Kết quả nghiên cứu về số lượng lợn con sinh ra

Một phần của tài liệu So sánh khả năng sinh sản của lợn nái móng cái với lợn nái địa phương nuôi tại trạm nghiên cứu đồn đèn bắc kạn (Trang 48)

Bảng 4.3: Kết quả theo dõi chỉ tiêu số lượng lợn con đẻ ra

Từ kết quả ở bảng 4.3 cho thấy số con đẻ ra/lứa ở lợn nái địa phương của các lứa đẻ 3-4 đạt bình quân 8,7 con/lứa, ở lợn Móng Cáichỉtiêu này cao hơn là 10,0 con/lứạ Đối với lợn Móng Cái, mặc dù số con đẻ/lứa 3-4 có cao hơn so với lợn địa phương, nhưng so với bình quân chung của giống lợn Móng Cái thì chưa caọ Điều này, theo em có thể do khí hậu của khu vực vùng núi cao ảnh hưởng đến lợn Móng Cáị Đây là khu vực có độ cao khoảng 900 m so với mực nước biển, biên độ nhiệt chênh lệch giữa ngày và đêm cao, đặc biệt vào mùa đông khá rét, nhiệt độ xuống thấp, trời âm u cả ngàỵ

Số con còn sống đến 24 giờ của lợn nái Móng Cái 9,8 con, lợn nái Địa Phương là 8,4 con. Số con còng sống đến 24 giờ của lợn nái Móng Cái

STT Diễn giải ĐVT Lô TN Lô ĐC

1 Số con đẻ ra/lứa Con 10,0 8,7

2 Số con sống sau 24 giờ/lứa con/lứa 9,8 8,4 3 Tỷ lên nuôi sống sau 24giờ/lứa % 98 96,5 4 Số con sống sau 21 ngày/lứa con/lứa 9,5 8,1

5 Tỷ lệ nuôi sống đến 21 ngày % 97 96,4

6 Số con sống đến 30 ngày/lứa con/lứa 9,4 7,9

7 Tỷ lệ nuôi sống đến 30 ngày % 96,1 94

8 Số con nuôi sống đến 56 ngày Con 9,3 7,8

đạt cao hơn lợn Địa Phương, điều này cho thấy khả năng chăm sóc nuôi dưỡng của lợn nái Móng Cái tốt hơn so với lợn Địa Phương.

Số con nuôi sống đến 21 ngày tuổi của giống lợn Móng Cái cũng cao hơn giống lợn Địa Phương nên đạt tỷ lệ sống từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi cao hơn.Cụ thể lợn Móng Cái đạt 9,5 con và tỷ lệ nuôi sống là 97%, ở lợn Địa Phương là 8,1 con tỷ lệ nuôi sống 96,4%

Số con nuôi sống đến cai sữa của lợn Móng Cái là 9,4 con, tỷ lệ nuôi sống 96,1%, ở lợn Địa Phương là 7,9con tỷ lệ nuôi sống 94%. Như vậy kết quả cho thấy số con còn sống của lợn nái Móng Cái cao hơn so với lợn Địa Phương.

Số con nuôi sống đến 56 ngày tuổi của lợn Móng Cái là 9,3 tỷ lệ nuôi sống 95,1%, ở lợn Địa Phương là 7,8 tỷ lệ nuôi sống 93%.

4.2.3. Kết quả so sánh khối lượng và số lượng lợn Móng Cái với lợn địa phương nuôi tại trạm Đồn Đèn

4.2.3.1. Kết quả theo dõi về khối lượng lợn con ở các giai đoạn

Bảng 4.4: Khối lượng lợn con qua các kỳ cân (Kg)

Diễn giải Lô TN Lô ĐC

X ± mx Cv% X ± mx Cv%

Khối lượng sơ sinh/ổ 6,18 ± 0,14 20,6 5,92± 0,09 13,66 Khối lượng sơ sinh/con 0,62 ± 0,01 8,09 0,71 ± 0,01 5,91 Khối lượng 21 ngày tuổi/ổ 22,69 ± 0,43 17,09 18,82 ±0,08 13,60 Khối lượng 21 ngày tuổi/con 2,41 ± 0,02 6,02 2,35 ± 0,01 5,56 Khối lượng 30 ngày tuổi/ổ 32,44 ± 0,60 16,52 28,07 ± 0,57 18,33 Khối lượng 30 ngày tuổi/con 3,49 ± 0,02 6,36 3,47±0,02 4,43 Khối lượng 56 ngày tuổi/ổ 61,0 ± 1,03 15,11 48,74 ± 0,66 12,26 Khối lượng 56 ngày tuổi/con 6,64 ± 0,05 6,87 6,33±0,04 6,19

Qua bảng 4.4 cho thấy:

Khối lượng sơ sinh của lợn Móng Cái/ổ là 6,18kg, lợn Địa Phương là5,29kg.

Khối lượng sơ sinh/con của lợn nái Móng Cái thấp hơn so với lợn Địa Phương. Lợn Móng Cái là 0,62kg và lợn Địa Phương là 0,71kg.

Khối lượng 21 ngày tuổi/ổ của lợn Móng Cái là 22,69kg, lợn Địa Phương là 18,82kg thấp hơn lợn Móng Cáị

Khối lượng 21 ngày tuổi/con phụ thuộc vào khả năng tiết sữa của lợn mẹ. Từ kết quả ở bảng 4.4 cho thấy khối lượng 21 ngày tuổi/con của lợn Móng Cái là 2,41kg, lợn Địa Phương là 2,35 kg. Lợn Móng Cái có khối lượng cao hơn khối lượng lợn Địa Phương. Điều này cho thấy lợn Móng Cái có khả năng tiết sữa cao hơn so với lợn nái Địa Phương.

Khối lượng cai sữa/ổ của lợn Móng Cái là 32,44kg, lợn Địa Phương là 28,07kg.

Khối lượng cai sữa/con: Sau 21 ngày thì lượng sữa mẹ giảm dần, vì vậy lợn con ngoài việc sử dụng sữa mẹ còn thu nhận thêm thức ăn. Cho nên khối lượng cai sữa còn phụ thuộc vào kỹ thuật chế biến thức ăn cũng như chất lượng thức ăn. Khối lượng cai sữa của lợn Móng Cái là 3,49kg, lợn Địa Phương là 3,47kg.

Khối lượng 56 ngày tuổi/ổ của lợn Địa Phương là 48,47kg lợn Móng Cái là 61,0kg cao hơn so với lợn Địa Phương

Khối lượng 56 ngày tuổi/con của lợn Móng Cái là 6,64kg lợn Địa Phương là 6,33kg thấp hơn so với lợn Móng Cáị

* Từ kết quả trên đã cho thấy các chỉ tiêu của lợn nái Móng Cái đều cao hơn so với lợn Địa Phương. Điều đó chứng tỏ rằng lợn Móng Cái đang

được chăm sóc nuôi dưỡng phát triển tốt ở trung tâm nghiên cứu Đồn Đèn, tỉnh Bắc kạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.3.2. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng của lợn thí nghiệm

Bảng 4.5: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm (g/con/ngày)

STT Giai đoạn (ngày tuổi) Lô TN Lô ĐC

1 SS – 21 85,24 78,09

2 Từ 22 - 30 95,67 92

3 Từ 31 - 56 107,5 100,35

Kết quả Bảng 4.5 cho thấy, qua các giai đoạn thí nghiệm, ở các lứa đẻ 3-4; sinh trưởng tuyệt đối của lợn con lai (Đực rừng lai x nái địa phương) đều thấp hơn của con lai (Đực rừng lai x nái Móng Cái). Cụ thể, của lợn con lai (Đực rừng lai x nái Móng Cái) đạt 85,24-95,67 và 107,5g/con/ngày . Lợn con lai (Đực rừng lai x nái Địa Phương) có sinh trưởng tuyệt đối đạt từ 78,09 - 92 và 100,35 g/con/ngày tương ứng với các giai đoạn tuổi từ sơ sinh - 21 ngày; 21-30 ngày và 30-56 ngàỵ

Như vậy, trong hai công thức lai trên có thể thấy tốc độ sinh trưởng của lợn con lai (Đực rừng x nái địa phương) có xu hướng thấp hơn. Về vấn đề này cho thấy ảnh hưởng của con cái (lợn nái địa phương và lợn nái Móng Cái) đến kết quả lai tạọ Lợn nái địa phương sống tại các huyện vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, có sinh trưởng chậm do điều kiện chăn nuôi với mức đầu tư rất thấp, lợn nái chủ yếu được thả rông, ăn uống thất thường đã hình thành lên nhóm lợn sinh trưởng chậm. Trong khi đó tốc độ sinh trưởng của lợn nái Móng Cái cao hơn. Vì vậy việc tuyển chọn những lợn nái Móng Cái

có năng suất cao để tiến hành chăm sóc nuôi dưỡng là một việc làm cần thiết.

Hình 4.1: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm

4.3.2.3. Kết quả nghiên cứu về STTĐ của lợn con theo dõi

Đây là chỉ tiêu phản ánh về tỷ lệ phần trăm của phần khối lượng tăng lên so với khối lượng trung bình của cơ thể lợn trong một khoảng thời gian theo dõị Kết quả sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm được thể hiện

qua Bảng 4.6 và minh họa qua biểu đồ ở hình 4.3

Bảng 4.6: Sinh trưởng tương đối của lợn con thí nghiệm (%)

STT Giai đoạn (ngày tuổi) Lô TN Lô ĐC

1 SS - 21 118,4 106,9

2 Từ 22 - 30 36,41 38,39

Kết quả nghiên cứu bảng 4.6 cho thấy, sinh trưởng tương đối của lợn con thí nghiệm đều diễn biến theo quy luật chung về sinh trưởng tương đối của lợn, có xu hướng giảm dần theo sự tăng lên của ngày tuổi và không đồng đều qua các giai đoạn tuổị Trong đó, tốc độ giảm của lợn con lai (Đực rừng lai x nái Móng Cái) có xu hướng giảm nhanh hơn của lợn con lai (Đực rừng lai x nái địa phương). Theo quy luật thông thường, sinh trưởng tương đối giảm dần theo sự tăng lên của ngày tuổị

Hình 4.2: Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn con thí nghiệm 4.3. Kết quả theo dõi về tiêu thụ thức ăn của lợn con

4.3.1. Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa

Là lượng thức ăn nuôi lợn nái và lợn con theo mẹ đến lúc cai sữa trên tổng số khối lượng lợn con cai sữa thu được của lợn nái đó trong 1 lứa đẻ.

Bảng 4.7: Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg lợn con lúc cai sữa STT Diễn giải ĐVT Lô TN (♂ rừng x ♀ MC) n=93 Lô ĐC (♂ rừng x ♀ĐP ) n=79

1 Tổng khối lượng lợn con cai sữa 324,4 274,2

2 Tổng khối lượng thức ăn tinh tiêu thụ

cho lợn mẹ + con kg 1335,63 1344,50

3 Đơn giá 1kg thức ăn tinh Đồng 11.500 11.500 4 Tiêu tốn thức ăn/ kg lợn con lúc cai

sữa kg 4,12 4,90

5 Chi phí thức ăn/kg lợn con cai sữa Đồng 47,384 56,389

Kết quả từ bảng 4.7 cho thấy: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổng khối lượng thức ăn tinh tiêu thụ cho lợn mẹ + con của lợn Móng Cái là 1335,63kg, của lợn Địa Phương là 1344,50kg.

Tiêu tốn thức ăn/ kg lợn con lúc cai sữa của lợn Móng Cái là 4,12kg, lợn Địa Phương là 4,90kg cao hơn so với lợn Móng Cáị

Do con của nhóm lợn nái địa phương sinh trưởng chậm hơn cho nên tiêu tốn thức ăn/kg lợn con lúc 30 ngày tuổi sẽ cao hơn. Điều này phù hợp với quy luật chung về công tác giống lợn, những giống lợn chưa được cải tiến, sinh trưởng chậm hơn.

4.3.2. Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg lợn con lúc 56 ngày tuổi

Chỉ tiêu này đánh giá trực tiếp hiệu quả kinh tế trong chăn nuôị Thông thường, thức ăn chiếm 60 – 65% tổng giá thành sản phẩm của chăn nuôi lợn nái sinh sản (Trần Văn Phùng và cs, 2004, [13]). Những lợn nào

có chi phí thức ăn thấp hơn sẽ có tác động tốt hơn đến hiệu quả chăn nuôị Kết quả theo dõi về chi phí thức ăn /kg lợn con 56 ngày tuổị

Bảng 4.8: Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg lợn con lúc 56 ngày

STT Chỉ tiêu ĐVT (♂ rừLô TN ng x ♀ MC) n =92 Lô ĐC (♂ rừng x ♀ĐP) n=78 1 Tổng khối lượng lợn con lúc 56 ngày tuổi Kg 610,9 494,0 2 Tổng khối lượng thức ăn tinh

tiêu thụ cho lợn mẹ + con kg 1482,27 1467,74 3 Tổng khối lượng thức ăn xanh

tiêu thụ cho lợn mẹ + con Kg 320,60 304,80 4 Đơn giá 1kg thức ăn tinh đồng 11.500 11.500 5 Đơn giá 1 kg thức ăn xanh đồng 500 500 6 Tổng chi phí thức ăn đồng 17.206,405 17.031,410 7 Chi phí thức ăn/ kg lợn con lúc

56 ngày tuổi đồng 31.339 39.238

Tổng khối lượng thức ăn tinh tiêu thụ cho lơn mẹ + con của lợn Móng Cái là 1482,27kg, lợn Địa Phương là 1467,74kg.

Tổng khối lượng thức ăn xanh tiêu thụ cho lợn mẹ + con của lợn Móng Cái là 320,60kg, lợn Địa Phương là 304,80.

Tổng chi phí thức ăn lợn Móng Cái là 17.206,405đồng, Lợn Địa Phương là 17.031,410đồng.

Chi phí thức ăn/kg lợn con lúc 56 ngày tuổi lợn Móng Cái là 31.339đồng, lợn Địa Phương là 39.238đồng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, chi phí thức ăn/kg lợn con lúc 56 ngày tuổi của lợn con lai (Đực rừng lai x Móng Cái) ở lứa đẻ thứ 3-4 là 31.339 đồng thấp hơn của lợn con lai (Đực rừng lai x Địa Phương) là 39.238đồng.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn nái Móng Cái nuôi tại Trạm nghiên cứu Đồn Đèn,tỉnh Bắc Kạn, em sơ bộ rút ra kết luận như sau:

*Các chỉ tiêu sinh lý sinh sản

- Thời gian động dục sau cai sữa của lợn nái Móng Cái là 6,10ngày, lợn Địa Phương là 7,20ngàỵ

- Chu kỳ động dục của lợn nái Móng Cái là 19,70 ngày lợn nái Địa Phương là 20,80 ngàỵ

- Khoảng cách giữa hai lứa đẻ của lợn nái Móng Cái là 151,1 ngày, lợn nái Địa Phương là 152,6 ngàỵ

* Các chỉ tiêu số lượng

- Số con đẻ ra trên lứa của lợn Móng Cái là 10,0 lợn Địa Phương là 8,7.

- Tỷ lệ nuôi sống ở các giai đoạn 24 giờ, 21ngày, cai sữa và 56 ngày của lợn Móng Cái lần lượt là 98, 97, 96, 95%.

- Tỷ lệ nuôi sống ở các giai đoạn 24 giờ, 21ngày, cai sữa và 56 ngày của lợn Địa Phương lần lượt là 96,5, 96,4, 94, 93%.

- Tỷ lệ nuôi sống ở các giai đoạn đều rất cao, tuy nhiên lợn Móng Cái có tỷ lệ nuôi sống cao hơn vì có ưu điểm nuôi con khéo khả năng tiết sữa nhiềụ

* Các chỉ tiêu khối lượng

- Khối lượng sơ sinh của lợn con Móng Cái có xu hướng thấp hơn so với khối lượng sơ sinh của lợn con Địa Phương ( 0,62 và 0,71). Nhưng khối lượng các giai đoạn sau cao hơn ( khối lượng cai sữa đạt 3,49kg/con và 3,47kg/con; khối lượng lúc 56 ngày tuổi đạt 6,64kg/con và 6,33kg/con). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Các chỉ tiêu về kinh tế

- Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg lợn con lúc cai sữa của lợn nái Móng Cái là 4,12kg thức ăn tinh so với lợn Địa Phương chỉ tiêu này cao hơn là 4,90kg.

5.2. Đề nghị

Cần nhanh chóng lai tạo đàn lợn rừng với lợn nái Móng Cái để có được đàn lợn với khả năng thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường.

Để có thể đáp ứng được nhu cầu chăn nuôi cũng như nhu cầu sử dụng thịt lợn của người dân cần mở rộng thêm nhiều mô hình trang trại chăn nuôi lợn vì khi đã thích nghi tốt với điều kiện môi trường con lai cho thấy khả năng sinh trưởng rất tốt.

Trạm nghiên cứu Đồn Đèn cần phải có giải pháp hưu hiệu hơn để đề phòng chống rét cho đàn lợn nuôi tại trạm, đặc biệt vào mùa đông giá rét.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I . Tài liệu tiếng Việt

1. Atlas các giống vật nuôi ở Việt Nam (2004), Nxb Nông Nghiệp, Hà Nộị 2. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ, 1996. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái mắn đẻ

sai con. Nxb Nông Nghiệp.

3. Nguyễn Văn Đức, Giang Hồng Tuyến và Đào Công Tuân (2004),“Một số đặc điểm cơ bản của giống lợn Táp Ná”, Tạp chí KHKT Chăn nuôi, 2, 16 - 22.

4. Trần Văn Đo (2005), Sinh trưởng phát triển của lợn Vân Pa tại Đakrông, Hướng Hóa, Tỉnh Quảng Trị, Báo cáo tóm tắt đề tài nghiên cứu khoa học, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Trị.

5. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngôn Thị Hoán, 2001. Giáo trình

thức ăn và dinh dưỡng vật nuôị Nxb Nông nghiệp Hà Nộị

6. Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm

(2003). Giáo trình truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nộị

7. Trần Đình Miên, 1977. Chọn giống và nhân giống gia súc, Nxb Nông

Nghiệp.

8. Kiều Minh Lực và cs, 1976. Chăn nuôi lợn nái sinh sản. Nxb Nông

Nghiệp.

9. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo, 2004.

Giáo trình chăn nuôi lợn. Nxb Nông nghiệp Hà Nộị

10.Nguyễn văn thiện, 1997 .Phương pháp nghiên cứu chăn nuôị Nxb Nông nghiệp Hà Nội

11.Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn, 2006, Giáo trình sinh lý học vật nuôị

Nxb Nông nghiệp Hà Nộị

12.Nguyễn Thiện, Nguyễn Quế Côi, 1986, Chỉ số chọn lọc và năng suất sinh sản của lợn nái, lợn đực, Tạp chí KHKT Nông nghiệp.

13.Nguyễn Thiện, Trần Đình Miên, Võ Trọng Hốt (2005), Con lợn ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nộị

14. Dwane R.Zimmernan Edepurkhiser .1992. Quản lý lợn nái và lợn hậu bị để sinh sản có hiệu quả, Nxb bản đồ 73 Láng Trung – Đống Đa - Hà Nộị

15. John Nichl và cs, 1992. Quản lý lợn nái và lợn hậu bị để sinh sản có hiệu quả. Nxb Nông nghiệp Hà Nộị

16. Samol – Legane Weut, 1995, Giải quyết các tồn tại trong sinh sản của lợn. Nxb bản đồ 73 Láng Trung – Đống Đa – Hà Nộị

IỊ Tài liệu tiếng Anh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17 Anderson L.L, R.M.Melapy, 1967. Reproduction in the female mammal

(Edition by Camming and ẸC Amoroso), London Butter worth.

18 Brook P.H, Cole P.J.A, 1976. The affection of boar present on age at puberty of gilts. Repsch Agr. Unị

Một phần của tài liệu So sánh khả năng sinh sản của lợn nái móng cái với lợn nái địa phương nuôi tại trạm nghiên cứu đồn đèn bắc kạn (Trang 48)