3. Chuẩn bị thức ăn
3.3. Chuẩn bị thức ăn viên
3.3.1. Kiểm tra chất lƣợng
Chất lƣợng thức ăn, bao bì và cách bảo quản thức ăn nuôi cá phải đúng theo quy định. Các thông tin trên bao bì và cách bảo quản góp phần vào việc chọn loại thức ăn nuôi cá phù hợp.
a. Chỉ tiêu cảm quan
Thức ăn viên cần đảm bảo các yêu cầu quy định ở bảng 3.3.1 Bảng 3.3.1. Chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên
TT Chỉ tiêu Yêu cầu
1 Hình dạng bên ngoài
Viên hình trụ (hoặc mảnh) đều nhau, bề mặt mịn, kích cỡ theo đúng số hiệu của từng loại thức ăn quy định.
2 Màu sắc Nâu vàng đến nâu, đặc trƣng của nguyên liệu phối chế.
3 Mùi vị Ðặc trƣng của nguyên liệu phối chế, không có mùi mốc và mùi lạ khác.
4 Tỷ lệ vụn nát Không lớn hơn 2%
5 Độ bền Không nhỏ hơn 1 giờ quan sát
Thức ăn viên cho cá không bị mốc, không phối trộn các loại kháng sinh và hóa chất đã bị cấm sử dụng (Bảng 3.3.2)
Bảng 3.3.2. Chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn viên
TT Chỉ tiêu Yêu cầu
1 Côn trùng sống Không cho phép
2 Vi khuẩn gây bệnh (Salmonella) Không cho phép 3 Nấm mốc độc (Aspergillus flavus) Không cho phép
4 Chất độc hại (Aflatoxin) Không cho phép
5 Thức ăn không chứa các chất bị cấm sử dụng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
c. Bao gói, ghi nhãn
Thức ăn phải đƣợc đóng gói trong các loại bao PE hoặc bao PP hoặc bao giấy 3 lớp. Bao đựng thức ăn phải bền, kín, không rách, đã đƣợc tẩy trùng.
Nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn:
Tên hàng hoá, số công bố tiêu chuẩn chất lƣợng;
Tên và địa chỉ của cơ sở chịu trách nhiệm về hàng hóa; Khối lƣợng tịnh;
Thành phần cấu tạo (nguyên liệu chính đƣợc sử dụng);
Chỉ tiêu chất lƣợng chủ yếu (hàm lƣợng protein có khả năng tiêu hóa, chất béo thô, độ ẩm, chất xơ thô, hàm lƣợng khoáng ...);
Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản;
Hƣớng dẫn bảo quản, hƣớng dẫn sử dụng (lƣợng cho ăn, số lần cho ăn, và cách theo dõi lƣợng thức ăn hàng ngày);
Thức ăn dùng cho cá ở giai đoạn, kích cỡ nào;
Xuất xứ của hàng hoá (với thức ăn đƣợc nhập khẩu);
Cam kết: Thức ăn không chứa các chất bị cấm sử dụng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Thức ăn cho cá phải đƣợc bảo quản trong kho khô, sạch, thông thoáng, mát mẻ và đƣợc tẩy trùng.
Hình 3.3.7. Kho bảo quản thức ăn
– Thức ăn đƣợc để trên bục kê cao, cách mặt đất 20cm, chắc chắn, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp, mƣa hắt và gió.
Hình 3.3.8. Bảo quản thức ăn trên bục gỗ
– Kho phải có biện pháp chống chuột và côn trùng phá hoại.
– Lƣu ý hạn sử dụng của thức ăn (không quá 90 ngày) trong thời gian bảo quản.
e. Kiểm tra thức ăn viên
– Kiểm tra thức ăn là để biết thức ăn có đảm bảo chất lƣợng theo yêu cầu hay không.
– Các chỉ tiêu cần kiểm tra là độ bền của thức ăn viên, kích cỡ thức ăn và tỷ lệ vụn nát, tình trạng bao bì, bảo quản.
– Kết quả kiểm tra đƣợc so sánh với tiêu chuẩn thức ăn để đánh giá chất lƣợng thức ăn.
Cách thử thức ăn Bƣớc 1. Lấy mẫu
– Lấy ngẫu nhiên từ 3 bao ở 3 vị trí khác nhau của lô hàng. Ở mỗi bao, lấy ở 3 vị trí khác nhau, khoảng 50 - 100g/mẫu.
– Trộn các mẫu lại, đƣợc mẫu chung.
– Lấy từ mẫu chung ra các mẫu thử để kiểm tra các chỉ tiêu.
– Bƣớc 2. Thử chỉ tiêu cảm quan
– Lấy khoảng 50-100g thức ăn viên từ mẩu chung cho vào đĩa thuỷ tinh trắng trong hoặc đĩa sứ trắng.
– Đƣa đĩa thức ăn ra nơi có đầy đủ ánh sáng tự nhiên để quan sát hình dạng viên thức ăn. Nếu hơn 90% viên thức ăn có hình dạng đồng nhất là đạt.
– Quan sát bề mặt của các viên thức ăn. Nếu hơn 90% viên thức ăn có bề mặt mịn là đạt.
– Quan sát độ đồng đều của các viên thức ăn. Nếu hơn 90% viên thức ăn đều cỡ là đạt.
– Quan sát màu sắc của mẫu thức ăn.
Nếu mẫu thức ăn có màu nâu vàng đến nâu đồng nhất, đặc trƣng của nguyên liệu phối chế, không có màu lạ (vàng, đen, đỏ, xanh của nấm mốc) là đạt.
– Đƣa đĩa thức ăn ra nơi thông thoáng, không có gió lùa, không có mùi lạ.
– Đặt đĩa thức ăn gần mũi ngƣời kiểm tra (không uống rƣợu, hút thuốc, xức dầu, nƣớc hoa)
– Dùng tay phẩy nhẹ phía trên khối thức ăn về phía ngƣời kiểm tra.
– Cảm nhận mùi khối thức ăn bằng mũi.
Khối thức ăn có mùi đặc trƣng của nguyên liệu phối chế, không có mùi mốc và mùi lạ là đạt.
Bƣớc 3. Đo kích cỡ
Dùng thƣớc kẻ để đo đƣờng kính và chiều dài viên thức ăn Tiến hành đo đƣờng kính và chiều dài viên thức ăn nhƣ sau:
– Lấy ngẫu nhiên 10-20 viên thức ăn từ mẫu chung.
– Đo lần lƣợt chiều dài và đƣờng kính từng viên thức ăn theo hƣớng dẫn trên, ghi số liệu.
– Thống kê các số liệu.
Nếu đo 10 viên, chỉ có 1 hoặc không có viên thức ăn nào có đƣờng kính hoặc chiều dài sai hơn quy định là đạt.
Nếu đo 20 viên, chỉ có 1-2 viên sai hơn quy định là đạt. Bƣớc 4. Thử độ bền trong nƣớc của thức ăn viên
– Chuẩn bị dụng cụ:
Cốc thủy tinh dùng để chứa nƣớc ngâm thức ăn. Đũa dùng để khuấy thức ăn viên ngâm trong cốc. Cho nƣớc trong, sạch vào đến khoảng ½ cốc.
– Lấy khoảng 5g thức ăn viên cho vào cốc thủy tinh chứa nƣớc trong, để yên trong vài phút.
– Khuấy nhẹ khối thức ăn trong ly một vòng, 15 phút/lần
– Quan sát các viên thức ăn.
Nếu viên thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng và có thể cầm nhẹ lên mà không bị vỡ nát là thức ăn chƣa bị rã.
Độ bền của viên thức ăn đƣợc tính bằng số giờ quan sát từ khi thả thức ăn vào cốc thủy tinh chứa nƣớc cho đến khi hầu hết các viên thức ăn bắt đầu tan rã. Độ bền không nhỏ hơn 1 giờ quan sát là đạt.
Bƣớc 5. Thử tỷ lệ vụn nát
Thực hiện bằng phƣơng pháp sàng nhƣ sau:
– Cân lƣợng mẫu chung còn lại
– Sàng lƣợng thức ăn viên với sàng có lỗ nhỏ hơn kích thƣớc hạt
– Cân lƣợng thức ăn vụn lọt qua lỗ sàng
– Tính tỷ lệ vụn nát của thức ăn viên nhƣ sau:
Tỷ lệ vụn nát (%) = Khối lƣợng thức ăn vụn x 100 Khối lƣợng mẫu thức ăn Nếu tỷ lệ vụn nát nhỏ hơn 2% là đạt.
Ví dụ: sàng 1kg thức ăn viên, lƣợng vụn nát cân đƣợc ít hơn 20g là đạt.
f. Trộn thức ăn viên với chất bổ sung
Khi cần đƣa thức ăn bổ sung, các hoạt chất hoặc thuốc trị bệnh vào cơ thể cá, thƣờng trộn chúng với thức ăn viên và “áo” viên thức ăn bằng dầu mực.
– Cân lƣợng thức ăn viên cần cho ăn trong cữ, chứa vào thau có độ lớn phù hợp.
Cân thức ăn
– Cân các thành phần cần bổ sung theo liều lƣợng yêu cầu hoặc hƣớng dẫn ghi trên bao bì.
Cân thành phần bổ sung
– Hòa các thành phần bổ sung với một lƣợng nƣớc ngọt đủ để thấm ƣớt đều thức ăn
– Khuấy hỗn hợp chất bổ sung và nƣớc để chất bổ sung tan hoặc phân tán đều trong nƣớc.
Khuấy hỗn hợp chất bổ sung và nƣớc
– Rƣới hoặc dùng bình xịt phun hỗn hợp nƣớc này vào thức ăn
Rƣới chất bổ sung vào thức ăn
– Trộn đều, để vài phút cho bề mặt viên thức ăn ráo lại
- Đong lƣợng dầu mực cần dùng theo hƣớng dẫn ghi trên bao bì
Đong dầu mực
- Rƣới dầu mực vào khối thức ăn
- Trộn đều tay cho đến khi các viên thức ăn đƣợc bao bọc, “bóng” đều bởi lớp dầu mực.
- Để yên khoảng 30 phút trƣớc khi
cho ăn Rƣới dầu mực vào thức ăn
Hình 3.3.9. Các bước trộn chất bổ sung vào thức ăn viên
g. Phối trộn thức ăn viên với thức ăn tƣơi
Phối trộn thức ăn viên với trùn quế, cá tƣơi, ruốc…nhằm:
– Tập cho cá bống tƣợng làm quen với thức ăn viên, dần thay thế thức ăn tƣơi, góp phần chủ động trong việc cung cấp thức ăn cho cá.
– Tăng hàm lƣợng đạm cho thức ăn của cá.
– Giảm lƣợng thức ăn tƣơi, giảm gây ô nhiễm môi trƣờng.
Dụng cụ để xay và định hình hỗn hợp thức ăn viên với thức ăn tƣơi là máy xay thịt.
Tùy theo lƣợng thức ăn, có thể sử dụng loại máy quay tay hay máy vận hành bằng động cơ điện
Khi cá còn nhỏ, phối trộn thức ăn viên với trùn quế.
Khi cá lớn, phối trộn thức ăn viên với cá tƣơi.
Hình 3.3.10. Một số kiểu máy xay
Thực hiện:
- Làm nhỏ thức ăn tƣơi bằng cách cắt hay băm.
- Trộn đều thức ăn tƣơi và thức ăn viên.
- Kết dính và định hình hỗn hợp thức ăn bằng máy xay thịt.
Hình 3.3.11. Định hình hỗn hợp thức ăn