Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã huyền tụng, thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn giai đoạn 2011 2014 (Trang 28 - 31)

4.1.2.1. Tài nguyên đất

Xã Huyền Tụng có tổng diện tích tự nhiên 2.735,66 ha, chiếm 19,99% diện tích tự nhiên của thị xã. Bao gồm các loại đất chính sau:

- Đất phù sa sông ít bồi hàng năm (kí hiệu FLh.eu):

Được phân bố nhiều ở thôn Phiềng My, Tổng Nẻng, Vẻn Ngoài, Khuổi Pái và thôn Chí Lèn. Loại đất này nằm ở địa hình thấp, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nặng. Độ dày tầng đất lớn hơn 100 cm, hàm lượng chất dinh dưỡng từ trung bình đến khá.

- Đất phù sa ngòi suối (FLh.dy):

Là sản phẩm của quá trình xói mòn, từđồi núi trôi xuống theo dòng chảy, độ che phủ càng thấp thì độ xói mòn càng mạnh. Thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt lớn, hạt thô, địa hình bậc thang, tùy thuộc vào đá mẹ nên tính chất đất cũng khác nhau. Về thành phần hóa học, tỷ lệ mùn trong đất trung bình, đạm tổng số và đạm dễ tiêu khá, đất có phản ứng chua, tỷ lệ canxi trong dãy đất thấp, lượng sắt, nhôm di động cao.

- Đất Feralit nâu vàng và phát trên phù sa cổ (Fp):

Được phân bố rải rác ven sông suối. Tuy có diện tích không nhiều nhưng do địa hình bằng thoải, độ dốc nhỏ hơn 120, lượn sóng, nghèo dinh dưỡng, bề mặt rời rạc. Diện tích khoảng 72 ha được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.

- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá biến chất (Fj):

Có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng. Hàm lượng mùn, đạm tổng số tương đối giàu, kali, lân vào loại nghèo, đất có phản ứng chua.

- Đất Feralit mùn trên núi cao tên 700 m (FH.y):

Có diện tích 89 ha, phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau. Chủ yếu là Granit và biến chất, có địa hình hiểm trở, độ dốc lớn 35 – 650, ẩm độ cao, tầng đất mỏng, tỷ lệ mùn cao nên tầng đất có màu xám đen, tầng thảm mục dày vì có nhiều rừng che phủ. Cường độ phân giải các chất hữu cơ và Feralit kém. Thành phần cơ giới thịt nặng thích hợp cho phát triển lâm nghiệp.

- Đất Feralit vàng đỏ trên phiến thạch sét (FQs): Loại đất có tầng đất dày từ 60 – 120 cm, đất có màu vàng, chứa hạt mica óng ánh, tỷ lệ sét cao, thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng. Mùn và đạm tổng số vào loại giàu, kali, lân cả tổng số và dễ tiêu vào loại nghèo. Cation trao đổi giảm dần theo chiều sâu, đất có phản ứng chua.

4.1.2.2. Các nguồn tài nguyên khác

a. Tài nguyên nước

- Nước mặt: Chủ yếu được khai thác sử dụng từ các sông, suối, ao hồ trên địa bàn, trong đó sông Cầu nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Nguồn nước thường bị bẩn sau mỗi đợt mưa, có thể khai thác, cung cấp

cho sản xuất và sinh hoạt nhưng cần được xử lý làm sạch. Mực nước sông Cầu dao động từ 3.000 – 30.000 m3/ngày đêm tùy theo mùa.

- Nước ngầm: cho đến nay chưa có công trình nào khảo sát, nghiên cứu vấn đề này. Người dân trong xã khai thác nước ngầm chủ yếu qua hệ thống giếng khoan, giếng đào để dùng cho sinh hoạt.

b. Tài nguyên rừng.

Diện tích đất lâm nghiệp của xã là 2.201,71 ha chiếm 80,48% diện tích đất tự nhiên toàn xã. Rừng của xã Huyền Tụng nghèo , trữ lượng gỗ ít, động thực vật quy hiếm hầu như không còn. Những năm gần đây thực hiện chủ trương, chính sách nhà nước trong việc bảo vệ và phát triển rừng, xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng cho nhân dân, tổ chức giao khoán chăm sóc, bảo vệ rừng tới từng hộ gia đình từ đó nâng cao ý thức cũng như trách nhiệm của người dân trong việc chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng, làm tốt công tác phòng, chống cháy rừng, năm 2010 vận động toàn dân trồng rừng, trồng cây lâm nghiệp đạt 177,86 ha, các loại cây trên tất cả các diện tích có thể trồng được. Tăng cường công tác quản lý việc khai thác; đấu tranh, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng.

c. Tài nguyên nhân văn

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, nhân dân trong xã đã đóng góp nhiều của cải và xương máu cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang cả dân tộc và trong công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng quê hương giàu đẹp. Năm 1998, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho quân và nhân dân xã Huyền Tụng đã có nhiều công lao trong hai cuộc kháng chiến. Xã Huyền Tụng được chia thành 20 thôn với 1108 ha, có các dân tộc sinh sống: Kinh, Tày, Dao và một số dân tộc khác, dân tộc Tày chiếm 74,21% dân số của xã. Mối quan hệ giữa các dân tộc trên địa bàn có từ lâu đời và ngày càng khăng khít, những sinh hoạt văn hoá độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc vẫn được gìn giữ.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã huyền tụng, thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn giai đoạn 2011 2014 (Trang 28 - 31)