bể ƣơng cá bống tƣợng.
– Cấp nƣớc đã xử lý vào bể.
– Thả 5-20 cặp cá rô phi vào bể.
– Cho cá ăn thức ăn viên của cá rô phi.
– Chờ đến khi nƣớc trong bể ƣơng có màu xanh lá thì cấp nƣớc này sang bể ƣơng cá bống tƣợng.
– Bổ sung phân vô cơ vào bể để thúc đẩy nhanh quá trình lên màu nƣớc. Cách thực hiện nhƣ gây màu nƣớc trong bể ƣơng.
3. Thả cá
Thả cá vào bể thực hiện nhƣ mục 6. Xử lý cá giống trƣớc khi thả và mục 7.1. Thả cá vào ao của bài 2. Vận chuyển và thả cá giống.
Mật độ thả cá khoảng 75-150 con/m2
nếu bể đƣợc sục khí hoặc 50-100 con/m2 nếu bể không đƣợc sục khí.
4. Chăm sóc, quản lý bể
4.1. Cho ăn
Cho cá ăn đƣợc thực hiện nhƣ ở bài 3. Cho cá ăn
4.2. Kiểm tra, san bể
Kiểm tra, san bể là biện pháp kỹ thuật đƣợc thực hiện thƣờng xuyên trong bể ƣơng để đàn cá trong cùng một bể cùng cỡ, phát triển đồng đều, hạn chế hao hụt do ăn nhau. Biện pháp này thực hiện trong bể sẽ thuận lợi và mang lại hiệu quả cao hơn so với thực hiện trong ao.
Kiểm tra, san bể đƣợc thực hiện thƣờng xuyên bằng cách thu và quan sát cá trong các sàng ăn khi kiểm tra sàng sau cữ cho ăn. Các con cá nhỏ hoặc lớn hơn cỡ cá trung bình trong bể sẽ đƣợc chuyển vào các bể có cỡ cá thích hợp.
Kiểm tra, san bể đƣợc thực hiện định kỳ 7-10 ngày/lần dùng lƣới kéo bắt cá trong bể, cho vào thau. Vớt các con cá nhỏ hoặc lớn hơn cỡ cá trung bình trong bể vào các bể thích hợp.
4.3. Thay nƣớc
Thay nƣớc hàng ngày 10-20% hoặc mỗi tuần một lần với khoảng 25-30% lƣợng nƣớc trong bể.
Nƣớc cấp vào bể phải đƣợc xử lý để lắng, sát trùng (bài MĐ 01-05. Chuẩn bị nƣớc nuôi cá).