Ngành chăn nuôi trên thế giới trong những năm qua đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong công tác nghiên cứu giống, thức ăn và chăm sóc nuôi dưỡng. Ở các nước phương đông ngành chăn nuôi lợn đã đạt được năng suất caọ
Ở các nước có nền chăn nuôi phát triển như: Mỹ, Canadạ... đã sử dụng các tổ hợp lai kinh tế phức tạp từ các giống lợn cao sản như Landrace, Yorkshire, Duroc, Hampshirẹ Các nước này thường dùng lợn nái lai 2 giống sau đó phối với lợn đực thứ 3 để sản xuất ra lợn thương phẩm như cặp lai đực Duroc x cái F1 (LR x Y) cũng có khi sử dụng lợn đực lai x lợn
nái lai để sản xuất ra lợn con nuôi thịt 4 máụ
VD: Đực F1 (Duroc X Landrace) x cái (Hampshire X Yorkshire)
Ở Châu Á: Trung Quốc là nước đứng đầu về sản xuất thịt lợn chiếm 40% tổng số đàn lợn trên thế giới: Từ 1986 - 1995 Trung Quốc thực hiện chương trình tập trung và quy hoạch sản xuất thịt lợn chất lượng caọ Từ kết quả chọn lọc và lai tạo, Trung Quốc đã tạo ra giống lợn trắng Hồ Bắc, đây là giống lợn nạc mới được lai tạo ra từ giống: Tung CHung - Largewhite và Landracẹ Giống lợn này có 5 dòng trong đó dòng 3 và dòng 4 có sức sản xuất cao, lợn vỗ béo tăng khối lượng 620g/ngày, tỷ lệ nạc 58- 62%, dày mỡ lưng 2,49 - 2,94cm, diện tích cơ thân 30,21 - 34,62cm, số lợn con trung bình/ ổ là 12,78 - 12,93 con
Với mục đích kích thích lợn nái động dục sớm tác giả Samol Legane went, 1995 [16] đã dùng phương pháp tiêm huyết thanh ngựa chửa (TTTNC) 1500 đv cho lợn nái có cách ly lợn con 12h/ngày vào lúc 21 - 22 ngày tuổi, kết quả 80% lợn nái động dục trong thời kỳ nuôi con, tỷ lệ thụ
thai là 82% đạt 9,6 – 9,8 con/ổ. Còn lô đối chứng không có con nào động dục trong thời gian tiết sữa (4 tuần tuổi),
Tác giả Dwane R. Zimmerman và cộng sự, 1992 [14] nghiên cứu những nhân tố gây ảnh hưởng đến động dục lần đầu của lợn hậu bị được sinh ra trong các mùa khác nhau trong năm. Bóng tối hoàn toàn làm chậm thành thục so với những biến động ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạọ
Joh’ và cộng sự, 1992 [15] đã nghiên cứu về tuổi phối giống lứa đầu thích hợp cho thấy nên để đến lần động dục lần thứ 3 mới cho phối giống lần đầu sẽ tăng mức độ rụng trứng. Những lợn nái hậu bị đến 9 tháng tuổi mà chưa thành thục về tính dục thì cần loại khỏi đàn giống. Việc quyết định phối giống vào kỳ động dục đầu tiên hay kỳ thứ 3 nên dựa vào nhiều yếu tố như giá cả, thức ăn, phương tiện, nhân lực... chứ không chỉ dựa riêng vào khả năng nâng cao mức độ rụng trứng. Ông cũng cho thấy là biện pháp xoa bóp bầu vú không những thúc đẩy sự phát triển bầu vú mà còn kích thích lợn cái động dục, nâng cao khả năng sinh sản.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu lợn nái Móng Cái nuôi tại Bắc Kạn, so sánh với đàn lợn nái Địa Phương nuôi tại cơ sở.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn Móng Cái và lợn địa phương
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Đề tài được tiến hành triển khai tại trạm nghiên cứu Đồn Đèn tỉnh Bắc Kạn.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/2014 đến tháng 5/2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- So sánh đặc điểm sinh lý sinh dục và khả năng sinh sản của lợn nái Móng Cái với lợn địa phương nuôi tại tỉnh Bắc Kạn.
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
3.4.1. phương pháp nghiên cứu
- Theo dõi các chỉ tiêu trực tiếp trên đàn lợn nái sinh sản tại trạm nghiên cứu Đồn Đèn. Theo sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
STT Diễn giải ĐVT Lô TN Lô ĐC
1. Số lợn nái theo dõi Con 10 10
2. Giống lợn nái Giống Móng Cái Địa Phương 3. Giống/loại lợn con (♂ Rừng x ♀ MC) (♂ Rừng x ♀ ĐP)
4. Lứa đẻ 3-4 3-4
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi
* Các chỉ tiêu về đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái - Chu kỳ động dục
- Khoảng cách lứa đẻ
* Các chỉ tiêu về số lượng đàn con - Số con đẻ ra trên lứa
- Số con còn sống sau 24giờ/ lứa - Số con còn sống đến 21 ngày - Số con song đến 30 ngày( cai sữa ) - Số con sống đến 56 ngày
* Các chỉ tiêu về khối lượng đàn con - Khối lượng sơ sinh/con
- Khối lượng 21 ngày tuổi/con - Khối lượng 30 ngày tuổi/con - Khối lượng 56 ngày tuổi/con * Các chỉ tiêu về sinh trưởng - Sinh trưởng tương đối - Sinh trưởng tuyệt đối * Các chỉ tiêu về kinh tế
- Tiêu tốn và chi phí thức ăn/1kg lúc cai sữa (30 ngày tuổi) - Tiêu tốn và chi phí thức ăn/ 1kg từ cai sữa đến 56 ngày tuổi
3.4.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
- Dựa vào số liệu cơ bản về đàn lợn của trạm nghiên cứu Đồn Đèn,cán
bộ phụ trách chăn nuôị
- Đếm số lợn con qua các giai đoạn tuổị + Cân đo trực tiếp.
Cân khối lượng sơ sinh: Sau khi đẻ, đã lau khô, bấm nanh và trước khi cho bú sữa đầụ
Cân khối lượng 21 ngày tuổi, cai sữa và 56 ngày tuổi: Cân vào buổi sáng sớm trước khi cho ăn.
+ Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
A = P2 - P1 t2 - t1
Trong đó:
A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) P1: Khối lượng đầu kỳ (gam)
P2: Khối lượng cuối kỳ (gam) t1: Thời điểm cân lợn đầu kỳ (ngày) t2: Thời điểm cân lợn cuối kỳ (ngày)
+ Sinh trưởng tương đối (%)
R = 2 P P P P 1 2 1 2 + − x 100 Trong đó:
R: Sinh trưởng tương đối (%) P1: Là khối lượng cân đầu kỳ (kg) P2: Là khối lượng cân cuối kỳ (kg) * Các chỉ tiêu về kinh tế
- Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg lợn con cai sữa
Tiêu tốn TĂ/kg lợn con cai sữa =
Tổng lượng thức ăn cho lợn nái +con
x 100 Tổng khối lươngk lợn con
lúc cai sữa
- Tiêu tốn và chi phí thức ăn/ kg từ cai sữa đến 56 ngày tuổi
Theo dõi lượng thức ăn hàng ngày bằng phương pháp cân. Tiến hành cân lượng thức ăn trước khi cho ăn và cân lượng thức ăn thừa mỗi ngàỵ Từ đó tính tiêu thụ thức ăn/ kg lợn con cai sữa như sau:
TTTĂ/ kg lợn lúc 56 ngày = Tổng TTTĂ cho lợn mẹ + lợn con Tổng khối lượng lợn con lúc 56 ngày
Tổng chi phí TA cho lợn mẹ + lợn con Chi phí TA/ kg lợn lúc 56 ngày =
Tổng khối lượng lợn con lúc 56 ngày
3.4.4. Phương pháp sử lý số liệu
Số liệu được sử lý bằng phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (1997);[14 ]và bằng máy tính cá nhân FX – 500 với máy tính chương trình xcel.
- Số trung bình cộng ( )X : 1 2 ... 1 n n i X x x x X n n = + + + = = ∑ Trong đó: X: Số trung bình
X1, x2;…; xa: là giá trị của mẫu n : Là dung lượng mẫu
- Sai số trung bình (m x): 1 S X mx n = ± − Trong đó:
m x : Sai số của số trung bình S X: Độ lệch tiêu chuẩn ( )2 2 1 X X n S X n − = ± − ∑ ∑
Trong đó: n Dung lượng mẫu - Hệ số biến dị (Cv (%):
(%) 100 V S X C x X = Trong đó: Cv (%): Hệ số biến dị S X: Độ lệch tiêu chuẩn X: Số trung bình cộng
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Công tác phục vụ sản xuất
4.1.1. Kết quả công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái tại trại nghiên cứu Đồn Đèn
4.1.1.1. Đối với lơn nái chửa
Sau khi lợn nái phối giống có kết quả, hợp tử bám và làm tổ ở tử cung và bắt đầu phát triển bình thường. Đồng thời các cơ quan bộ phận liên quan (nhau thai, bọc ối, niệu đạo, tử cung và bầu vú) đều được phát triển trong 114 ngàỵ Trong thời gian có chửa lợn nái có nhiều đặc điểm thay đổi, do vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng chúng phải phù hợp và đảm bảo để có số con sơ sinh cao, trọng lượng trung bình của lợn con cai sữa cao, lợn con sinh ra khỏe mạnh có sức đề kháng tốt. Lợn mẹ phát triển bình thường, dự trữ đủ chất dinh dưỡng để tiết sữa nuôi con sau này, không bị hao mòn lớn.
Lợn nái sau khi phối giống đã chắc chắn có chửa được nhốt vào chuồng hạn chế thả ra sân để dễ chăm sóc quản lý.
Chế độ ăn như sau:
+ Trong giai đoạn chửa kỳ I bào thai chưa phát triển mạnh vì vậy khẩu phần ăn là 0,65 kg tinh/con (0,45kg ngô + 0,15kg cám mỳ + 0,05kg đậm đặc + 6 gam muối ăn) 2-3kg thức ăn thô xanh/con.
+ Giai đoạn chửa kỳ II tốc độ phát triển của bào thai rất nhanh vì vậy cần cung cấp chất dinh dưỡng cho bào thai phát triển ở giai đoạn cuối để lợn con sinh ra đạt được khối lượng sơ sinh caọ Giai đoạn này cho ăn tăng 20% khẩu phần so với lợn nái chửa kỳ I như vậy giai đoạn này cho ăn 1,0kg tinh/con (0,7kg ngô + 0,2kg cám mỳ + 0,1kg đậm đặc + 10 gam muối ăn) và 2 - 3kg thức ăn thô xanh.
Khi xác định lượng thức ăn cho lơn nái chửa trong một ngày chúng ta cần chú ý tới yếu tố khối lượng của cơ thể, thể trạng của lợn nái, tình trạng sức khỏe, nhiệt độ môi trường. Lợn gầy cho ăn thêm 20% thức ăn tinh so với lợn bình thường, mùa đông khi nhiệt độ dưới 150C cho ăn thêm 20% thức ăn tinh.
Đảm bảo chuồng trại luôn khô ráo sạch sẽ và thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Lợn được nhốt vào chuồng có nền bằng phẳng, dễ quan sát chăm sóc.
Mỗi ô chuồng có phiếu ghi rõ ngày phối giống, dự kiến ngày đẻ để dễ dàng trong công tác quản lý và chăm sóc nhất là công tác đỡ đẻ khi lợn đẻ.
4.1.1.2. Nuôi dưỡng lợn nái đẻ: 18 con
Mục đích nuôi dưỡng lợn nái đẻ nhằm đảm bảo cho lợn đẻ an toàn, lợn con có tỷ lệ sống cao, lợn mẹ có sức khỏe tốt đủ khả năng tiết sữa nuôi con sau nàỵ Những nội dung chính của công tác này gồm:
+ Trực và đỡ đẻ cho lợn: Trực đẻ rất cần thiết để có thể hỗ trợ cho lợn nái trong những trường hợp bất thường. Quan sát được những biểu hiện của lợn nái khi có hiện tượng sắp đẻ, để có kế hoạch trực và đỡ đẻ cho lợn náị Do lợn nái địa phương và lai rừng thường dữ khi đẻ, không phải con nái nào cũng vào được chuồng để làm công tác đỡ đẻ được do vậy cần lưu ý đỡ đẻ cho lợn náị
Một tuần trước khi lợn nái đẻ có kế hoạch giảm dần lượng thức ăn tùy thuộc vào thể trạng lợn nái, lơn nái khỏe tốt một tuần trước khi đẻ giảm 1/3 lượng thức ăn, trước đẻ 2-3 ngày giảm 1/2 lượng thức ăn. Lợn nái yếu thì không giảm và cho ăn thức ăn dễ tiêu hóạ Ngày lợn nái cắn ổ đẻ dừng cho ăn, cho uống nước tự dọ Ngày lợn nái đẻ cho ăn cháo loãng lượng 1/4 ngày thường, tăng dần sau 3 ngày cho ăn theo chế độ lợn nái nuôi con. Vào ngày nái đẻ cần chuẩn bị một số dụng cụ và thiết bị cần thiết như: hộp xốp, kìm bấm nanh, kìm bám tai, thuốc sát trùng, oxytoxin...
4.1.1.3. Nuôi chăm sóc quản lý lợn nái nuôi con và lơn con theo mẹ: 18 con
Chăn nuôi lơn nái nuôi con có một ý nghĩa hết sức quan trọng, đó là khâu cuối cùng trong chăn nuôi lợn nái sinh sản. Giai đoạn này quyết định chất lượng con giống và hiệu quả kinh tế trong nghề chăn nuôi lợn náị Vì vậy trong chăn nuôi lợn nái nuôi con cần đạt được các yêu cầu: Lợn nái nuôi con tiết nhiều sữa với chất lượng tốt; Cả lợn mẹ và con khỏe, lợn con sinh trưởng nhanh, có số con và trọng lượng cai sữa cao; tỷ lệ đồng đều của đàn lợn con cao; Lợn mẹ ít bị hao mòn trong giai đoạn nuôi con và sớm động dục lại sau cai con.
• Nuôi dưỡng lợn nái nuôi con:
Thức ăn cho lợn nái nuôi con tránh thối mốc biến chất hư hỏng. Thức ăn được nấu chín sau đó hòa cùng với cây chuối được phay nhỏ cho ăn. Khối lượng thức ăn được tính tùy theo khối lượng lợn mẹ và số lượng lợn con sinh rạ Lợn nái đẻ từ 4-5 con, khối lượng lợn từ 40kg – 55kg cho ăn 1,3kg chất tinh, 0,13kg đậm đặc, 2-3kg chất thô xanh. Khối lượng lợn mẹ 56-70kg cho ăn 1,5kg chất tinh, 0,15kg đậm đặc, 2-3kg thô xanh.
Lợn nái khối lượng 40-55kg, đẻ 6-8 con cho ăn 1,6kg chất tinh, 0,16kg đậm đặc, 2-3kg thô xanh. Lợn nái khối lượng 55-70kg cho ăn 1,8kg chất tinh, 0,18kg đậm đặc, 2-3kg thô xanh.
Đối với những lợn nái tiết sữa kém thì cho ăn thêm đu đủ nấu chín trong khoảng 3-5 ngày để kích thích tiết sữạ
Trong thời gian thực tập em đã tham gia chăn nuôi 31 con lợn nái chửa, đẻ và nuôi con. Đàn lợn nái có sức khỏe tốt, phôi thai phát triển bình thường. Qua việc chăn nuôi đàn lợn nái sinh sản em đã nắm chắc kỹ thuật chăn nuôi lợn nái từng giai đoạn, vận dụng các kiến thức đã học và kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật truyền cho vào thực tiễn sản xuất. Qua đó trình độ và tay nghề của em đã được nâng caọ
• Nuôi dưỡng lợn con theo mẹ.
Đối với lợn con theo mẹ (Lợn con bú sữa), tiến hành các kỹ thuật như sau:
− Tiêm bổ sung sắt: Mỗi con 1 ml Prolongal (300 mg sắt/ml). Tiêm lúc 3 ngày tuổị Tiêm bắp sau tai lợn.
− Tẩy cầu trùng: Cùng lúc với tiêm sắt. Cho uống Hanzuril-50 (1ml/con).
− Phải giữ chuồng trại luôn luôn sạch sẽ, khô ráọ
− Hàng ngày theo dõi chặt chẽ tình hình tiêu chảy để xử lý kịp thời: Cho lợn con uống thuốc hoặc tiêm (Theo quy trình điều trị bệnh tiêu chảy lợn con).
Tích cực phòng chống lạnh và ẩm: Bằng cách thay đệm lót, lau chuồng khô bằng vải mềm, rơm rạ, che chắn chuồng trại không để gió lùa trực tiếp vào chỗ lợn con nằm…
Kiểm tra và điều tiết thức ăn lợn mẹ cho phù hợp, nếu quá nhiều lợn con bị tiêu chảy, giảm lượng thức ăn.
− Tập cho lợn con ăn sớm: Khi lợn con được 12 - 15 ngày tuổi, hàng ngày cho lợn tập ăn. Sử dụng thức ăn viên dùng để tập ăn, mỗi ngày cho lợn con ăn 2 lần (sáng/chiều), mỗi lần khoảng 8-10 gam thức ăn. Nếu lợn con ăn không hết, cần loại bỏ thức ăn thừa trước khi cho lượng thức ăn mới vàọ
Khi lợn con biết ăn, tăng dần lượng thức ăn lên, mỗi lần tăng khoảng 25% so với mức trước đó.
Nếu lợn con không chịu ăn, có thể bắt và thả vài viên thức ăn vào miệng cho chúng nhaị
Sau khi cho ăn bữa chiều, tối, cần lấy hết thức ăn thừa, bỏ máng ra ngoài, không để chuột ăn, gây bệnh cho lợn.
4.1.1.3. Nuôi dưỡng lợn nái và nuôi con sau cai sữa
• Nuôi dưỡng lợn con sau khi cai sữạ
Lợn con khi đạt độ tuổi từ 28 – 35 ngày, ăn thạo thức ăn tập ăn có thể tiến hành cai sữạ Cụ thể như sau:
+ Thời gian cai sữa: 28-35 ngày tuổi
+ Trước khi cai sữa giảm thức ăn của lợn mẹ.
+ Kỹ thuật cai sữa: Đuổi lợn mẹ sang chuồng chờ phốị Để lợn con ở lại chuồng cũ.
Nếu ghép các đàn lại với nhau, cần sử dụng dầu gió để làm lẫn mùi lợn con, tránh lợn đánh nhaụ