Đánh giá chung về tình hình bồi thường, giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH bồi THƯỜNG GIẢI PHÓNG mặt BẰNG KHI NHÀ nước THU hồi đất tại dự án KHU NHÀ ở ĐỒNG bẩm (HUDS) ,xã ĐỒNG bẩm, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN GIAI đoạn 1(9 2014 –5 2015) (Trang 26)

Từ năm 2003, khi Luật Đất đai năm 2003 được áp dụng, công tác quản lý Nhà nước vềđất đai trên địa bàn thành phố từng bước đi vào nền nếp. Tình trạng

đòi đất ông cha ởđịa bàn thành phố cơ bản được khắc phục và không còn xảy ra, việc cấp đất sai thẩm quyền đã được chấm dứt, nhà ở do các cơ quan thanh lý cho các cán bộ công nhân viên chức đã và đang được xem xét, vận dụng các Nghị định của Chính phủ và của Bộ Tài nguyên và Môi trường để hợp thức thủ tục, giao quyền sử dụng đất cho nhân dân. Việc khai thác và sử dụng nguồn lực đất

đai ngày càng hiệu quả hơn, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng đất đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; tạo điều kiện về mặt bằng cho các ngành sản xuất, kinh doanh; cải thiện điều kiện về nhà ở cho nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, giữ vững ổn định chính trị - xã hội và xây dựng đô thị thành phố Thái Nguyên.

Các cấp chính quyền từ thành phốđến cơ sở đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Hòa theo xu hướng phát triển chung của đất nước và của tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên đang cố gắng đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, tăng cường thực hiện tốt công tác bồi thường GPMB để thu hồi đầu tư trên địa bàn. Tất cả đều được thực hiện theo định hướng chiến lược của cơ quan, ban nghành cấp trên trực tiếp chỉ đạo. Vì vậy, trong những năm qua trên địa bàn thành phố trung bình mỗi năm có khoảng 52 ha đất nông nghiệp bị thu hồi và 63 ha đất nông nghiệp chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp. Bộ mặt thành phố đã có nhiều thay đổi tuy nhiên việc thu hồi đất hay chuyển mục đích sử dụng đất cũng đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân mất đất. Đây sẽ là một trong những vấn đề cần quan tâm và giải quyết trong thời gian tới.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG,NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cu

- Nghiên cứu toàn bộ văn bản, chính sách có liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng của Nhà nước trung ương và UBND tỉnh Thái Nguyên đã từng

áp dụng về bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất.

- Thực trạng công tác giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại dự

án khu nhà ởĐồng Bẩm HUDS

3.1.2. Phm vi nghiên cu

Đề tài chỉ nghiên cứu công tác giải phóng mặt bằng tại dự án sau: Dự án khu

nhà ở HUDS trên địa bàn xã Đồng Bẩm ,tp Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

3.2.1. Thời gian nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu trong thời gian (18/1/2015 đến 28/4/2015)

3.2.2. Địa điểm nghiên cứu

Ủy Ban Nhân Dân xã Đồng Bẩm thành phố Thái Nguyên

3.3. Nội dung nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu 3 nội dung lớn sau:

3.3.1. Đánh giá sơ lược về tình hình cơ bản của xã Đồng Bẩm ,thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

- Sơ lược về điều kiện tự nhiên của xã Đồng Bẩm . - Sơ lược về điều kiện kinh tế - xã hội của xã Đồng Bẩm. - Sơ lược hiện trạng sử dụng đất đai của xã Đồng Bẩm .

- Sơ lược thực trạng công tác quản lý đất đai của xã Đồng Bẩm .

3.3.2. Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng của dự án tại xã Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên thành phố Thái Nguyên

- Giới thiệu khái quát về dự án

- Kết quả hỗ trợ của dự án

- Ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng tại dự án đến đời sống người dân

3.3.3. Thành công, tồn tại và giải pháp đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng dự án tại xã Đồng Bẩm thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên bằng dự án tại xã Đồng Bẩm thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

- Thành công trong công tác giải phóng mặt

- Tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng

- Giải pháp đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng tại dự án Khu nhà ở HUDS xã Đồng Bẩm ,thành phố Thái Nguyên.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thông tin thứ cấp

- Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ các bài báo, bài viết, sách, các báo cáo và các văn bản đã được công bố.

- Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan tại các phòng ban chức năng

3.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu thông tin sơ cấp

- Phỏng vấn trực tiếp Ban quản lý dự án xây dựng Khu nhà ở HUDS, Trung tâm phát triển quỹđất thành phố ,cán bộ xã Đồng Bẩm.

- Lập phiếu điều tra (ở phụ lục đính kèm), phỏng vấn trực tiếp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong diện bồi thường, hỗ trợ, theo quy định của Nghị định số 197, Nghị định số 69 trong dự án đã triển khai tại xã Đồng Bẩm thành phố

Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

3.4.3. Phương pháp tng hp, x lý s liu

Đề tài sử dụng phần mêm Excel. Sau đó tiến hành phân tích so sánh đánh giá đưa ra nhận xét.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và nhân lực

4.1.1. Đặc đim t nhiên * V trí địa lý: * V trí địa lý:

- Xã Đồng Bẩm là một xã nằm ở phía Đông Bắc thành phố Thái Nguyên + Phía Đông Giáp xã Linh Sơn của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên + Phía Tây giáp phường Quang Vinh của thành phố Thái Nguyên + Phía Nam giáp phường Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên + Phía Bắc giáp thị trấn Chùa Hang của huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên

* Địa hình

- Địa hình chủ yếu bằng phẳng xen lẫn đồi thấp. - Hướng dốc chính của địa hình: Bắc - Nam.

* Khí hu

- Chia làm 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa hè: Nóng ẩm, mưa nhiều được kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. + Mùa đông: Lạnh, khô hanh thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Nhiệt độ: Hàng năm có nhiệt độ trung bình là 25 °C. Chênh lệch giữa các tháng nóng nhất (tháng 6: 28.90C) và tháng lạnh nhất (tháng 1: 15.20C) là 13.70C.

Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm dao động từ 1300- 1750 giờ; phân bốđều cho các tháng trong năm.

Mưa: Lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5-10. Lượng mưa trung bình 2.000 - 2.500 mm;

Độẩm không khí: Độẩm không khí trung bình năm là 87,58%.

* Thy văn:

- Thủy văn của xã Đồng Bẩm chịu ảnh hưởng và phụ thuộc vào chếđộ thủy văn của sông Cầu, suối Linh Nham.

4.1.2. Tài nguyên * Đất đai: * Đất đai:

Tổng diện tích tự nhiên của xã là 402,37 ha trong đó đất nông nghiệp là 191,81 ha chiếm 47,67%; Đất phi nông nghiệp là 179,38 ha chiếm 44,58% còn lại là đất chưa sử dụng là 31,18 ha chiếm 7,74%.

Bng 4.1: Thng kê hin trng s dng đất xã Đồng Bm BẢNG THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG SDĐ XÃ ĐỒNG BẨM STT HIỆU MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT DIỆN TÍCH CƠ CẤU (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 402,37 100 I Đất nông nghiệp 191,81 47,67

1 LUC Đất trồng lúa nước 120,94 30,06 2 LUK Đất trồng cây hàng năm còn lại 53,87 13,39 3 LNK Đất trồng cây lâu năm 57,08 14,19 4 DTS Đất thủy sản 0,9 0,22 5 Đất rừng phòng hộ 1,9 0,47

II Đất phi nông nghiệp 179,38 44,58

1 Đất trụ sở cơ quan, CT sự nghiệp 0,2 0,05 2 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 8,28 2,06 3 Đất phát triển khu công nghiệp 0 - 4 Đất xử lý chôn lấp rác thải 0 - 5 Đất tôn giáo tín ngưỡng 0,34 0,08 6 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2,46 0,61 7 Đất Sông suối, mặt nuớc chuyên dùng 22,9 7,00 8 Đất hạ tầng kỹ thuật 35,86 8,91 8.1 Đất giao thông 30,26 7,52 8.2 Đất thủy lợi 4,44 1,10 8.3 Đất xd công trình năng lượng 1,16 0,29

9 Đất phi nông nghiệp khác 49,44 11,83

9.1 Đất xây dựng công trình văn hoá xã 0 - 9.2 Đất xd công trình văn hóa xóm 0,72 0,18 9.3 Đất xd công trình y tế 0,08 0,02 9.4 Đất xd công trình giáo dục 2,08 0,52 9.5 Đất xd công trình TM-DV 0 - 9.6 Đất xd công trình TD-TT 1,85 0,46 11 Đất quốc phòng 18,69 4,64 10 ONT Đất ở nông thôn 44,71 11,11

III BCS Đất chưa sử dụng 31,18 7,74

1 Đất bằng chưa sử dụng 28,78 7,15 2 Đất đồi núi chưa sử dụng 2,42 0,60

Rừng: Toàn xã có 1,9ha đất rừng chiếm 0,47% tổng diện tích đây là diện tích rừng phòng hộ do nhà nước quản lý.

Mặt nước: diện tích 0,9ha chiếm 0,22% tổng diện tích, chủ yếu là những ao hồ nhỏ của nhân dân quản lý sử dụng vào việc nuôi trồng thủy sản.

Đánh giá chung lợi thế: Là 1 xã có địa hình địa thế thuận lợi, đất đai phì nhiêu thích hợp cho việc giao lưu buôn bán và phát triển sản xuất nông sản.

*Nhân lực:

- Tổng số hộ: 1614 hộ

- Tổng số nhân khẩu: 5656 người; trong đó nữ: 2884 người; - Lao động trong độ tuổi: 3679 người; trong đó nữ: 1876 người; - Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động: 35%.

- Lao động nông nghiệp 1299 người, chiếm 35,3 %; Dịch vụ - thương mại 1595 người, chiếm 43,35%; tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề khác 758 người, chiếm 21,35%.

Cơ cấu kinh tế năm 2011: Dịch vụ - thương mại 64,81%; tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 13,16%; Nông nghiệp 22,03%;

- Đánh giá chung: Có nguồn nhân lực dồi dào, chịu khó, nhiệt tình tuy nhiên tỷ lệ lao động đã được qua đào tạo còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

*Đánh giá tiềm năng của xã.

Đồng Bẩm là xã có địa hình, địa thế thuận lợi, gần với các trung tâm của thành phố, huyện lị, giao thông đi lại thuận tiện, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các dịch vụ thương mại và giao lưu buôn bán. Đất đai mầu mỡ bằng phẳng thích hợp cho phát triển các cây trồng cho giá trị kinh tế cao, nguồn lao

động dồi dào, cần cù chịu khó được qua đào tạo.

4.1.3. Tình hình phát trin kinh tế xã hi ca xã

4.1.3.1. Quy hoạch và phát triển theo quy hoạch

- Hiện đã có quy hoạch sử dụng đất của xã dựa trên quy hoạch sử dụng đất năm 2010 của UBND thành phố Thái Nguyên, quy hoạch hạ tầng thiết yếu cho

phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, hệ thống thủy lợi và giao thông nội đồng.

- Đã có quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa của địa phương.

- Các quy hoạch về phát triển kinh tế xã hội, môi trường theo chuẩn mới bao gồm: Mạng lưới giao thông liên xã, liên thôn, điện nông thôn, trường học, trạm y tế, trung tâm văn hóa thể thao của xã, nhà văn hóa và khu thể thao của xóm, bưu điện, hệ thống thông tin liên lạc, chợ, nghĩa trang, bãi xử lý rác thải, hệ

thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước thải, công viên cây xanh đã được quy hoạch trên cơ sở quy hoạch mới và chỉnh trang theo hướng văn minh phù hợp với

điều kiện của địa phương và tiêu chuẩn nông thôn mới.

- So sánh với bộ tiêu chí quốc gia, tiêu chí quy hoạch xã đã đạt được.

4.1.3.2. Cơ sở hạ tầng

* Giao thông đối ngoi: Đường quốc lộ 1B + Chiều dài qua xã: 1,5 km.

+ Mặt cắt đường 26 m.

* Giao thông đối ni

- Đường trục xã: Chạy theo hướng Bắc – Đông Bắc. Phía Bắc hướng ra xã Hóa Thượng, phía Đông Bắc hướng ra hướng quốc lộ 1B.

+ Chiều dài: 2,43 km.

+ Mặt cắt đường 5m – 7m, đường nhựa.

(so với tiêu chí nông thôn mới thì chưa đạt chuẩn)

- Đường trục thôn:

+ Tổng chiều dài: khoảng 8167 m.

+ Mặt cắt đường 2,5 – 3m, đường bê tông.

Toàn xã bao gồm 08 tuyến giao thông liên thôn, xóm chính.

* Giao thông trc thôn, ngõ xóm

- Các tuyến đường trục thôn dài 15km đã được bê tông hóa, mặt cắt đường có độ dài 2 – 2,5m.

Hệ thống đường giao thông trong phường hầu như đã được xây dựng bê tông cứng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá và đi lại của nhân dân nhất là trong mùa mưa bão.

*Nhà ở dân cư

Trên địa bàn xã hiện có 10 khu dân cư sống ổn định, lâu dài. Bố trí, sắp xếp các khu dân cư cơ bản phù hợp với quy hoạch. Kiến trúc, mẫu nhà ở phù hợp với phong tục tập quán, lối sống của nhân dân địa phương. Tuy nhiên phần lớn nhà ở

chưa đạt theo chuẩn của bộ xây dựng đã quy định toàn xã có khoảng 70% số nhà

ở dân cư diện tích nhà ở đạt 14m2/người trở lên; niên hạn sử dụng công trình nhà

ở từ 20 năm trở lên; đảm bảo quy hoạch, bố trí không gian các công trình trong khuôn viên đảm bảo, phù hợp, thuận tiện cho sinh hoạt đối với mọi thành viên trong gia đình, đồng thời các công trình đảm bảo yêu cầu tối thiểu về diện tích sử

dụng và có đủ các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ sinh hoạt nhưđiện, nước sạch, vệ sinh môi trường…

Năm 2011 xã có 10 hộ nằm trong diện có nhà tạm, nhà dột nát, tỷ lệ 0,6% tổng số hộ

Với mức độ đạt được so sánh với bộ tiêu chí thì tiêu chí về nhà ở dân cư xã chưa đạt. Theo kế hoạch đến năm 2015 xã sẽ hoàn thành tiêu chí số 9. Tỷ lệ số

nhà ở dân cưđạt so với chuẩn của bộ xây dựng là 80%.

4.1.3.3. Kinh tế và tổ chức sản xuất

* Thu nhập

- Năm 2011 toàn xã có 1614 hộ với 5656 nhân khẩu trong đó: 1. Nguồn thu nhập lớn nhất chính của hộ:

+ Nông, lâm nghiệp, thủy sản là: 569 hộ

+ Công nghiệp, xây dựng là: 176 hộ

+ Thương nghiệp, vận tải, dịch vụ khác là: 700 hộ

+ Nguồn khác là: 169 hộ

2. Ngành sản xuất chính của hộ: + Hộ nông lâm nghiệp là: 570 hộ

+ Hộ xây dựng là: 120 hộ

+ Hộ thương nghiệp là: 315 hộ

+ Hộ vận tải là: 55 hộ

+ Hộ dịch vụ là: 333 hộ

+ Hộ khác là: 165 hộ

- Năm 2011 toàn xã gieo cấy 173,1 ha lúa năng suất đạt 50 tạ/ha, sản lượng 866,1 tấn; 38 ha ngô năng suất 42,2 tạ/ha, sản lượng 160,4 tấn; 115ha rau mầu năng suất đạt 195 tạ/ha, sản lượng 2242 tấn. Chăn nuôi phát triển cầm chừng chưa phát triển mạnh. Giá trị trên 1 ha canh tác đạt 104 triệu đồng; Giá trị kinh tế

năm 2011 đạt 33,18 tỷ chiếm 22,03% tỷ trọng.

- Toàn xã có 2 HTX dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, 9 doanh nghiệp, gần 80 hộ sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp. Giá trị từ dịch vụ năm 2011 là: 97,61 tỷ đồng chiếm 64,81% tỷ trọng; Giá trị từ sản xuất tiểu thủ công nghiệp năm 2011 đạt 19,8 tỷ chiếm 13,16% tỷ trọng.

- Theo hướng dẫn tại Điều 13, Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT. Thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 26,8 triệu đồng/người/năm = 1,2 lần so với bình quân đầu người của tỉnh Thái Nguyên năm 2011 là 22,4 triệu

đồng/người/năm (Niên giám thống kê năm 2011 tỉnh Thái Nguyên).

Căn cứ vào bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới, tiêu chí về thu nhập xã đã

đạt được.

* Hộ nghèo

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH bồi THƯỜNG GIẢI PHÓNG mặt BẰNG KHI NHÀ nước THU hồi đất tại dự án KHU NHÀ ở ĐỒNG bẩm (HUDS) ,xã ĐỒNG bẩm, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN GIAI đoạn 1(9 2014 –5 2015) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)