Việt Nam là nước có lịch sử chăn nuôi lợn từ rất sớm do đó ở nước ta có tương đối nhiều giống lợn địa phương. Hầu như ở vùng nào, địa phương nào cũng có giống lợn phù hợp với địa phương mình. Đó là giống lợn Móng Cáị Lợn Ỉ ở đồng bằng sông Hồng, lợn Mường Khương ở vùng Lào Cai, lợn Lang ở Thái Bình... Các giống lợn nội có chung đặc điểm là thích hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của mỗi vùng phân bố ở nước ta, khả năng chịu đựng kham khổ cao, thành thục sớm, tính nuôi con khéọ.. tuy nhiên có một số hạn chế như tầm vóc chưa to, sinh trưởng chậm, tỷ lệ thịt nạc/thịt xẻ còn thấp.
Giống lợn Móng Cái ban đầu được nuôi nhiều ở huyện Móng Cái tỉnh Quảng Ninh. Về nguồn gốc lợn Móng Cái có nguồn gốc từ lợn Quảng Đông Trung Quốc, giống lợn này được người Hoa mang sang nước ta nuôi từ lâu, dần dần phát triển thành giống lợn của nước tạ
Theo kết quả điều tra giống gia súc năm 1964 cho thấy có 4000 lợn nái phân bố chủ yếu trong phạm vi các huyện tỉnh Quảng Ninh như huyện Hà Cối, Đầm Hà, Đông Triềụ Với tính ưu việt như mắn đẻ, tầm vóc lớn hơn lợn Ỉ, tăng khối lượng khá, số lượng con, lứa nhiều ... Cho nên lợn Móng
Cái đã phát triển nhanh chóng ra khắp các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, trung du và các tỉnh miền núi phía Bắc.
Lợn Móng Cái là giống lợn có tầm vóc tương đối lớn so với các giống lợn trong vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Tuổi thành thục sớm, mắn đẻ, đẻ sai con khả năng nuôi con khéo, khả năng tiêu hóa và lợi dụng thức ăn thô xanh tốt.
Phương hướng công tác giống đối với giống lợn Móng Cái là tăng cường chọn lọc và nhân thuần để nâng cao tầm vóc, cải tạo các nhược điểm của lợn Móng Cáị
Cho lai tạo với các giống lợn nhập nội để lấy con lại nuôi thịt và tạo giống mớị Trong chiến lược nạc hóa đàn lợn hiện nay, ngoài phần sử dụng lợn ngoại thuần nuôi tới các hộ nông dân, không thể thiếu vắng các loại lợn lai mà trong đó chủ yếu là các con lai có đóng góp phần máu của lợn Móng Cáị Sử dụng ( Rừng x Móng Cái) tạo con lai có khả năng sinh trưởng phát triển tốt.