Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của xã Huyền Tụng

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã huyền tụng, thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn giai đoạn 2011 2014 (Trang 25)

3.3.2. Đánh giá hin trng s dng đất ca xã Huyn Tng

3.3.3. Tình hình qun lý đất đai ca xã Huyn Tng

3.3.4. Đề xut, định hướng hoàn thin công tác qun lý đất đai và s dng đất hp lý, khoa hc hp lý, khoa hc

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Thu thp s liu

- Số liệu thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như báo cáo số liệu thống kê diện tích đất đai, quy hoạch sử dụng đất đai tại ban địa chính xã, ban Nông nghiệp và PTNT xã Huyền Tụng… như số liệu kiểm kê, dân số, kinh tế -xã hội và một số diện tích sản xuất nông nghiệp khác.

- Thu thập những số liệu, tài liệu thứ cấp khác có liên quan tới nội dung đề tài nghiên cứu.

- Khảo sát thực địa.

- Tiến hành phỏng vấn những người liên quan (nếu có).

3.4.2. Phương pháp thng kê

Thống kê các số liệu thu thập được vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các tài liệu về đo đạc, lập bản đồ và kết quả và kết quảđăng ký đất, cấp GCNQSD đất, tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo,… nhằm đánh giá được hiện trạng phát triển kinh tế, tình hình xã hội, hiện trạng sử dụng đất đai, tình trạng quản lý nhà nước của địa phương.

3.4.3. Phương pháp lit kê

Liệt kê các bảng biểu, số liệu minh họa.

3.4.4. Phương pháp tng hp

Hệ thống hóa những số liệu, tình hình số liệu thu thập được ban đầu. Sau đó tổng hợp lại, lựa chọn những số liệu cần thiết và phương pháp tối ưu nhất.

3.4.5. Phương pháp phân tích

Trên cơ sở tổng hợp, tiến hành phân tích đánh giá theo từng nội dung thực trạng quản lý và sử dụng đất đai, từđó nêu lên những ưu khuyết điểm và thành quả đạt được.

3.4.6. Phương pháp so sánh

So sánh số liệu qua các năm để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất, tình hình biến động đất đai ởđịa phương.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Huyền Tụng

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyền Tụng là miền núi cách trung tâm thị xã 2km, có đường quốc lộ 3 chạy qua. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để xã Huyền Tụng xây dựng cơ sở hạ tầng và giao lưu phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa giữa các xã phường và các vùng lân cận. Có tọa độ địa lý từ 22007’57” đến 22012’44” vĩ độ Bắc và 105048’25” đến 105053’22” kinh độĐông.

- Phía Bắc, Tây Bắc và Đông giáp huyện Bạch Thông. - Phía Tây giáp xã Dương Quang.

- Phía Nam giáp phường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Đức Xuân và xã Xuất Hóa.[16].

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Xã Huyền Tụng có địa hình đa dạng, phức tạp thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ cao trung bình 150 – 300 m so với mực nước biển. Địa hình của xã có các dạng chính như sau:

- Địa hình đồi núi: Có độ cao trung bình từ 200 – 400 m so với mực nước biển, địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh, giao thông đi lại khó khăn.

- Địa hình thung lũng: Phân bố dọc theo sông Cầu và các suối nhỏ, địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 100 -150 m so với mực nước biển, tạo nên những cánh đồng bậc thang.

4.1.1.3. Khí hậu

Huyền Tụng mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng núi phía Bắc, được phân thành hai mùa rõ rệt mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình năm 220C, nhiệt độ trung bình cao nhất 280C, nhiệt độ trung bình thấp nhất 100C.

- Lượng mưa bình quân năm khoảng 1.500 mm, tập trung vào các tháng 5,6,7,8 và tháng 9.

- Độẩm không khí trung bình năm 84%, thấp nhất 79% vào tháng 11, 12 và tháng 1; cao nhất vào tháng 6 với 87%.

- Số giờ nắng trung bình năm 1.450 giờ. Tháng 8 có số giờ nắng cao nhất 185 giờ, tháng 2 có số giờ nắng thấp nhất 55 giờ.

- Hướng gió cũng thay đổi theo mùa rõ rệt và phù hợp với sự thay đổi của hoàn lưu gió.

4.1.1.4. Mạng lưới thủy văn

Xã Huyền Tụng có sông Cầu chảy qua khoảng 2,5 km, với chiều rộng trung bình 40 m, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho phát triển sản xuất và sinh hoạt của xã. Ngoài ra còn có các hồ lớn như Khuổi Thôm, sông Công và các suối lớn như suối Khuổi Lặng, suối Khuổi Dủm.., có tác dụng điều hòa nguồn nước, bổ sung và dữ trữ rất quan trọng cho sản xuất và sinh hoạt, đặc biệt vào mùa khô khi mực nước sông Cầu xuống thấp. Tuy nhiên do điều kiện địa hình phức tạp và lượng mưa phân bố không đồng đều, hầu hết các sông, suối có độ dốc lớn nên vào mùa khô thường thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.

4.1.2. Các ngun tài nguyên

4.1.2.1. Tài nguyên đất

Xã Huyền Tụng có tổng diện tích tự nhiên 2.735,66 ha, chiếm 19,99% diện tích tự nhiên của thị xã. Bao gồm các loại đất chính sau:

- Đất phù sa sông ít bồi hàng năm (kí hiệu FLh.eu):

Được phân bố nhiều ở thôn Phiềng My, Tổng Nẻng, Vẻn Ngoài, Khuổi Pái và thôn Chí Lèn. Loại đất này nằm ở địa hình thấp, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nặng. Độ dày tầng đất lớn hơn 100 cm, hàm lượng chất dinh dưỡng từ trung bình đến khá.

- Đất phù sa ngòi suối (FLh.dy):

Là sản phẩm của quá trình xói mòn, từđồi núi trôi xuống theo dòng chảy, độ che phủ càng thấp thì độ xói mòn càng mạnh. Thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt lớn, hạt thô, địa hình bậc thang, tùy thuộc vào đá mẹ nên tính chất đất cũng khác nhau. Về thành phần hóa học, tỷ lệ mùn trong đất trung bình, đạm tổng số và đạm dễ tiêu khá, đất có phản ứng chua, tỷ lệ canxi trong dãy đất thấp, lượng sắt, nhôm di động cao.

- Đất Feralit nâu vàng và phát trên phù sa cổ (Fp):

Được phân bố rải rác ven sông suối. Tuy có diện tích không nhiều nhưng do địa hình bằng thoải, độ dốc nhỏ hơn 120, lượn sóng, nghèo dinh dưỡng, bề mặt rời rạc. Diện tích khoảng 72 ha được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.

- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá biến chất (Fj):

Có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng. Hàm lượng mùn, đạm tổng số tương đối giàu, kali, lân vào loại nghèo, đất có phản ứng chua.

- Đất Feralit mùn trên núi cao tên 700 m (FH.y):

Có diện tích 89 ha, phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau. Chủ yếu là Granit và biến chất, có địa hình hiểm trở, độ dốc lớn 35 – 650, ẩm độ cao, tầng đất mỏng, tỷ lệ mùn cao nên tầng đất có màu xám đen, tầng thảm mục dày vì có nhiều rừng che phủ. Cường độ phân giải các chất hữu cơ và Feralit kém. Thành phần cơ giới thịt nặng thích hợp cho phát triển lâm nghiệp.

- Đất Feralit vàng đỏ trên phiến thạch sét (FQs): Loại đất có tầng đất dày từ 60 – 120 cm, đất có màu vàng, chứa hạt mica óng ánh, tỷ lệ sét cao, thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng. Mùn và đạm tổng số vào loại giàu, kali, lân cả tổng số và dễ tiêu vào loại nghèo. Cation trao đổi giảm dần theo chiều sâu, đất có phản ứng chua.

4.1.2.2. Các nguồn tài nguyên khác

a. Tài nguyên nước

- Nước mặt: Chủ yếu được khai thác sử dụng từ các sông, suối, ao hồ trên địa bàn, trong đó sông Cầu nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Nguồn nước thường bị bẩn sau mỗi đợt mưa, có thể khai thác, cung cấp

cho sản xuất và sinh hoạt nhưng cần được xử lý làm sạch. Mực nước sông Cầu dao động từ 3.000 – 30.000 m3/ngày đêm tùy theo mùa.

- Nước ngầm: cho đến nay chưa có công trình nào khảo sát, nghiên cứu vấn đề này. Người dân trong xã khai thác nước ngầm chủ yếu qua hệ thống giếng khoan, giếng đào để dùng cho sinh hoạt.

b. Tài nguyên rừng.

Diện tích đất lâm nghiệp của xã là 2.201,71 ha chiếm 80,48% diện tích đất tự nhiên toàn xã. Rừng của xã Huyền Tụng nghèo , trữ lượng gỗ ít, động thực vật quy hiếm hầu như không còn. Những năm gần đây thực hiện chủ trương, chính sách nhà nước trong việc bảo vệ và phát triển rừng, xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng cho nhân dân, tổ chức giao khoán chăm sóc, bảo vệ rừng tới từng hộ gia đình từ đó nâng cao ý thức cũng như trách nhiệm của người dân trong việc chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng, làm tốt công tác phòng, chống cháy rừng, năm 2010 vận động toàn dân trồng rừng, trồng cây lâm nghiệp đạt 177,86 ha, các loại cây trên tất cả các diện tích có thể trồng được. Tăng cường công tác quản lý việc khai thác; đấu tranh, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng.

c. Tài nguyên nhân văn

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, nhân dân trong xã đã đóng góp nhiều của cải và xương máu cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang cả dân tộc và trong công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng quê hương giàu đẹp. Năm 1998, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho quân và nhân dân xã Huyền Tụng đã có nhiều công lao trong hai cuộc kháng chiến. Xã Huyền Tụng được chia thành 20 thôn với 1108 ha, có các dân tộc sinh sống: Kinh, Tày, Dao và một số dân tộc khác, dân tộc Tày chiếm 74,21% dân số của xã. Mối quan hệ giữa các dân tộc trên địa bàn có từ lâu đời và ngày càng khăng khít, những sinh hoạt văn hoá độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc vẫn được gìn giữ.

4.1.3. Đặc đim kinh tế - xã hi

4.1.3.1. Tình hình phát triển chung

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014, tình hình phát triển kinh tế của xã khá ổn định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Đối với ngành sản xuất nông nghiệp, trong những năm gần đây với sự kết hợp các chương trình khuyến nông, phần lớn các giống cây trồng, vật nuôi đều đã được chuyển đổi cơ cấu sang nuôi trồng những giống có phẩm chất tốt.

Về xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông được năng cấp và mở rộng, nhiều tuyến đường được sửa chữa và quy hoạch lại tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế, lưu thông hàng hóa dịch vụ và đi lại của người dân.

Kinh doanh – thương mại – dịch vụ là lĩnh vực thu hút nhiều vốn và có doanh thu cao, thu hút nhiều lao động.

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng có bước phát triển, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng.

4.1.3.2. Điều kiện kinh tế Bảng 4.1. Cơ cấu sản xuất các ngành kinh tế xã Huyền Tụng Đơn vị tính:Triệu đồng STT Ngành Năm 2011 Năm 2014 Giá Trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%)

1 Nông – Lâm nghiệp, Thủy sản 50.63 70 50,55 69 2 Công nghiệp - xây dựng 6.25 10 6,24 10 3 Dịch vụ - thương mại - du lịch 15.93 20 17,26 25

Tổng 72.81 100 74,05 100

Qua bảng ta thấy tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế của xã khá cao, cụ thể qua bảng số liệu như sau:

- Ngành nông lâm-nghiệp, thủy sản:

Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trong năm 2013 đạt 51.517 triệu đồng. Trong đó ngành trồng trọt mang lại giá trị cao nhất đạt 40.539 triệu đồng, ngành chăn nuôi chỉ chiếm 9.278 triệu đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, ngành nông nghiệp được dự đoán là giảm mạnh tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế bởi tình hình hạn hán kéo dài, phần lớn diện tích cây trồng vật nuôi đều bịảnh hưởng.

Cơ cấu ngành chăn nuôi dịch chuyển không đáng kể, dựa vào tình hình hiện nay cần có biện pháp nâng cao tỉ trọng ngành chăn nuôi và giảm tỉ trọng ngành trồng trọt nhằm định hướng theo chiến lược phát triển kinh tế của cả nước.

- Ngành công nghiệp – Xây dựng:

Năm 2011 giá trị tổng sản lượng ngành đạt 8.930 triệu đồng, chiếm 10 % giá trị cơ cấu. Tuy nhiên doanh thu chủ yếu của ngành tập chung ở ngành tiểu thủ công nghiệp là chính với các cơ sở sản xuất nhỏ, các xưởng cơ khí chuyên chế tạo những vật dụng phục vụ ngành nông nghiệp.

- Dịch vụ - Thương mại – Du lịch:

Trong năm 2014 giá trị sản xuất ngành đạt 21.847 triệu đồng, chiếm 20% giá trị cơ cấu ngành.

4.1.3.3. Đánh giá chung tình hình sản xuất của các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

- Trồng trọt:

Tổng sản lượng lương thực có hạt đến cuối năm 2011 là 1.226 tấn tăng 288,03 tấn so với năm 2006. Trong đó:

+ Diện tích lúa mùa là 123,00 ha, đạt 541,2 tấn. + Diện tích lúa xuân là 108,00 ha, đạt 507,6 tấn. + Diện tích ngô là 55,6 ha, đạt 166,8 tấn.

+ Diện tích khoai lang là 4,59 ha, đạt 18 tấn. + Diện tích các loại rau màu khác là 15ha. - Chăn nuôi:

Chăn nuôi tiếp tục phát triển, theo số liệu điều tra đến năm 2011, toàn xã có 676 con trâu, 73 con bò, 2017 con lợn, 165 con dê, tổng đàn gia cầm 13.357 con. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của xã là 9,23 ha sản lượng năm 2010 đạt 18,46 tấn.

- Lâm nghiệp:

Diện tích đất lâm nghiệp của xã là 2.201,71 ha chiếm 80,84% diện tích đất tự nhiên toàn xã, tăng 85,85 ha so với năm 2.000 (2115,86 ha). Bên cạnh việc khoanh nuôi, bảo vệ rừng, người dân còn tập trung chăm sóc và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng. Trong những năm gần đây, rừng đã chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế xã và việc nâng cao thu nhập của người dân cũng như góp phần bảo vệ môi trường.

b. Khu vực kinh tế công nghệp, xây dựng

Các ngành tiểu thủ công nghiệp còn phát triển chậm. Ngành nghề truyền thống tồn tại nhỏ lẻ ở một số hộ gia đình phục vụ nội tiêu, chưa thành sản phẩm hàng hóa. Dưới sự chỉ đạo của chính quyền các cấp các hoạt động công nghiệp – xây dựng từng bước thích ứng với cơ chế mới, tuy nhiên còn ít về số lượng, nhỏ về quy mô, sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

c. Khu vực kinh tế dịch vụ - thương mại

Trong những năm qua có sự thay đổi theo xu hướng nền kinh tế thị trường đã thu hút các hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động với các loại hình như: vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng, xăng dầu, thu mua hàng nông sản, hàng tiêu dùng… đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân trong xã.

4.1.4. Thc trng phát trin các lĩnh vc kinh tế - xã hi

4.1.4.1. Dân số

Bảng 4.2. Hiện trạng dân số xã Huyền Tụng năm 2011

STT Tên thôn, xóm, tổ dân phố Số khẩu (người) Số hộ (hộ) Số lao động (Người) 1 Thôn Khuổi Lặng 246 54 120 2 Thông Nà Pài 210 62 152

3 Thôn Giao Lâm 264 65 182

4 Thôn Lâm Trường 238 66 163

5 Thôn Khuổi Dủm 271 64 153

6 Thôn Xây Dựng 134 44 86

7 Thôn Pá Danh 270 65 142

8 Thôn Nà Pèn 302 73 163

9 Thôn Khuổi Thuổm 406 119 253

10 Thôn Khuổi Mật 155 39 92 11 Thôn Bản Cạu 224 56 120 12 Thôn Nà Pam 116 29 65 13 Thôn Chí Lèn 287 69 159 14 Thôn Khuổi Hẻo 179 45 102 15 Thôn Phiêng My 80 16 60

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã huyền tụng, thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn giai đoạn 2011 2014 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)