4. Cho cá ăn
4.3. Kiểm tra, vệ sinh sàng ăn
– Kiểm tra sàng
Kiểm tra sàng sau khi cho cá ăn khoảng 1 giờ.
Đếm số sàng còn, số sàng hết thức ăn, vị trí đặt sàng, tình trạng cá trong sàng.
Ƣớc lƣợng thức ăn còn thừa trong các sàng.
Hình 3.3.15. Kiểm tra sàng ăn
Kết luận:
Cho ăn thiếu nếu các sàng không còn thức ăn.
Cho ăn thừa nếu khoảng 2/3 số sàng còn thừa nhiều thức ăn.
– Ghi nhật ký cho ăn
Ghi vào nhật ký cho ăn các thông tin: Lƣợng thức ăn trong lần cho ăn.
Lƣợng chất bổ sung sử dụng trong lần cho ăn.
Tỷ lệ % thức ăn thừa so với lƣợng thức ăn cho xuống ao.
– Vệ sinh sàng ăn
Loại bỏ thức ăn thừa trong sàng.
Chà rửa sạch sàng ăn bằng bàn chải nhựa, phơi khô.
Sát trùng sàng ăn định kỳ 1 tuần/lần bằng cách ngâm trong bể formol hay chlorine 100ppm (100ml formol hay 100g chlorine trong 1m3 nƣớc) khoảng 1-2 giờ. Rửa sạch, phơi khô.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi
Trình bày phƣơng pháp cho cá ăn theo “bốn đúng”: đúng chất lƣợng, đúng số lƣợng, đúng thời gian và đúng vị trí.
2. Các bài thực hành
2.1. Bài thực hành 3.3.1. Xử lý trùn chỉ bằng formol
– Mục tiêu:
Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bƣớc công việc xử lý trùn chỉ bằng formol đúng kỹ thuật trƣớc khi cho cá bống tƣợng ăn.
– Nguồn lực: cho mỗi nhóm
+ Trùn chỉ 100-200g
+ Xô hoặc thau 10-20 lít 01 cái
+ Dây sục khí 01 dây
+ Ống tiêm 5-10ml 01 cái
+ Formol 01 chai
– Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên.
– Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập:
Các nhóm thực hiện bài tập đã đƣợc hƣớng dẫn tại mục 3.1. Chuẩn bị thức ăn sống, theo các bƣớc:
+ Pha dung dịch formol 100-200ppm + Ngâm trùn chỉ bằng dung dịch formol.
– Thời gian hoàn thành: 2 giờ
– Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Dung dịch formol đƣợc pha đúng nồng độ.
Trùn chỉ đƣợc xử lý đúng kỹ thuật.
2.2. Bài thực hành 3.3.2. Kiểm tra chất lƣợng thức ăn viên
– Mục tiêu:
– Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bƣớc công việc kiểm tra chất lƣợng thức ăn viên cho cá bống tƣợng ăn.
– Nguồn lực: cho mỗi nhóm
+ Kho chứa thức ăn của các cơ sở nuôi cá hoặc cơ sở kinh doanh thức ăn cá.
+ Đĩa thủy tinh trắng trong hoặc đĩa sứ trắng 1-2 cái
+ Thƣớc kẻ mm 01 cái
+ Cốc thủy tinh 100-200ml ` 1-2 cái + Đũa khuấy gỗ hay thủy tinh 1-2 cái + Sàng có lỗ nhỏ hơn kích thƣớc hạt 01 cái + Bao bì của các loại thức ăn 2-4 cái
– Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên.
– Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Thực hành tại kho
Các nhóm học viên vào kho, quan sát kho và cách sắp xếp bao thức ăn trong kho, đối chiếu với yêu cầu ở mục d. Bảo quản. Ghi nhận xét
Quan sát và đọc các thông tin trên bao thức ăn, đối chiếu với yêu cầu về Nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn ở mục c. Bao gói, ghi nhãn. Ghi nhận xét.
Lấy mẫu thức ăn theo hƣớng dẫn ở Bƣớc 1. Lấy mẫu của mục e. Kiểm tra thức ăn viên.
Thực hành các nội dung tiếp theo ở tại kho hoặc tại lớp học
Kiểm tra chỉ tiêu cảm quan của mẫu thức ăn theo hƣớng dẫn ở Bƣớc 2. Thử chỉ tiêu cảm quan của mục e. Kiểm tra thức ăn viên. Ghi kết quả
Đo chiều dài và đƣờng kính của mẫu thức ăn theo hƣớng dẫn ở Bƣớc 3. Đo kích cỡ của mục e. Kiểm tra thức ăn viên. Ghi kết quả
Kiểm tra thời gian tan rã của mẫu thức ăn theo hƣớng dẫn ở Bƣớc 4. Thử độ bền trong nƣớc của thức ăn viên của mục e. Kiểm tra thức ăn viên. Ghi kết quả
Kiểm tra tỷ lệ vụn nát của mẫu thức ăn theo hƣớng dẫn ở Bƣớc 5. Thử tỷ lệ vụn nát của mục e. Kiểm tra thức ăn viên. Ghi kết quả.
– Thời gian hoàn thành: 8 giờ
– Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành:
Bài báo cáo có nêu quá trình thực hiện, kết quả kiểm tra và nhận xét, đánh giá về chất lƣợng thức ăn và bảo quản thức ăn trong kho.
2.3. Bài thực hành 3.3.3. Tính lƣợng thức ăn trong ngày cho ao nuôi cá bống tƣợng
– Mục tiêu:
Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bƣớc công việc tính thức ăn cho cá bống tƣợng ăn.
– Nguồn lực: cho mỗi nhóm
+ Sổ nhật ký nuôi của ao cá bống tƣợng của hộ gia đình hay doanh nghiệp.
+ Máy tính cá nhân 01 cái
+ Giấy, bút
– Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên.
– Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập:
Dựa vào số liệu về cỡ cá ghi trong nhật ký, xác định khẩu phần thức ăn cho cá trong ao.
Dựa vào số liệu về số lƣợng, cỡ cá trong ao, khẩu phần thức ăn cho cá, tính lƣợng thức ăn cho ao cá.
So sánh với số liệu về lƣợng thức ăn thực tế cho ao cá và nhận xét.
– Thời gian hoàn thành: 2 giờ
– Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Bài báo cáo có nêu kết quả tính lƣợng thức ăn và nhận xét.
2.4. Bài thực hành 3.3.4. Thực hành cho cá ăn trong ao (bè)
– Mục tiêu:
Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bƣớc công việc cho cá bống tƣợng ăn.
– Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Ao (bè) nuôi cá bống tƣợng
+ Xô (thau) nhựa lớn 01 cái
+ Sàng ăn tùy theo diện tích ao
+ Cân đồng hồ 10-30kg 01 cái
+ Thức ăn cá tƣơi lƣợng cho ăn trong ngày của ao
– Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên.
– Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập:
Các nhóm thực hiện bài tập đã đƣợc hƣớng dẫn tại mục 4.1. Cho cá trong ao ăn, theo các bƣớc:
+ Đọc từ sổ số liệu (nhật ký ao nuôi) để xác định cỡ cá, số cá hiện có trong ao, khẩu phần ăn của cá trong ngày thực hành.
+ Tính lƣợng thức ăn cho ăn trong ngày và mỗi lần cho ăn và lƣợng thức ăn cho vào sàng.
+ Quan sát ao, xác định tình trạng cá, điều kiện môi trƣờng, thời tiết
+ Xác định lƣợng thức ăn thực tế trong lần thực hành (có thể chọn lần cho ăn buổi sáng)
+ Cân, cắt nhỏ thức ăn, cho vào các sàng và cho sàng xuống ao,
+ Kiểm tra sàng và nhận định về mức độ sử dụng (thừa, thiếu) thức ăn của cá.nhƣ hƣớng dẫn ở mục 4.3. Kiểm tra, vệ sinh sàng ăn.
– Thời gian hoàn thành: 4 giờ
– Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Thức ăn đƣợc xử lý đúng kỹ thuật.
Cá ăn đủ thức ăn.
C. Ghi nhớ
– Cho cá ăn 2-3 lần/ngày.
– Khẩu phần ăn giảm dần về cuối vụ.
– Quan sát hoạt động bắt mồi của cá, theo dõi mức tiêu thụ thức ăn cũng nhƣ tình hình tăng trƣởng để điều chỉnh lƣợng thức ăn cho hợp lý, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu thức ăn.
– Thức ăn của cá phải đảm bảo không chứa các loại hóa chất hay thuốc kháng sinh đã bị cấm.
Bài 4. KIỂM TRA CÁ Mã bài: MĐ 03-04
Trong quá trình nuôi, việc kiểm tra thƣờng xuyên và định kỳ hàng tháng cá trong ao, bè là rất cần thiết nhằm xác định khối lƣợng trung bình (kích cỡ) của cá,tình trạng sức khỏe đàn cá để có sự điều chỉnh thức ăn hàng ngày và áp dụng các biện pháp xử lý kỹ thuật giúp cá tăng trƣởng nhanh, hao hụt ít.
Mục tiêu:
- Quan sát, đánh giá đƣợc sức khỏe hàng ngày của cá trong ao, bè nuôi; - Kiểm tra, đánh giá đƣợc mức độ tăng trƣởng của cá theo thời gian nuôi; - Thực hiện đƣợc san cá lớn không đều, cá bệnh.
A. Nội dung