Bảng 2.1sau đây sẽ cho ta một cái nhìn tổng qua hơn các nghiên cứu trƣớc đây, có thể thấy phần lớn các bài nghiên cứu trong các giai đoạn trƣớc đây và hiện tại chỉ ra mối quan hệ nghịch biến giữa đòn bẩy tài chính và đầu tƣ. Tuy nhiên vẫn
có một số quan điểm trái chiều nhƣ János Kornai (1980), tác giả đƣa ra thuật ngữ
“ràng buộc ngân sách linh hoạt” – một hiện tƣợng thƣờng thấy trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Tình trạng này phát sinh khi các tổ chức kinh tế do nhà nƣớc sở hữu nhận đƣợc nhiều ƣu đãi trong quá trình hoạt động hơn các tổ chức khác. Chính nhờ
các ƣu đãi mà các tổ chức này có xu hƣớng sử dụng đòn bẩy để đầu tƣ không hiệu quả. Vấn đề này là do các doanh nghiệp có sở hữu nhà nƣớc nhờ “chính sách phụ mẫu” mà dễ dàng tiếp cận đƣợc các khoản vay với mức độ và lãi suất vay hấp dẫn. Thêm vào nữa là khi đứng trƣớc nguy cơ phá sản do hoạt động kém hiểu quả, các doanh nghiệp này lại một lần nữa đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ, cứu giúp để vƣợt qua khó khăn. Do đó, với tâm lý ít bị áp lực, thoải mái khi sử dụng đòn bẩy, các doanh nghiệp càng ít sử dụng đòn bẩy thì càng đầu tƣ nhiều để mở rộng quy mô, gia tăng giá trị công ty. Trƣờng hợp này phản ánh mối quan hệ giữa đòn bẩy và đầu tƣ là cùng chiều.
Cùng quan điểm này, McConenell và Servaes (1995) khi khảo sát một mẫu
lớn các doanh nghiệp phi tài chính trong những năm 1976, 1986, 1988 niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ (AMEX) và sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE). Trong từng năm tác giả chia mẫu làm hai nhóm: nhóm có cơ hội tăng trƣởng cao và nhóm có cơ hội tăng trƣởng thấp, tác giả cho thấy giá trị doanh nghiệp có tƣơng quan ngƣợc chiều với đòn bẩy tài chính đối với các doanh nghiệp có cơ hội tăng trƣởng cao (đại diện bởi chỉ số Tobin‟s Q cao), và có mối quan hệ cùng chiều đối với các doanh nghiệp có cơ hôi tăng trƣởng thấp (chỉ số Tobin‟s Q thấp). Kết quả này phù hợp với giả thuyết rằng đòn bẩy tạo ra đầu tƣ dƣới mức và làm giảm giá trị doanh nghiệp, cũng nhƣ giả thuyết đòn bẩy hạn chế đầu tƣ quá mức và gia tăng giá trị doanh nghiệp.
Opler và Titman (1994) sử dụng giá trị thị trƣờng của cổ phần và tăng trƣởng doanh thu nhƣ những biến đại diện cho sự hoạt động và tìm thấy một mối quan hệ giữa hoạt động công ty và khủng hoảng tài chính. Khi họ chia mẫu theo kích cỡ công ty, các tác giả này tìm ra rằng đòn bẩy lại có tác động cùng chiều lên tăng trƣởng doanh thu đối với các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính cao.
Ở Việt Nam, Nguyễn Thị Ngọc Trang và Trang Thúy Quyên (2013) nghiên
cứu mối quan hệ giữa sử dụng đòn bẩy và quyết định đầu tƣ cũng đƣa ra những kết quả hết sức khả quan. Bài nghiên cứu này sử dụng mẫu gồm 264 công ty niêm yết trƣớc năm 2010 trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM và Sở chứng khoán Hà Nội từ năm 2009 đến năm 2011. Mô hình ƣớc lƣợng của nghiên cứu này dựa trên
mô hình của các tác giả Mohun Prasadising Odit, Hemant B. Chittoo (2008), nhằm kiểm tra tác động của đòn bẩy lên đầu tƣ:
Ii,t / Ki, t-1 = (CFi,t / Ki, t-1) + β1Qi, t-1 + β2LEVi, t-1 +β3SALEi, t-1 + β4ROAi,t-1 + β5LIQi,t-1 + uit
Mô hình nghiên cứu của bài sử dụng dữ liệu bảng (panel data) đƣợc chia hồi quy theo 3 cách: pooling, random effect (hiệu ứng ngẫu nhiên) và fixed effect (hiệu ứng cố định). Kết quả nghiên cứu này cho thấy đòn bẩy có tác động thuận chiều lên đầu tƣ và nhóm công ty tăng trƣởng cao. Đa số các công ty trong mẫu đều có yếu tố sở hữu nhà nƣớc nên các công ty này thƣờng dễ nhận đƣợc các khoản vay mà không cần xét đến hiệu quả của việc sử dụng các khoản vay để đầu tƣ. Ngƣợc lại, đối với các công ty tăng trƣởng thấp thì đòn bẩy lại có tác động nghịch chiều lên đầu tƣ.