- Công tác vệ sinh trong chăn nuôi:
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu quan trọng quết định hiệu quả chăn nuôi cao hay thấp. Bao gồm nhiều yếu tố: môi trường (đất, nước, không khí…), mềnh bệnh. Nhận thức được điều đó nên trong thời gian thực tập tôi cùng các anh, chị công nhân làm việc tại trại đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh chăn nuôị Hàng ngày than gia quét dọn chuồng trại, phát quang bụi cỏ dậm, thu gom phân và chất thải, khơi thong cống thoát nước thải, rắc vôi bội xung quanh chuồng trạị Định kỳ phun thuốc sát trùng sau khi rửa chuồng và phương tiện ra vào trại, định kỳ quét vôị
Tích cực diệt ruồi, muỗi, diệt chuột. Đảm bảo cho không khí chuồng nuôi không bị ô nhiễm và phù hợp cho sự sinh trưởng của lợn.
- Công tác tiêm phòng
Công tác tiêm phòng trong chăn nuôi là hết sức quan trọng giúp con vật đề kháng tốt với bệnh tật. Trong quá trình làm đề tài em đã thực hiện tiêm phòng cho đàn lợn như sau:
Trại chăn nuôi đã thực hiện nghiêm ngặt lịch tiêm phòng cho toàn bộ đàn lợn trong trạị Hàng năm đàn lợn tiêm vaccine vào vụ đông xuân và hè thu thường vào tháng 2-3 và tháng 8-9.
Trong quá trình thực tập em và các công nhân tại trạm đã thực hiện nghiêm ngặt lịch tiêm phòng cho toàn bộ đàn lợn trong trạị Quy trình tiêm phòng cho từng loại lợn được quy định như sau:
Đối với lợn nái:
− Vaccine dịch tả: Ngày chửa thứ 70.
− Vaccine FMD: Ngày chửa thứ 84
− Vaccine PRRS: Tiêm toàn đàn một năm 2 lần (Tháng 4 và tháng 10) Đối tượng: Lợn nái chửa tuần 1 - 11; Lợn nái đẻ, cai sữạ Lợn nái chửa tuần 12-16 không tiêm mà sẽ tiêm khi đẻ 1 tuần trở rạ
−Vaccine Farrowsure: Nếu chưa tiêm trước khi cai sữa 7 ngày, thì tiêm lúc chửa 90 ngàỵ
−Phòng nội ngoại ký sinh trùng: Tiêm hanmectin vào ngày chửa thứ 100 - 105.
Đối với lợn con:
−Tiêm vaccine dịch tả mũi 1: 21 ngày tuổi
−Tiêm vaccine PRRS: 35 ngày tuổi
−Vaccine FMD: 42 ngày tuổi
−Vaccin lepto: 49 ngày (Mũi 1); 56 ngày (mũi 2)
−Vaccine dịch tả mũi 2: 62 ngày tuổi
−Tẩy giun sán: 65 ngày tuổi (Trộn thức ăn)
−Vaccine FMD: 70 ngày tuổi (mũi 2)
Trong quá trình thực tập, em đã tiến hành tiêm vaccine cho đàn lợn nái số lượng 29 con, 3 lợn đực giống và 184 lợn con.
- Công tác chẩn đoán điều trị bệnh
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã tham gia công tác điều trị bệnh như sau:
* Bệnh tiêu chảy:
Nguyên nhân: Do thay đổi thức ăn, vệ sinh chuồng trại kém, do thời tiết, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng…
Triệu chứng: Trong đàn có con ỉa phân nhão sau chuyển thành lỏng, một số còn ỉa vọt cần câụ Nếu để lâu lợn gầy, khát nước, kém ăn, chướng hơị
Điều trị: Sử dụng phác đồ điều trị như sau:
Phác đồ 1: Dùng Genta-costrim trộn vào thức ăn các bữa trong ngàỵ Liệu trình 5 ngàỵ Kết hợp tiêm vitamin B1.
Phác đồ 2: Dùng Berberin hydrochloride hòa với nước sôi để nguội cho uống, liệu trình 3 -5 ngàỵ Kết hợp tiêm Enrtrotid.LA
Hộ lý: Dọn chuồng sạch sẽ, giảm ăn, cho uống nước điện giải, bổ sung men tiêu hóa sau khi lợn khỏị
Số con mắc bệnh 42 số con khỏi bệnh 38 tỷ lệ khỏi bệnh 90,4%.
* Hội chứng đường hô hấp
Nguyên nhân: Do thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại ảnh hưởng lớn tới sự phát sinh lây lan bệnh.
Triệu chứng: Ban đầu lợn rời đàn, đứng hoặc nằm ở góc chuồng, lợn ăn uống giảm dần, sốt caọ Tần số hô hấp tăng, lợn thở khó, thở dốc, ngồi như chó thở. Về sau thường ho vào chiều tối và sáng sớm, ho từng tiếng hoặc từng hồi, ho từng tuần sau giảm đi hoặc ho liên miên.
Điều trị: Sử dụng 2 phác đồ điều trị như sau:
Phác đồ 1: Dùng Pneumotic và kanatialin tiêm bắp thịt 2ml/10kg thể trọng/lần. Dùng 3-5 ngày kết hợp tiêm vitamin B1, cafein, glucọkc.
Phác đồ 2: Dùng linco-gen tiêm bắp thịt 2ml/10kg thể trọng. Dùng trong 5 ngày kết hợp tiêm vitamin B1, B12. Nếu lợn có triệu trứng khó thở tiêm ngay cafein 1 ống/10kg thể trọng.
Số con mắc bệnh 53 số con khỏi50 tỷ lệ khỏi bệnh 94,3%.
Hộ lý: Vệ sinh chuồng trại, che chắn chuồng kín gió, trải rơm cho lợn nằm, cho ăn tăng thức ăn tinh, mỗi lần cho ăn vừa phải không được cho ăn quá no vì cho ăn quá no sẽ dẫn đến trèn ép phổi ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con vật.
Nguyên nhân: do trực khuẩn Ẹcoli thuộc họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteria gây ra, chúng gồm nhiều chủng với những đặc tính kháng nguyên khác nhau
Bệnh thường xảy ra lúc thời tiết thay đổi đột ngột, những ngày ẩm ướt, độ ẩm môi trường caọ Bệnh phát sinh chủ yếu ở giai đoạn lợn con từ sơ sinh đến cai sữạ
Triệu chứng: Lợn con bị bệnh bú kém, ăn kém, lợn ỉa chảy, phân lỏng màu vàng trắng, trắng xám sau đó màu vàng xanh có mùi tanh. Phân dính bê bết xung quanh gốc đuôị Lợn gầy sút nhanh, ủ rũ long xù, đi lại không vững vàng, niêm mạc mắt, miệng, hậu môn nhợt nhạt, phân nát đến loãng bệnh kéo dài từ 3-7 ngàỵ
Số con mắc bệnh 26 con số con khỏi 23 số con khỏi bệnh 88,4% Điều trị: cho lợn uống Baytril 0,5% (1ml/con) lien tục từ 2-3 ngàỵTiêm Baytrimax: 1ml/13kg/TT, Catosal 10%: 1ml/5-10kg TT.