4.1.4.1. Dân số
Bảng 4.2. Hiện trạng dân số xã Huyền Tụng năm 2011
STT Tên thôn, xóm, tổ dân phố Số khẩu (người) Số hộ (hộ) Số lao động (Người) 1 Thôn Khuổi Lặng 246 54 120 2 Thông Nà Pài 210 62 152
3 Thôn Giao Lâm 264 65 182
4 Thôn Lâm Trường 238 66 163
5 Thôn Khuổi Dủm 271 64 153
6 Thôn Xây Dựng 134 44 86
7 Thôn Pá Danh 270 65 142
8 Thôn Nà Pèn 302 73 163
9 Thôn Khuổi Thuổm 406 119 253
10 Thôn Khuổi Mật 155 39 92 11 Thôn Bản Cạu 224 56 120 12 Thôn Nà Pam 116 29 65 13 Thôn Chí Lèn 287 69 159 14 Thôn Khuổi Hẻo 179 45 102 15 Thôn Phiêng My 80 16 60 16 Thôn Tổng Nẻng 330 86 185 17 Bản Vẻn Ngoài 255 60 130 18 Bản Vẻn Trong 85 19 32 19 Thôn Đon Tuấn 128 34 71
20 Thôn Khuổi Pái 120 32 64
Tổng 7.234 2.360 1.928
(Nguồn: UBND xã Huyền Tụng )
Toàn xã Huyền Tụng có 4312 nhân khẩu được phân bố thành 20 thôn với 1.108 hộ và 2.494 lao động, mật độ bình quân 157,62 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên 0,66%. Trong đó lao động nông nghiệp chiếm 70% tổng dân số, lao động phi nông nghiệp chiếm 30% tổng dân số. Lao động mang nhiều tính chất thời vụ, lao động nông nghiệp chỉ có việc làm vào mùa gieo cấy và thu hoạch nông sản. Thu nhập chủ yếu của người dân trong xã là nhờ vào việc đẩy mạnh kinh tế nông lâm nghiệp. Việc chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất, chăn nuôi còn chậm, năng suất cây trồng, vật nuôi chưa cao. Chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Công tác điều tra hộ nghèo theo tiêu chí mới trên địa bàn xã có 1.119 hộ, trong đó có 164 hộ nghèo chiếm 14,80% tổng số hộ, hộ cận nghèo 291 hộ chiếm 26,26% tổng số hộ. Năm 2010 thu nhập bình quân đầu người 8,0 triệu đồng/năm.
4.1.4.2. Tình hình đời sống xã hội
Do địa hình chia cắt nên dân số của xã sống rải rác, vì vậy khó khăn cho việc bố trí xây dựng các công trình phúc lợi và phát triển sản xuất.
Để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống cho người dân, trong thời gian tới cần phải nâng cấp, đầu tư hơn nữa về cơ sở hạ tầng, đào tạo và nâng cao trình độ lao động, tăng cường về trang thiết bị, vệ sinh môi trường và nước sinh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả làm việc, cải thiện đời sống của người dân.
4.1.3.3. Giáo dục và Đào tạo
Công tác giáo dục tại xã được chú trọng và đầu tư thỏa đáng. Hiện tại trong trường có 01 trường Mầm non, 02 trường tiểu học, 01 trường THCS. Trong đó có trường THCS Huyền Tụng và trường Mầm non Hyền tụng trên địa bàn xã đạt chuẩn quốc gia về giáo dục,
Chất lượng học tập giảng dạy của học sinh và giáo viên trong toàn phường ngày càng cao. Năm 2011 có 30 giáo viên tiểu học được xếp loại lao động tiên tiến; 06 giáo viên tiểu học đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua; 39,5% học sinh tiểu học đạt danh hiệu học sinh giỏi.
4.1.4.4. Y tế
Công tác quan tâm, chăm sóc sức khỏe nhân dân của xã được thực hiện tốt. Mặc dù điều kiện trạm y tế xã thiếu người, cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, nhưng trạm vần đảm bảo việc khám và bảo vệ sức khỏe cho
nhân dân. Hiện tại xã đã có 2 trạm y tế, 2 giường bệnh gần UBND xã, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của bà con trong xã. Trong năm 2014 không có dịch bệnh gì lớn xảy ra trên địa bàn, hàng tháng tổ chức tiêm chủng mở rộng vào ngày 10, tổng số trẻ tiêm đầy đủ: 36/80 = 45%, tiêm AT2+ cho phụ nữ có thai 30/75 = 40%, tiêm AT2+ cho phụ nữ từ 15>35 tuổi.
4.1.4.5. Văn hóa và Thể dục thể thao
Công tác văn hóa và thể dục thể thao tai đây rất được chú trọng. Mọi hoạt động luôn diễn ra thường xuyên vào những ngày lễ, kỷ niệm và được tổ chức sâu rộng tới người dân.Vì xã chưa có trung tâm văn hóa thế thao cấp xã nên các hoạt động chủ yếu được tổ chức tại UBND.
Xã đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tham gia nhiều hoạt đọng văn hóa có ý nghĩa như: Tham gia hội xuân do thị xã tổ chức, hội diễn nghệ thuật quần chúng Công - Nông - Binh thị xã năm 2010,… Các phong trào thể dục thể thao được duy trì với tinh thần tự giác tham gia luyện tập để nâng cao sức khỏe.
Xã đang tích cực triển khai các công tác xây dựng các công trình công cộng phục vụ Văn hóa – Thể thao được quan tâm như: sân bóng đá, nhà thi đấu đa năng, nhà văn hóa, cung văn hóa thiếu nhi,…