4. Cho cá ăn
4.2. Cho cá trong bè ăn
Các bƣớc thực hiện
– Tính lƣợng thức ăn trong ngày
Nhƣ tính lƣợng thức ăn cho cá trong ao
– Tính lƣợng thức ăn trong lần cho ăn Nhƣ tính lƣợng thức ăn cho cá trong ao
– Kiểm tra sổ nhật ký nuôi, ghi nhận: Ghi nhận giờ nƣớc lớn, ròng trong ngày Tình hình thời tiết trong ngày
Biến động của các yếu tố môi trƣờng nƣớc khu vực đặt bè nuôi. Các biện pháp xử lý trong bè
Tình trạng sức khỏe đàn cá
Tình trạng ăn của cá ở lần cho ăn trƣớc.
– Xác định lƣợng thức ăn dự kiến cho ăn
Lƣợng thức ăn dự kiến cho ăn thƣờng ít hơn lƣợng thức ăn tính toán do ảnh hƣởng của thời tiết, môi trƣờng nƣớc, sức khỏe đàn cá, thức ăn thừa của lần cho ăn trƣớc.
Xác định loại, lƣợng chất bổ sung (vitamin, khoáng, thuốc...) cần thiết theo hƣớng dẫn.
– Xác định thời điểm cho ăn
Cho cá ăn lúc nƣớc lớn để kích thích tính bắt mồi của cá.
– Cân và chuẩn bị thức ăn Cân, chuẩn bị thức ăn.
Trộn chất bổ sung vào thức ăn viên trƣớc khi cho ăn khoảng 1 giờ.
– Cho thức ăn vào bè
Cho thức ăn từ từ vào bè ở nhiều vị trí để toàn bộ cá đều đƣợc ăn và lƣợng thức ăn đƣợc sử dụng hết, không gây lãng phí và ô nhiễm môi trƣờng.
– Kiểm tra và vệ sinh sàn bè
Lặn vào bè để kiểm tra lƣợng thức ăn thừa ở đáy bè khi nƣớc bắt đầu xuống (nƣớc ròng).
Gom dọn thức ăn thừa, đƣa ra khỏi bè. Ƣớc lƣợng thức ăn thừa.
Kết luận:
Cho ăn thiếu thức ăn nếu ở sàn bè không có thức ăn thừa khi kiểm tra. Cho ăn đủ thức ăn nếu ở sàn bè có một ít thức ăn thừa.
Cho ăn thừa thức ăn nếu ở sàn bè có nhiều thức ăn thừa.
– Ghi nhật ký cho ăn
Ghi vào nhật ký cho ăn các thông tin: Lƣợng thức ăn trong lần cho ăn.
Lƣợng chất bổ sung sử dụng trong lần cho ăn.
Tỷ lệ % thức ăn thừa so với lƣợng thức ăn cho vào bè.