Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã huyền tụng, thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn giai đoạn 2011 2014 (Trang 27 - 28)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyền Tụng là miền núi cách trung tâm thị xã 2km, có đường quốc lộ 3 chạy qua. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để xã Huyền Tụng xây dựng cơ sở hạ tầng và giao lưu phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa giữa các xã phường và các vùng lân cận. Có tọa độ địa lý từ 22007’57” đến 22012’44” vĩ độ Bắc và 105048’25” đến 105053’22” kinh độĐông.

- Phía Bắc, Tây Bắc và Đông giáp huyện Bạch Thông. - Phía Tây giáp xã Dương Quang.

- Phía Nam giáp phường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Đức Xuân và xã Xuất Hóa.[16].

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Xã Huyền Tụng có địa hình đa dạng, phức tạp thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ cao trung bình 150 – 300 m so với mực nước biển. Địa hình của xã có các dạng chính như sau:

- Địa hình đồi núi: Có độ cao trung bình từ 200 – 400 m so với mực nước biển, địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh, giao thông đi lại khó khăn.

- Địa hình thung lũng: Phân bố dọc theo sông Cầu và các suối nhỏ, địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 100 -150 m so với mực nước biển, tạo nên những cánh đồng bậc thang.

4.1.1.3. Khí hậu

Huyền Tụng mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng núi phía Bắc, được phân thành hai mùa rõ rệt mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình năm 220C, nhiệt độ trung bình cao nhất 280C, nhiệt độ trung bình thấp nhất 100C.

- Lượng mưa bình quân năm khoảng 1.500 mm, tập trung vào các tháng 5,6,7,8 và tháng 9.

- Độẩm không khí trung bình năm 84%, thấp nhất 79% vào tháng 11, 12 và tháng 1; cao nhất vào tháng 6 với 87%.

- Số giờ nắng trung bình năm 1.450 giờ. Tháng 8 có số giờ nắng cao nhất 185 giờ, tháng 2 có số giờ nắng thấp nhất 55 giờ.

- Hướng gió cũng thay đổi theo mùa rõ rệt và phù hợp với sự thay đổi của hoàn lưu gió.

4.1.1.4. Mạng lưới thủy văn

Xã Huyền Tụng có sông Cầu chảy qua khoảng 2,5 km, với chiều rộng trung bình 40 m, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho phát triển sản xuất và sinh hoạt của xã. Ngoài ra còn có các hồ lớn như Khuổi Thôm, sông Công và các suối lớn như suối Khuổi Lặng, suối Khuổi Dủm.., có tác dụng điều hòa nguồn nước, bổ sung và dữ trữ rất quan trọng cho sản xuất và sinh hoạt, đặc biệt vào mùa khô khi mực nước sông Cầu xuống thấp. Tuy nhiên do điều kiện địa hình phức tạp và lượng mưa phân bố không đồng đều, hầu hết các sông, suối có độ dốc lớn nên vào mùa khô thường thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã huyền tụng, thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn giai đoạn 2011 2014 (Trang 27 - 28)