Hạn chế và hƣớng phát triển của đề tài

Một phần của tài liệu tác động của đòn bẩy tài chính lên đầu tư các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 73 - 74)

Hạn chế

Do hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng nhƣ số lƣợng doanh nghiệp trong mẫu, nên đề tài chỉ nghiên cứu đƣợc trong một giai đoạn tƣơng đối ngắn (2008 – 2014). Trong giai đoạn này thị trƣờng vẫn còn đang trải qua khủng hoảng nên chƣa phản ánh đƣợc tác động của đòn bẩy và các biến khác đến quyết định đầu tƣ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc nhập liệu bằng tay và xử lý số lƣợng dữ liệu cũng có thể dẫn đến một số sai sót chủ quan, do đó số lƣợng các nhân tố ảnh hƣởng đến đòn bẩy tài chính có ý nghĩa thống kê còn chƣa cao. Bài nghiên cứu đã chƣa kiểm tra tính bền vững (robustness test) về mối quan hệ giữa đòn bẩy và đầu tƣ của các doanh nghiệp phi tài chính so với tất cả các doanh nghiệp trên sàn.

Hƣớng phát triển

Những hạn chế trên cũng có thể mở ra một hƣớng nghiên cứu mới sau này. Tác giả hi vọng những nghiên cứu tiếp theo sẽ mở rộng nghiên cứu với mẫu lớn hơn và tiến hành kiểm tra tính bền vững.

Tác giả đã bỏ qua yếu tố sở hữu của nhà nƣớc trong nghiên cứu. Tuy nhiên, nếu thời gian nghiên cứu dài, việc tách mẫu thành những công ty có sở hữu nhà nƣớc và không có sở hữu nhà nƣớc cũng là một hƣớng tiếp theo.

Ngoài ra, trong quá trình phân tích tác giả cũng nhận thấy giá trị trung bình của tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản là 0.211, trong khi đó tỷ số tổng nợ phải trả trên tổng tài sản là 0.589, điều này cho thấy có một sự phụ thuộc đáng kể vào vốn vay ngắn hạn của các công ty ở Việt Nam. Vì vậy hƣớng mở cho các đề tài sau là hồi quy biến LEV thành hai biến LEV1, LEV2 theo hai cách tính để phân tích sâu hơn, làm rõ tác động của đòn bẩy tài chính theo cách tính tổng nợ/ tổng tài sản và nợ dài hạn/ tổng tài sản nhƣ thế nào đến đầu tƣ của công ty.

Tác giả cũng nhận thấy, các doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc vào dòng tiền nội bộ rất nhiều, vì vậy nghiên cứu tác động của dòng tiền lên đầu tƣ cũng là một hƣớng hấp dẫn. Các nghiên cứu sau này có thể thêm những biến khác đặc trƣng riêng nhƣ dòng tiền nội tại, tỷ suất sinh lợi của dự án, vốn hoạt động ròng, điều kiện

kinh tế vĩ mô… khi xem thị trƣờng tài chính và lãi suất nhƣ những nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và đầu tƣ, để phù hợp hơn cho tình hình phát triển kinh tế ở Việt Nam.

Xem xét các yếu tố đặc trƣng ngành, sàn giao dịch, loại đòn bẩy…để phân tích sâu hơn tác động của đòn bẩy đối với đầu tƣ.

Các nghiên cứu cũng có thể đi vào phân tích mối quan hệ giữa đòn bẩy và các quyết định tài chính khác (quyết định nguồn vốn, phân chia lợi nhuận…) để có cái nhìn tổng quan hơn trong các quyết định tài chính của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu tác động của đòn bẩy tài chính lên đầu tư các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)